PDA

View Full Version : VietJet túng quẩn đến mức trấn lột và bán cả thông tin cá nhân của khách đi bay?



duyanh
07-22-2020, 12:48 PM
VietJet túng quẩn đến mức trấn lột và bán cả thông tin cá nhân của khách đi bay?



Trong cơn đại dịch, Bamboo thì nợ nần chồng chất, VN Air lines ngửa tay xin hỗ trợ 12.000 tỷ, riêng VietJet lại khá hơn không những không xin xỏ mà còn tranh thủ mở rộng thị trường. Điều này khiến cho nhiều người càng vững tin tư nhân hóa là xu hướng tất yếu. Thế nhưng sau cơn đại dịch, VietJet lại bọc lộ khuyết điểm chết người, trấn lột khách hàng thậm chí bán thông tin cá nhân của khách, phải chăng VietJet đang túng quẩn nên hóa liều như thế?

Cũng như VN Air lines, Vietjet cũng có mặt trong những chuyến bay không tải một chiều đưa người dân Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… về nước. Để vận hành các chuyến bay này, Vietjet đã phải bù lỗ con số lên tới vài trăm tỷ đồng. Khi lệnh dừng các chuyến bay quốc tế thực thi, khỏi phải nói các hãng hàng không khóc không thành tiếng. Thế nhưng, bất chấp khó khăn, Vietjet vẫn mở rộng thị trường tại Ấn Độ 1,2 tỉ dân. Điều này khiến cho VN Air lines bị dư luận chỉ trích không thương tiếc. Những tưởng Vietjet là tấm gương sáng cho Bamboo hay VN Air lines, nhưng không sau cơn đại dịch bộ mặt của hãng hàng không giá rẻ này lại dần được bộc lộ ra bên ngoài.


https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/07/9b51c9fe7dfa4e95fe9807f54f626cc7.jpg

Thủ đoạn móc túi hành khách của Vietjet rất tinh vi. Khi khách hàng làm check in tại quầy nếu hành lý xách tay của khách cân tất cả khoảng 7kg-dưới 8kg thì nhân viên hãng hàng không này vẫn cho qua bình thường. Những tưởng Vietjet quá hào phóng không tính toán chi li nhỏ nhặt, nhưng nào ngờ.
Đến khi ra cửa lên máy bay, nhân viên Vietjet sẽ yêu cầu khách hàng cân hành lý thêm một lần nữa và điều nghiệt ngã là những người nào có hành lý quá 7kg sẽ bị vặt lông. Nếu ai có hành lý quá số kg quy định thì bị nhân viên Vietjet bắt đóng 950.000 đồng hoặc 45 USD để qua cửa hoặc bỏ lại hành lý. Với tình huống này, khách bay chỉ còn biết móc hầu bao chứ chẳng còn đường lui.

Là hãng hàng không, không chỉ hoạt động trong nước mà còn vươn ra thế giới nhưng Vietjet lại dùng thủ đoạn moi tiền khách hàng một cách trắng trợn. Liệu đây có phải là chính sách của hãng bay này? Nếu là chiêu trò của nhân viên vì sao nạn “mãi lộ” này không bị dẹp bỏ dù khách hàng vô số lần phản ánh. Nếu không phải là chính sách của hãng bay, sao Vietjet không làm nghiêm khâu này tại quầy check in, mà lại đợi đến tận của lên máy bay mới làm căng? Nếu không phải là chính sách của hãng bay cố tình làm tiền khách thì vì sao Vietjet lại không đầu tư hẳn chiếc cân điện tử có độ chính xác cao xử lý dứt điểm ngay lần đầu, mà sử dụng chiếc cân của các tiểu thương ngoài chợ hay dùng? Vietjet – đích thị là hãng hàng không đen bẩn mà.


https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/07/d8cb6d04dc8fc37fe19229b7da0261fc.jpg

Thủ đoạn của Vietjet không chỉ có thế, hãng bay này còn cả gan bán cả thông tin cá nhân của khách hàng. Để vạch trần âm mưu này, nhóm PV vào vai người mua thông tin thì được một nhân viên tên Đức hợp tác nhanh chóng. Gói thông tin hành khách của Hãng hàng không VietJet cất – hạ cánh tại sân bay Nội Bài được Đức “chốt” 500 nghìn/ngày. Nhóm PV đề nghị được sử dụng 3 ngày để thử tính hiệu quả trước khi đầu tư lớn.

Sau hơn 1 ngày chờ đợi, đến 23h26 phút ngày 5/7, Đức nhắn tin cho nhóm PV qua Zalo. Tin nhắn đính kèm file excel: Data ngày 7/7 = 2278 sms đã xóa số đại lý, kèm theo lời phân trần: “Anh bận nên gửi muộn”. Mở file Đức gửi, chúng tôi nhìn thấy danh sách thông tin của hơn 2.000 hành khách đi trên các chuyến bay của Hãng hàng không VietJet cất – hạ cánh tại sân bay Nội Bài trong ngày 7/7/2020. Danh sách liệt kê đầy đủ số điện thoại, mã chuyến bay và giờ đón – tiễn.


https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/07/6e0068703630f50626f75f46c825fae3.jpg

Khi các phóng viên kiểm tra độ chính xác của thông tin bằng cách chọn ngẫu nhiên các số điện thoại trong danh sách và gọi điện, nhắn tin. Cụ thể, chúng tôi gọi cho các số điện thoại có đuôi 089; 515; 990; 445; 000; 954;… Kết quả, người nhận cuộc gọi đều xác nhận thông tin về lộ trình đi lại chính xác như thông tin ghi trong danh sách mà chúng tôi có được. Thậm chí, có người còn tỏ ra bực bội, khó chịu vì lịch trình đi lại được người khác nắm rõ. Qua kiểm tra, chúng tôi nhận thấy hầu hết các số điện thoại có đăng ký tài khoản mạng xã hội Zalo, từ đó có thể biết được tên người sử dụng và nhiều thông tin cá nhân khác.’

Thật không thể tin được, chỉ cần bỏ ra số tiền 500 nghìn đồng/ngày, người mua sẽ được cung cấp danh sách ghi đầy đủ thông tin mã chuyến bay, giờ cất – hạ cánh, số điện thoại của hàng nghìn hành khách của Hãng hàng không VietJet khởi hành và hạ cánh ở sân bay Nội Bài. Vì sao VietJet lại để thông tin khách hàng bị lộ lọt một cách dễ dàng như thế? Phải chăng VietJet chỉ cần tiền, khi giao dịch với khách hàng kết thúc thì không cần phải bí mật kể cả thông tin cá nhân? Làm ăn mà không giữ mối thế này, thử hỏi ai còn tin dùng VietJet nữa?

Việc để lộ thông tin cá nhân của khách hàng, VietJet phải chịu trách nhiệm như thế nào? Thiết nghĩ, Cục Hàng không Việt Nam hãy vào cuộc để chấn chỉnh tình trạng này. Nếu không thông tin của khách hàng sẽ bị VietJet bán vô tội vạ.

T.L