PDA

View Full Version : Số phận 6.000m2 đất vàng khiến cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng “thân bại danh liệt”: Rơi vào tay tập đoàn



duyanh
07-20-2020, 12:58 PM
Số phận 6.000m2 đất vàng khiến cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng “thân bại danh liệt”: Rơi vào tay tập đoàn BĐS Hoa kiều bí ẩn nhất Việt Nam




Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra và đề nghị truy tố các bị can liên quan đến sai phạm quyền sử dụng khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng, “miếng đất” góp phần khiến cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng “thân bại danh liệt”. Được biết, doanh nghiệp đứng tên quyền sử dụng khu đất sai phạm là một pháp nhân thuộc hệ sinh thái của tập đoàn BĐS Hoa kiều bí ẩn nhất Việt Nam, công khai tuyên bố phục vụ cho kế hoạch Vành đai và Con đường của Tập Cận Bình. Đáng chú ý, từ mảnh đất có giá trị 2.000 tỷ đồng với vị trí đắc địa 4 mặt tiền, diện tích 6.000m2 lại bị doanh nghiệp yếu tố Trung Quốc thâu tóm với giá chỉ ….55 tỷ đồng.


https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/07/dd59cacfdc2a7d49fe322b79887af01c.jpg
Nói về lịch sử khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng, trước đây được UBND TP.HCM giao cho Tổng công ty cổ phần Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) mà không tổ chức đấu thầu hồi năm 2008. Khi đó khu đất dự kiến xây dựng dự án tổ hợp căn hộ, thương mại, văn phòng có tên Sài Gòn Mê Linh Tower, với tổng mức đầu tư là hơn 2.423 tỷ đồng.
Để thực hiện dự án này, Sabeco lập ra Công ty Cổ phần Đầu tư Sabeco Pearl có vốn điều lệ 566,7 tỷ đồng với 4 cổ đông sáng lập ban đầu bao gồm: Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Hà An sở hữu 25,5%, Công ty Cổ phần Đầu tư Mê Linh sở hữu 25,5%, Sabeco sở hữu 26% và Công ty Cổ phần Attland sở hữu 23%.
Vào tháng 6/2016, Sabeco đã thoái vốn theo hình thức đấu giá bán toàn bộ số cổ phần đang nắm giữ (26% vốn điều lệ) cho các cổ đông sáng lập khác. Đơn vị trúng đấu giá đã mua toàn bộ cổ phần là Công ty Cổ phần Attland (thành viên sáng lập).
Tiếp đó, tháng 10/2016, Công ty Cổ phần Đầu tư Sabeco Pearl bất ngờ đổi tên thành CTCP Đầu tư Quảng trường Mê Linh đồng thời ông Nguyễn Như Pho lên làm Chủ tịch HĐQT thay cho ông Bùi Cao Nhật Quân. Tuy nhiên, chỉ 1 tháng sau đó (tháng 11/2016), ông Nguyễn Như Pho lại bị thay bởi ông Ngô Văn An. Theo giấy phép đăng ký kinh doanh mới thì ông Ngô Văn An sinh năm 1977 người dân tộc Hoa. Quá trình thâu tóm đất vàng công sản của Vạn Thịnh Phát với giá rẻ mạt đến đây xem như hoàn tất. Bởi lẽ đồng thời với việc thay thế Chủ tịch HĐQT là việc các cổ đông sáng lập ra CTCP Đầu tư Sài Gòn Pearl là CTCP Attland, CTCP Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Hà An và CTCP Đầu tư Mê Linh thoái sạch vốn tại đây.


https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/07/4fb3068aeace88f27f4411b8ee4e4d43.png

Theo thông tin, ông Ngô Văn An sinh năm 1977, là nhân vật khá bí ẩn trên thị trường địa ốc. Không chỉ là chủ tịch HĐQT của Công ty CP Đầu tư Quảng trường Mê Linh, mà ông An còn liên quan và là người đại diện pháp luật hoặc chủ tịch HĐQT của nhiều công ty nghìn tỷ khác liên quan hệ thống tập đoàn Vạn Thịnh Phát, như: Công ty Cổ phần Đầu tư Mê Linh Square; Công ty Cổ phần đầu tư Trade Wind; Công ty Cổ phần Đầu tư Golden Hill; Công ty TNHH quản lý tài sản & BĐS Alpha King; Công ty cổ phần quản lý phát triển dự án Đông Sài Gòn…

Có một điều đáng lưu ý là, theo báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán 2015 của Sabeco, trong 147 tỷ đồng vốn góp của Sabeco vào Sabeco Pearl trước đó, chỉ có 92 tỷ đồng là tiền mặt. Phần vốn góp còn lại là quyền sử dụng hơn 6.000m2 đất ở 2-4-6 Hai Bà Trưng. Như vậy, có thể hiểu phần vốn góp còn lại 55 tỷ đồng chính là quyền sử dụng 6.000m2 đất vàng 2-4-6 Hai Bà Trưng. Một con số rẻ mạt so với giá trị thực thời điểm đó là khoảng 2.000 tỷ đồng. Tại sao đất công thổ nhà nước lại được định giá thấp hơn vài chục lần so với giá trị gốc, để rồi rơi vào tay một tập đoàn Hoa kiều chuyên thâu tóm BĐS ngon ơ như thế? Có sự móc nối nào giữa cựu lãnh đạo sai phạm và doanh nghiệp này hay không trong bối cảnh VN nổi tiếng với “đặc sản” phong bì, lót tay lên đến 50% để ký duyệt dự án?

Nói về Vạn Thịnh Phát, đây không chỉ là tập đoàn BĐS bí ẩn nhất Việt Nam với hàng loạt pháp nhân công ty con quy mô từ vài nghìn đến vài chục nghìn tỷ, nguồn tiền không rõ ràng, có khả năng huy động vốn mỗi lần lên đến hàng trăm nghìn tỷ để vung tay thâu tóm đất vàng ở Sài Gòn và các khu vực lân cận, rồi bỏ hoang cho cỏ mọc um tùm, đắp chiếu để đó hay chỉ hoạt động 1,2 tầng thấp với mục đích trung tâm thương mại, còn lại hàng chục căn hộ ở tầng cao không đưa vào sử dụng từ năm này sang năm khác. Không rõ mục đích gì mà Vạn Thịnh Phát chỉ vung tiền ra thâu tóm các dự án mà không triển khai xây dựng, không rao bán, không quảng cáo, không đầu tư thế nhưng bà Lan dường như vẫn có một nguồn tiền KHÔNG ĐÁY sẵn sàng bơm cho bà để “nuốt” hết miếng đất này tới miếng đất khác, chưa kể còn tiền đút lót, đi đêm không xuể.


https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/07/6ab4045e2f76df2d8a0caa9ea0ee7b2c.jpg
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/07/9fcb79a47e55e03333812fdb5e646689.jpg
Nhờ cuộc hôn nhân với doanh nhân BĐS Hồng Kong, em họ cựu tướng công an Trung Quốc Chu Vĩnh Khang – Eric Chu Nap Kee, đời bà Lan bắt đầu “phất lên như diều gặp gió”. Mặc dù khá kín tiếng trước truyền thông, tuy nhiên, giới đại gia thừa biết bà Lan là người sở hữu nhiều đất vàng nhất Sài Thành, chiếm khoảng 50% diện tích với những vị trí đắt đỏ nhất, thậm chí đất công sản vẫn đang tiếp tục rơi vào tay gia tộc họ Trương dưới nhiều pháp nhân khác nhau, mà chắc chắn khó có thể tra ra hết được dây mơ rễ má.

Một số pháp nhân lớn hiện đang được bà Trương Mỹ Lan đang nắm giữ :

• CTCP Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát (VTP Investment Group) có vốn điều lệ 12.800 tỷ đồng
• CTCP Tập Đoàn Sài Gòn Peninsula vốn điều lệ 18.000 tỷ đồng
• CTCP Tập đoàn Phát triển Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (VIPD Group) vốn điều lệ 12.000 tỷ đồng.
• CTCP Phát triển Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (VIPD) vốn điều lệ 11.000 tỷ đồng.
• CTCP Đầu tư An Đông vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng
Vụ khởi tố liên quan đến sai phạm đất công sản tại TP HCM, đặc biệt là khu đất vàng 6.000m2 ở địa chỉ 2-4-6 Hai Bà Trưng ta lại thấy thấp thoáng bóng dáng của Vạn Thịnh Phát của bà chủ Hoa Kiều Trương Mỹ Lan. Còn nhớ năm 2014, tội phạm Dương Chí Dũng từng khai đã nhận của bà Trương 20 tỉ để lót tay cho việc chuyển đổi công năng Cảng Sài Gòn.


https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/07/9239fa2fa3448eadde97074a27a60237.jpg
Không rõ lời khai đó đúng sai như thế nào, chỉ biết sau vụ đó thì cả gia đình họ Trương đồng loạt xin thôi quốc tịch Việt Nam, thời điểm đó trùng khớp với thời điểm Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan hạ đặt trái phép ở Việt Nam. Tuy nhiên, sau 75 ngày hạ đặt trái phép bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc phải chấm dứt hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của mình và rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam. Khi đó, bà Lan lại quyết định rút hồ sơ xin thôi quốc tịch VN vào tháng 6/2015.

Trương Mỹ Lan trong một chuyến sang Trung Quốc đã khẳng định sự trung thành và tự hào khi được là một phần trong chiến lược Vành đai Con đường của Bắc Kinh nhằm thao túng kinh tế – chính trị, dùng tiền để đưa các nước nghèo vào bẫy nợ rồi chiếm đoạt chủ quyền đất nước. Mục đích Vành đai Con đường của Trung Quốc là gì chắc hẳn ai cũng biết. Vậy thì vợ chồng gốc Tàu Trương – Chu này kháC nào là những con cờ chính trị của Trung Quốc, tay sai của Tập Cận Bình khuynh đảo đất nước Việt Nam? Từ một nguồn tin khả tín tiết lộ, sở dĩ Vạn Thịnh Phát không bị sờ gáy vì được Bắc Kinh bảo hộ, dùng chính an ninh kinh tế và biển Đông để ra sức bảo hộ cho tập đoàn tay sai này bành trướng tại Việt Nam. Chưa rõ thực hư thông tin ra sao, nhưng để giải thích được chiến lược kinh doanh và thâu tóm BĐS dàn trải của Vạn Thịnh Phát, có lẽ không thể sử dụng những kiến thức chuyên môn thuần về kinh tế, bởi lẽ chẳng ai kinh doanh mà chôn vốn, không cần tiền như gia tộc họ Trương.
Vậy thì với những sai phạm tày trời của cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng và bộ sậu khi bán rẻ 6.000m2 đất công sản Sài Thành với giá chỉ 55 tỷ đồng, phải chăng chúng ta cần thu hồi lập tức và đưa tập đoàn này ra ánh sáng, ít nhất là những vụ lót tay, phong bì cấu kết với quan chức tham nhũng để thâu tóm tài sản đất nước?

Lan Anh