PDA

View Full Version : Chân dung nguyên phó trưởng phòng của VKS Nhân dân TP.HCM – người đứng sau vụ kiện khiến dân



duyanh
07-03-2020, 11:40 AM
Chân dung nguyên phó trưởng phòng của VKS Nhân dân TP.HCM – người đứng sau vụ kiện khiến dân định nhảy lầu tự vẫn


Đó là ông Phan Quý, nguyên phó trưởng phòng của Viện Kiểm sát Nhân dân TPHCM, có con gái là thẩm phán TAND Gò Vấp (nơi xét xử sơ thẩm vụ án), con trai là kiểm sát viên VKS TPHCM.


https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/07/52280ff93364c2152ee07d88596582b3.jpg

Theo hồ sơ, ông Phan Quý mua đất giấy tay khoảng 3.500m2 từ năm 1999, đến năm 2009 thì bán một ít cho ông Lê Văn Dư (chồng người phụ nữ định nhảy lầu). Khi hợp đồng có hiệu lực, một bên nhận tiền đã giao đất, bên mua đã xây nhà, đăng ký cư trú trên đất. Những tưởng mọi chuyện sẽ kết thúc, ai ở nhà nấy nhưng nào ngờ. Sau đó đất tăng giá, nên năm 2017 chính ông Quý đâm đơn kiện đòi hủy hợp đồng đòi lại đất. Được biết, khu đất đó trước đây thuộc diện quy hoạch, giá cả giao dịch giấy tay rất rẻ, giờ nhà nước xoá quy hoạch 1, 2 năm lại đây, giá tăng vùn vụt…

Khi mọi chuyện được mang ra công đường giải quyết, thì Toà tuyên buộc vợ chồng ông Dư trả đất, còn ông Quý trả lại tiền. Chính thửa đất này ông Quý từng bán một phần cho thẩm phán H.B, một phần cho luật sư H.N… nhưng sau đó lật lọng đòi lại đất. Hai nạn nhân dù uất ức nhưng cũng đành bỏ qua vì không muốn đôi co.

“Chồng tôi ngày xưa cũng đã đi ở đợ cho nhà ông Quý mà, sao lại đối xử như vậy. Tôi cám ơn cậu nhà báo đã ngăn tôi tự tử, nhưng giá mà tôi chết thì tốt hơn”, người phụ nữ định nhảy lầu tự tử tại TAND TP.HCM hôm qua nói với báo chí.

https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/07/0298a48b671c64ab285e36de06685cba.jpg

Vấn đề gây bức xúc là thế lực nào khiến 2 cấp tòa tuyên xử ông Quý thắng kiện, khi còn quá nhiều vấn đề tranh cãi?!

1. Nói về cái sai đầu tiên của tòa án: Tòa thụ lý vụ án năm 6/2017 nhưng 7/2019 mới ra quyết định xét xử sơ thẩm (hơn 2 năm) – vi phạm thời hạn, cái mà ngành tòa án luôn có con số án đúng hạn rất “đẹp”!

2. Về tố tụng: Hợp đồng mua bán năm 2002 và 2009, nhưng đến 2017 mới khởi kiện là hết thời hiệu (vì thời hiệu tranh chấp hợp đồng là 2 năm).

3. Về nội dung bản án: Lý do tòa tuyên hợp đồng vô hiệu là do vi phạm về hình thức (không công chứng, chứng thực), đất nông nghiệp dưới hạn mức không được chuyển nhượng. Trong khi các vấn đề này luật quy định rõ:

– Hình thức hợp đồng được quy định tại Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015 “Giao dịch được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực” (luật cũ thì cho các bên thời gian để xác lập lại đúng hình thức). Như vậy, ở giao dịch này, các nên đã hoàn thành 100% nghĩa vụ thanh toán, nhận đất xong. Có nghĩa là hợp đồng này phải được tòa công nhận.

– Còn việc sang nhượng dưới hạn mức đất nông nghiệp thì không vi phạm điều cấm của pháp luật, vì nếu dưới hạn mức tách thửa, các bên có thể đứng tên chung đồng sở hữu trong một sổ đỏ.

Đó là lý do khi tòa tuyên hủy hợp đồng, khiến dư luận phẫn nộ, đương sự bức xúc định nhảy lầu tự vận.

Do vậy, bản án này cần được xem xét giám đốc thẩm lại. Nếu sai, phải xử nghiêm người xét xử để trả lại công bằng cho các bên, xác lập lại niềm tin cho công chúng!

Nhà báo Han Ni Dang Thi/báo sạch