duyanh
08-25-2020, 12:11 PM
“Âm mưu đen” đánh bật vốn nhà nước từ 49% chỉ còn 16% của các quan chức Sài thành vừa bị triệt phá
Lợi dụng chính sách cổ phần hoá của nhà nước, Samco và Ban cổ phần hóa đã chọn Novaland làm nhà đầu tư chiến lược trái pháp luật. Để rồi từ đó, họ cấu kết với nhau hòng âm mưu đánh bật vốn nhà nước từ 49% chỉ còn lại hơn 16%. Sau đó, các “quan thần” gồm cựu Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Tín và Lê Văn Khoa đã qua mặt Thủ tướng, ký 3 quyết định điều chỉnh mục đích sử dụng đất với âm mưu độc quyền kiểm soát 64ha đất Cảng Phú Định. Rất may mắn, Thanh tra TP.HCM đã kịp ngăn chặn “âm mưu đen”, thu hồi cả 3 quyết định trên và tiến hành thanh tra việc cổ phần hóa, tăng vốn điều lệ và thực hiện dự án cảng Phú Định tại Công ty cổ phần cảng Phú Định.
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/08/84b64625bca8af3885052b37119f8653-1024x661.jpg
Năm 2001, Thủ tướng có quyết định thu hồi hơn 64ha tại phường 16 quận 8 và cho Cảng sông TP.HCM thuê để xây cảng Phú Định nhằm phục vụ cho đầu mối giao thông vận tải nội địa giữa TP.HCM với các tỉnh miền Trung và miền Tây Nam Bộ.
Cảng Phú Định (trực thuộc tổng Công ty cơ khí GTVT Sài Gòn, gọi tắt là Samco) có tên đây đủ là Công ty TNHH MTV Cảng sông thành phố (gọi tắt là Cảng Phú Định). Vốn dĩ Cảng Phú Định có 100% vốn nhà nước, nhưng sau tháng 2/2014 UBND TP ban hành quyết định về việc cổ phần hóa. Là tập đoàn đáp ứng đủ các tiêu chí và được nhóm lợi ích nhắm tới, Novaland khi đó đã được lãnh đạo Samco chọn là nhà đầu tư chiến lược với vốn ban đầu bỏ ra 82 tỷ đồng với tỷ lệ sở hữu 25%.
Để có thể thâu tóm 64ha đất Cảng Phú Thinh. Sau khi Cảng Phú Định được cổ phần hóa, đầu năm 2017, Samco (lúc này đang đại diện cho nhà nước nắm giữ 49% cổ phần) đã tiến hành tăng vốn điều lệ của Cảng Phú Thịnh từ 330 tỉ đồng lên 1.000 tỉ đồng. Với tiềm lực tài chính của mình, Novaland đã tăng sở hữu tỷ lệ vốn chi phối (hơn 83%). Cái trái pháp luật ở chỗ Samco đồng ý cho tăng vốn nhưng lại trình UBND TP.HCM không góp vốn, và không hiểu vì lý do gì UBND TP.HCM lại đồng ý không góp vốn. Quan trọng là ai đã khiến nhà nước tụt vốn từ 49% xuống còn hơn 16% ở Cảng Phú Thịnh? Hy vọng Thanh tra TP.HCM sẽ sớm có kết luận.
Sau khi thâu tóm, nhiệm vụ tiếp theo là phải biến đất Cảng Phú Thịnh từ đất xây kho bãi – hạ tầng kỹ thuật thành đất phức hợp có chức năng ở, đất tái định cư. Khi đó, vai trò của cựu Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Tín và Lê Văn Khoa mới được hé lộ. Hai vị này đã ký ba quyết định số 6737/QĐ – UBND (năm 2015), quyết định 1201/QĐ-UBND và quyết định 3789/QĐ-UBND (năm 2016) điều chỉnh mục đích sử dụng đất của đồ án quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 khu dân cư phường 16, quận 8 tại khu vực cảng Phú Định, hòng âm mưu kiếm lời từ dự án nhà phố, biệt thự tiền tỷ.
Ngày 12-12-2017, Công ty cổ phần Cảng Phú Định có công văn, gửi UBND TP.HCM kiến nghị thủ tục công nhận chủ đầu tư dự án xây dựng khu dân cư đô thị Cảng Phú Định. Dù chưa được sự đồng ý của UBND TP.HCM, ông Trần Hòa Lan (Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cảng Phú Định) đã ký Hợp đồng với Công ty cổ phần sửa chữa tàu biển và công nghiệp Hàng hải Vũng Tàu, để thi công san lấp mặt bằng 44ha đất. Thậm chí còn đơn phương chấm dứt hợp đồng hàng loạt Công ty đang thuê kho bãi trước thời hạn 20 năm.
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/08/ca7ce67f22b4e506ae9c391ceda13a88.jpg
Suýt chút nữa, Cảng Phú Định đã bị biến thành khu đô thị biệt thự tiền tỷ
Mặc dù nhà nước chỉ còn 16% cổ phần ở Công ty cổ phần Cảng Phú Định, nhưng việc bồi thường thiệt hại cho hàng loạt Công ty để lấy lại mặt bằng, đã gây thiệt hại nặng nề cho ngân sách nhà nước. Tất cả những việc làm này đều nhằm mục đích phục vụ cho mục đích thâu tóm 64ha đất Cảng Phú Định.
Ngay sau có quyết định Thanh tra và quyết định thu hồi 3 quyết định do ông Nguyễn Hữu Tín và Lê Văn Khoa ký, UBND Quận 8, TPHCM đã ban hành Thông báo số 115 khẳng định về việc trang mạng internet giới thiệu, quảng cáo dự án Harbor City tại khu vực cảng Phú Định là bất hợp pháp.
Nếu thương vụ kể trên trót lọt, các bên gồm cựu Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Tín và Lê Văn Khoa sẽ ẵm gọn bao nhiêu tỷ USD? Ai ở UBND TP.HCM đã sơ sót hay cố tình để một doanh nghiệp nhà nước bị mất sạch vốn khiến đất công bị thâu tóm? Sẽ còn rất nhiều điều bí ẩn cần được làm sáng tỏ. Chúng ta hãy chờ xem kết luận Thanh tra của TP.HCM có lôi được tất cả các cá nhân này ra ánh sáng không nhé.
Đăng Quang
Lợi dụng chính sách cổ phần hoá của nhà nước, Samco và Ban cổ phần hóa đã chọn Novaland làm nhà đầu tư chiến lược trái pháp luật. Để rồi từ đó, họ cấu kết với nhau hòng âm mưu đánh bật vốn nhà nước từ 49% chỉ còn lại hơn 16%. Sau đó, các “quan thần” gồm cựu Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Tín và Lê Văn Khoa đã qua mặt Thủ tướng, ký 3 quyết định điều chỉnh mục đích sử dụng đất với âm mưu độc quyền kiểm soát 64ha đất Cảng Phú Định. Rất may mắn, Thanh tra TP.HCM đã kịp ngăn chặn “âm mưu đen”, thu hồi cả 3 quyết định trên và tiến hành thanh tra việc cổ phần hóa, tăng vốn điều lệ và thực hiện dự án cảng Phú Định tại Công ty cổ phần cảng Phú Định.
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/08/84b64625bca8af3885052b37119f8653-1024x661.jpg
Năm 2001, Thủ tướng có quyết định thu hồi hơn 64ha tại phường 16 quận 8 và cho Cảng sông TP.HCM thuê để xây cảng Phú Định nhằm phục vụ cho đầu mối giao thông vận tải nội địa giữa TP.HCM với các tỉnh miền Trung và miền Tây Nam Bộ.
Cảng Phú Định (trực thuộc tổng Công ty cơ khí GTVT Sài Gòn, gọi tắt là Samco) có tên đây đủ là Công ty TNHH MTV Cảng sông thành phố (gọi tắt là Cảng Phú Định). Vốn dĩ Cảng Phú Định có 100% vốn nhà nước, nhưng sau tháng 2/2014 UBND TP ban hành quyết định về việc cổ phần hóa. Là tập đoàn đáp ứng đủ các tiêu chí và được nhóm lợi ích nhắm tới, Novaland khi đó đã được lãnh đạo Samco chọn là nhà đầu tư chiến lược với vốn ban đầu bỏ ra 82 tỷ đồng với tỷ lệ sở hữu 25%.
Để có thể thâu tóm 64ha đất Cảng Phú Thinh. Sau khi Cảng Phú Định được cổ phần hóa, đầu năm 2017, Samco (lúc này đang đại diện cho nhà nước nắm giữ 49% cổ phần) đã tiến hành tăng vốn điều lệ của Cảng Phú Thịnh từ 330 tỉ đồng lên 1.000 tỉ đồng. Với tiềm lực tài chính của mình, Novaland đã tăng sở hữu tỷ lệ vốn chi phối (hơn 83%). Cái trái pháp luật ở chỗ Samco đồng ý cho tăng vốn nhưng lại trình UBND TP.HCM không góp vốn, và không hiểu vì lý do gì UBND TP.HCM lại đồng ý không góp vốn. Quan trọng là ai đã khiến nhà nước tụt vốn từ 49% xuống còn hơn 16% ở Cảng Phú Thịnh? Hy vọng Thanh tra TP.HCM sẽ sớm có kết luận.
Sau khi thâu tóm, nhiệm vụ tiếp theo là phải biến đất Cảng Phú Thịnh từ đất xây kho bãi – hạ tầng kỹ thuật thành đất phức hợp có chức năng ở, đất tái định cư. Khi đó, vai trò của cựu Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Tín và Lê Văn Khoa mới được hé lộ. Hai vị này đã ký ba quyết định số 6737/QĐ – UBND (năm 2015), quyết định 1201/QĐ-UBND và quyết định 3789/QĐ-UBND (năm 2016) điều chỉnh mục đích sử dụng đất của đồ án quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 khu dân cư phường 16, quận 8 tại khu vực cảng Phú Định, hòng âm mưu kiếm lời từ dự án nhà phố, biệt thự tiền tỷ.
Ngày 12-12-2017, Công ty cổ phần Cảng Phú Định có công văn, gửi UBND TP.HCM kiến nghị thủ tục công nhận chủ đầu tư dự án xây dựng khu dân cư đô thị Cảng Phú Định. Dù chưa được sự đồng ý của UBND TP.HCM, ông Trần Hòa Lan (Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cảng Phú Định) đã ký Hợp đồng với Công ty cổ phần sửa chữa tàu biển và công nghiệp Hàng hải Vũng Tàu, để thi công san lấp mặt bằng 44ha đất. Thậm chí còn đơn phương chấm dứt hợp đồng hàng loạt Công ty đang thuê kho bãi trước thời hạn 20 năm.
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/08/ca7ce67f22b4e506ae9c391ceda13a88.jpg
Suýt chút nữa, Cảng Phú Định đã bị biến thành khu đô thị biệt thự tiền tỷ
Mặc dù nhà nước chỉ còn 16% cổ phần ở Công ty cổ phần Cảng Phú Định, nhưng việc bồi thường thiệt hại cho hàng loạt Công ty để lấy lại mặt bằng, đã gây thiệt hại nặng nề cho ngân sách nhà nước. Tất cả những việc làm này đều nhằm mục đích phục vụ cho mục đích thâu tóm 64ha đất Cảng Phú Định.
Ngay sau có quyết định Thanh tra và quyết định thu hồi 3 quyết định do ông Nguyễn Hữu Tín và Lê Văn Khoa ký, UBND Quận 8, TPHCM đã ban hành Thông báo số 115 khẳng định về việc trang mạng internet giới thiệu, quảng cáo dự án Harbor City tại khu vực cảng Phú Định là bất hợp pháp.
Nếu thương vụ kể trên trót lọt, các bên gồm cựu Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Tín và Lê Văn Khoa sẽ ẵm gọn bao nhiêu tỷ USD? Ai ở UBND TP.HCM đã sơ sót hay cố tình để một doanh nghiệp nhà nước bị mất sạch vốn khiến đất công bị thâu tóm? Sẽ còn rất nhiều điều bí ẩn cần được làm sáng tỏ. Chúng ta hãy chờ xem kết luận Thanh tra của TP.HCM có lôi được tất cả các cá nhân này ra ánh sáng không nhé.
Đăng Quang