giahamdzui
07-02-2020, 12:21 PM
Người thắng án trong vụ “1 người suýt nhảy lầu sau phiên tòa” từng có chức vụ lớn trong cơ quan tố tụng
“Lại một vụ định nhảy lầu sau phiên tòa”. Sau khi nghiên cứu một phần hồ sơ vụ án, có thêm mấy lời bình luận :
1- Về giấy viết tay (hay là hợp đồng không có công chứng). Tất cả các nhân vật trong vụ kiện đều mua đất bằng giấy viết tay. Những cái giấy viết tay kia không thể nói là không hợp pháp, tuy nó chưa phải là bản hợp đồng để nhà nước cấp quyền sử dụng đất, nhưng nó vẫn là một cam kết trong giao dịch để tiến tới hoàn thành các thủ tục pháp lý.
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/07/ea7e46bea41f3143aca4847388f58cc9.jpg
Bản thân vợ chồng ông Phan Hữu Quý cũng mua mảnh đất 3500 m2 của ông Huỳnh Hữu Lợi bằng giấy viết tay, do ông Lợi không bội tín nên sau đó đã chuyển quyền sử dụng đất cho vợ chồng ông Quý và vợ chồng ông Quý đã được cấp sổ đỏ. Việc vợ chồng ông Quý bán đất cho các ông Khâu Văn Sỹ, Lê Văn Dư và Lê Sỹ Thắng cũng theo một cam kết tương tự, tức là hứa khi được cấp sổ đỏ sẽ tách thửa và chuyển quyền sử dụng cho các ông này. Nhưng viện vào việc bị đơn xây nhà khi chưa có sổ đỏ nên ông Quý cho rằng mình bị xâm phạm quyền lợi nên kiện đòi đất lại, trong khi ông Quý vẫn xây nhà trên đất chưa có sổ đỏ để bán cho các ông trên. Hai ông Sỹ và Thắng chuyển nhượng hết lại cho ông Dư cũng theo cách tương tự. Xây dựng khi chưa có phép là vi phạm hành chính, không làm thay đổi quan hệ sở hữu tài sản, càng không gây thiệt hại gì cho ông Quý vì đất đã bán cho người khác lấy đủ tiền rồi .
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/07/ae6f3b4f9e5d63bb495b73409bcdddef.jpg
2- Cũng mua bán theo cùng một cách, nhưng ông Quý được đất là do ông Lợi không bội tín, còn ông Quý bội tín nên ba ông kia mất đất.
Số đất mà ông Quý bán cho 3 người cuối cùng được chuyển nhượng hết cho ông Dư, tổng cộng là 674 m2. Bản án sơ thẩm tuyên hủy hợp đồng mua bán 500 m2 đất giữa vợ chồng ông Quý và ông Sỹ, tức là giúp ông Quý bội tín lấy lại 500 m2 đất, nhưng lại chấp nhận một phần phản tố của ông Dư, tuyên ông Dư được 174 m2 đất mà mình đã mua, tức là trong 3 hợp đồng viết tay như nhau, hủy một cái diện tích lớn, còn công nhận 2 cái diện tích nhỏ. Có nghĩa rằng ông Dư mua 674 m2, được tòa hỗ trợ cho ông Quý lật lọng nên chỉ còn 174 m2. Và tại phiên tòa phúc thẩm, với việc tuyên hủy toàn bộ các hợp đồng giao dịch, gia đình ông Dư không còn một mét đất nào. Người nhảy lầu được mọi người ngăn cản chính là vợ của ông Dư, chắc do thấy gia đình mình bị đẩy đến đường cùng.
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/07/0a9991ed98def7b371d0d68179385685.jpg
Nghe nói ông nguyên đơn là người rất có thế lực ở địa phương, từng có chức vụ trong cơ quan tố tụng, nên rất am hiểu luật pháp. Bởi vậy đất bán rồi, khi giá đất tăng đã bội tín lấy lại không thiếu mét nào.
Còn nhớ vào năm ngoái, có nghi vấn ông Dư bị cán bộ viện kiểm sát dùng súng giải quyết mâu thuẫn (xem hình). Không biết có liên quan gì đến gia đình của nguyên đơn hay không, ai quan tâm tìm hiểu đi nhé.
Theo FB Hoàng Hải Vân
“Lại một vụ định nhảy lầu sau phiên tòa”. Sau khi nghiên cứu một phần hồ sơ vụ án, có thêm mấy lời bình luận :
1- Về giấy viết tay (hay là hợp đồng không có công chứng). Tất cả các nhân vật trong vụ kiện đều mua đất bằng giấy viết tay. Những cái giấy viết tay kia không thể nói là không hợp pháp, tuy nó chưa phải là bản hợp đồng để nhà nước cấp quyền sử dụng đất, nhưng nó vẫn là một cam kết trong giao dịch để tiến tới hoàn thành các thủ tục pháp lý.
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/07/ea7e46bea41f3143aca4847388f58cc9.jpg
Bản thân vợ chồng ông Phan Hữu Quý cũng mua mảnh đất 3500 m2 của ông Huỳnh Hữu Lợi bằng giấy viết tay, do ông Lợi không bội tín nên sau đó đã chuyển quyền sử dụng đất cho vợ chồng ông Quý và vợ chồng ông Quý đã được cấp sổ đỏ. Việc vợ chồng ông Quý bán đất cho các ông Khâu Văn Sỹ, Lê Văn Dư và Lê Sỹ Thắng cũng theo một cam kết tương tự, tức là hứa khi được cấp sổ đỏ sẽ tách thửa và chuyển quyền sử dụng cho các ông này. Nhưng viện vào việc bị đơn xây nhà khi chưa có sổ đỏ nên ông Quý cho rằng mình bị xâm phạm quyền lợi nên kiện đòi đất lại, trong khi ông Quý vẫn xây nhà trên đất chưa có sổ đỏ để bán cho các ông trên. Hai ông Sỹ và Thắng chuyển nhượng hết lại cho ông Dư cũng theo cách tương tự. Xây dựng khi chưa có phép là vi phạm hành chính, không làm thay đổi quan hệ sở hữu tài sản, càng không gây thiệt hại gì cho ông Quý vì đất đã bán cho người khác lấy đủ tiền rồi .
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/07/ae6f3b4f9e5d63bb495b73409bcdddef.jpg
2- Cũng mua bán theo cùng một cách, nhưng ông Quý được đất là do ông Lợi không bội tín, còn ông Quý bội tín nên ba ông kia mất đất.
Số đất mà ông Quý bán cho 3 người cuối cùng được chuyển nhượng hết cho ông Dư, tổng cộng là 674 m2. Bản án sơ thẩm tuyên hủy hợp đồng mua bán 500 m2 đất giữa vợ chồng ông Quý và ông Sỹ, tức là giúp ông Quý bội tín lấy lại 500 m2 đất, nhưng lại chấp nhận một phần phản tố của ông Dư, tuyên ông Dư được 174 m2 đất mà mình đã mua, tức là trong 3 hợp đồng viết tay như nhau, hủy một cái diện tích lớn, còn công nhận 2 cái diện tích nhỏ. Có nghĩa rằng ông Dư mua 674 m2, được tòa hỗ trợ cho ông Quý lật lọng nên chỉ còn 174 m2. Và tại phiên tòa phúc thẩm, với việc tuyên hủy toàn bộ các hợp đồng giao dịch, gia đình ông Dư không còn một mét đất nào. Người nhảy lầu được mọi người ngăn cản chính là vợ của ông Dư, chắc do thấy gia đình mình bị đẩy đến đường cùng.
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/07/0a9991ed98def7b371d0d68179385685.jpg
Nghe nói ông nguyên đơn là người rất có thế lực ở địa phương, từng có chức vụ trong cơ quan tố tụng, nên rất am hiểu luật pháp. Bởi vậy đất bán rồi, khi giá đất tăng đã bội tín lấy lại không thiếu mét nào.
Còn nhớ vào năm ngoái, có nghi vấn ông Dư bị cán bộ viện kiểm sát dùng súng giải quyết mâu thuẫn (xem hình). Không biết có liên quan gì đến gia đình của nguyên đơn hay không, ai quan tâm tìm hiểu đi nhé.
Theo FB Hoàng Hải Vân