Nhập Vào

View Full Version : Ai đã tung tin tỷ phú Trần Bá Dương bỏ 3.000 tỷ mua cổ phiếu STB giữa lúc Sacombank bị đè bởi núi nợ



duyanh
09-23-2020, 02:14 PM
Ai đã tung tin tỷ phú Trần Bá Dương bỏ 3.000 tỷ mua cổ phiếu STB giữa lúc Sacombank bị đè bởi núi nợ xấu?



Cổ phiếu STB của Sacombank ngày 22/09/2020 trở thành tâm điểm thị trường với khối lượng giao dịch đột biến và tăng kịch biên độ lên 12.550 đồng/cp mà nguyên nhân đẩy giá một phần là do tin đồn thất thiệt: “Thaco của ông Trần Bá Dương sẽ mua 180 triệu cổ phiếu STB với giá 18.000 đồng/cp từ Kienlongbank – tức 3.000 tỷ”.

Tin đồn này xuất hiện từ đâu và tại sao lại nhắm vào cổ phiếu của Sacombank và có trùng hợp không khi cả Sacombank lẫn Kienlongbank đang ngập ngụa trong núi nợ xấu chưa thể giải quyết do tác động của đại dịch Covid19?


https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/09/b4b147bc522828731f1a016bfa72c073-3.jpg

Cụ thể, trong phiên giao dịch (22/9), cổ phiếu STB của ngân hàng Sacombank tăng kịch biên độ lên 12.550 đồng/cp, thanh khoản cũng tăng vọt, lên tới 45,7 triệu đơn vị. Giao dịch như vũ bão cũng như lực cầu tăng mạng đối với STB hoàn toàn là nhờ một tin đồn được lan truyền dưới dạng một ghi chú ngắn, viết bằng tiếng Anh: “Tập đoàn Thaco của tỷ phú Trần Bá Dương muốn mua lại 180 triệu cổ phiếu STB tương ứng 10% lượng cổ phiếu lưu hành của Sacombank từ KienLong Bank với giá 18.000 đồng/cổ phiếu”

Ông Nguyễn Một, Giám đốc truyền thông của Thaco đã lên tiếng phủ nhận tin đồn. Theo đó, Thaco khẳng định Thaco không có kế hoạch đầu tư cổ phiếu STB, và cũng chưa sở hữu bất kỳ cổ phiếu STB nào.


https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/09/cfcd208495d565ef66e7dff9f98764da-5.png

STB được khớp lệnh cực “khủng” trong phiên 22/9

Có một thực tế không thể phủ nhận rằng hiện nay, ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) dưới trướng của ông Dương Công Minh đang trong tình trạng ngập ngụa trong nợ xấu. Hiện nợ tồn đọng, đặc biệt là nợ xấu của ngân này đã lên tới mức 12.000 – 15.000 tỷ đồng. Và ông Dương Công Minh đang chịu áp lực rất lớn khi Đại hội đồng cổ đông thường niên yêu cầu phải gấp rút xử lý đống nợ xấu này trong năm 2020.

Kể từ khi ông Dương Công Minh được bầu vào “ghế” Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Sacombank, nhà đầu tư dần quen với các báo cáo quản trị dài “lê thê” của nhà băng này với dày đặc các nghị quyết của HĐQT về việc xử lý nợ.

Dù Sacombank đã tiến hành “thanh lý tài sản” bằng cách rao bán nhiều BĐS có giá trị lớn như quyền sử dụng đất tại Khu công nghiệp Đức Hòa III Long An (9.089 tỷ đồng), nhưng việc thanh lý quỹ đất tại Phong Phú và thu hồi nợ gốc ở Cần Đước vẫn chưa được giải quyết. Núi nợ xấu hàng chục nghìn tỷ vẫn đang thách thức tài quản trị của ông Dương Công Minh.


https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/09/cfcd208495d565ef66e7dff9f98764da-56.jpg

Tỷ lệ nợ xấu của Sacombank qua từng giai đoạn (Tỷ đồng, %).

Trong khi đó, về phía Kienlongbank, ngân hàng này hiện đang có kế hoạch bán 176,4 triệu cổ phiếu STB và khả năng sẽ hoàn tất trong năm nay. Tuy nhiên, KienLong Bank không bán giá thấp hơn 20.000 đồng/cổ phiếu dù đang cần thu hồi nợ xấu. Ở đợt rao bán thứ 2 vào đầu năm nay, Kienlongbank đã hạ giá khởi điểm chào bán cổ phiếu STB xuống còn 21.600 đồng/cổ phần, thấp hơn so với giá khởi điểm lần đầu (24.000 đồng/cổ phần).

Vậy giữa Sacombank và Kienlongbank, ngân hàng nào hưởng lợi từ việc tin đồn trên được tung ra? Rõ ràng mức giá 18.000/cp vẫn chưa thỏa mãn Kienlongbank, nhưng liệu đã thỏa mãn Sacombank chưa?

Đựợc biết việc tung tin đồn liên quan đến ý định thâu tóm của các ông lớn như Vin, Thaco, Sovico hòng tăng giá cố phiếu đã xuất hiện nhiều lần, nhưng những nhà đầu tư vẫn dễ dàng bị cuốn theo chúng. Thực chất, tin đồn Thaco mua cổ phiếu Sacombank rầm rộ từ tuần trước, nhưng không ít người dư dễ dàng mù quáng tin vào những điều vô lý như vậy.

Vì sao lại vô lý. Không nhà tỷ phú nào lại chi 3.000 tỷ mua cổ phiếu giá 18.000 trong khi trên sàn chỉ 10-11.000/cp. Thanh khoản Sacombank lớn, hàng đông hơn quân nguyên thì mua 180 triệu cổ phiếu tầm 10 phiên là xong, hết hơn 3.000 tỷ. Xét về bài toán kinh tế và logic thì không ai ném 3.000 tỷ qua cửa sổ cái vèo như thế cả. Chưa kể lô cổ phiếu của Kienlongbank là bán giải chấp để thu hồi nợ xấu. Ông Trần Bá Dương có lợi gì khi chi cả mấy ngàn tỷ đi mua cổ phiếu của một ngân hàng đang ngập trong núi nợ? Nếu có mua một lô lớn như vậy, chắc chắn ông sẽ tổ chức thỏa thuận để được giá rẻ hơn giá sàn.

Liệu tin đồn được tung ra phải chăng là có chủ đích, đọc đến đây ai cũng có thể ngẫm ra là thủ đoạn của ai. Tung tin đồn nhảm đã là một cái tội, lại còn tung tin đồn để trục lợi trong lĩnh vực chứng khoán, gây ảnh hưởng đến nền kinh tế thì tội càng nặng muôn phần.

Thiết nghĩ Sacombank nên tập trung lo giải quyết núi nợ xấu cho xong, đừng để dính vào những lùm xùm không đáng có, chỉ khiến giá cổ phiếu được một lần nở hoa rồi bế tắc mãi mãi thì càng nguy khốn hơn.



Đăng Quang