duyanh
09-30-2020, 12:48 PM
Phụ huynh Việt Nam có phải là lực cản lớn nhất của giáo dục hay không?
Vì có bà tiến sĩ kết luận vậy trên báo, nên mình cũng thấy cần nghiêm túc nhìn nhận coi phụ huynh VN ( trong đó có mình) có phải là lực cản lớn nhất của giáo dục hay không. Vì nếu không bả đòi thay luôn cả thượng đế vì đại ý là khách hàng nào tạo ra giáo dục đó, nếu muốn cải tiến phải thay luôn. Thay luôn có nghĩa là cho bà con ta qua xứ khác ở rồi đưa dân nào đó vô đây để có nền giáo dục tốt hơn thì hỏng rõ. Hay thay luôn là tẩy não kính thưa các loại phhs thì mình cũng chả hiểu luôn.
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/09/8edc1400d56ff0af63aaeb2d98f46163.jpg
Nhưng mà tiến sĩ đã nói thì nhời vàng ý ngọc nên túm lại là phải nghiêm túc coi xét.
1/ Về truyền thống mà nói, phhs VN thuộc hàng hiếu học nhất thế giới. Thà hy sinh tất cả ăn đói mặc rách nhưng sẽ hết sức tận tâm tận lực cho con học hành.
2/ Để chứng minh điều này vẫn tồn tại tới ngày nay, một khảo sát của HSBC năm 2017 cho thấy dân VN đã bỏ ra 47% tổng chi tiêu của gia đình cho giáo dục. Nghĩa là dân ta chỉ ăn, ở, mặc và chữa bệnh, đi chơi này nọ có 53% chi tiêu thôi, còn bao nhiêu đổ vào việc học cho con.
3/ Thống kê từ tờ The Economic của Anh cho thấy Việt Nam đang là một trong những quốc gia người dân chi cho giáo dục ngày một tăng cao. Trong khi dân các xứ phát triển hầu như không tăng chi tiêu cho giáo dục thì dân ta năm 2018 đã bỏ ra 9 tỷ usd đầu tư cho giáo dục con cái. Và đồ thị các bạn thấy trong hình là một đường tăng gần như thẳng đứng. Tờ The Economic còn khẳng định rằng sự tăng đầu tư cho giáo dục con của dân VN còn tăng nhanh hơn cả tăng thu nhập.
3/ Vậy mà thượng đế thuộc hạng đầu tư nhiều tiền của cho giáo dục bậc nhất thế giới như ở VN ( so với túi tiền của mình) thì nhận được cái gì ?
+ Nhà cung cấp ưa gì bán đó, dù nói là vì học sinh thân yêu nhưng đa phần vì tiền bóp hầu bóp cổ con nhà người ta
+ Không ít trường học biến thành đại lý bán sách giáo khoa, đồng phục, bảo hiểm, thẻ tín dụng, sổ liên lạc điện tử
+ Chương trình học thay đổi liên tục, sách giáo khoa thay như thay áo, ép bán cho phhs, học thêm học nếm chạy theo thành tích và phong trào
+ Gian lận thi cử và nhũng lạm trong học đường bị túm không biết bao nhiêu vụ mà hỏng chịu chừa.
+ Hình thức là tự nguyện nhưng nội dung ngầm ép buộc, nếu phhs nào hỏng theo thì cũng rất mệt
+ Con học xong 16 năm ròng, TN đại học ra cũng rất khó kiếm việc làm, nhiều cháu đi chạy xe ôm hay làm công nhân
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/09/b8f8aeb48d45c8fe8d06d15b1463877f.jpg
4/ Cuối cùng có nhẽ phhs thật sự đã trở thành lực cản của giáo dục vì các lý do sau:
+ Không chịu bỏ tiền ra mua tất cả các loại sgk, sách tham khảo, đồng phục bán vô tội vạ mà còn nỏ mồm kêu ca
+ Không chịu cho con đi học thêm học nếm khi thày cô bắt ép hay trù dập mà còn cãi bướng
+ Không chịu lẳng lặng phục tùng mà còn có ý kiến ý cò rách việc con bà biệc về những gì sai trái
+ Không chịu điếu đóm thày bà để xin chạy điểm nâng điểm cho con làm thủ khoa dù thuộc hạng học hành dốt nát như ở Hòa Bình hay Hà Giang, Sơn La…
5/ Vậy cứ như ý của bà tiến sĩ đáng kính, thì phhs ta sẽ là động lực để phát triển giáo dục nếu như đáp ứng toàn bộ những gì nhà cung cấp cần. Mà những kẻ bất lương làm giáo dục thì họ chỉ cần tiền và chỉ vì tiền thôi. Còn họ không quan tâm tới học sinh gì đâu.
Những lập luận hay và ho, tiếc thay phhs chúng tôi không phải những con bò.
Nguyễn Thị Bích Hậu
Vì có bà tiến sĩ kết luận vậy trên báo, nên mình cũng thấy cần nghiêm túc nhìn nhận coi phụ huynh VN ( trong đó có mình) có phải là lực cản lớn nhất của giáo dục hay không. Vì nếu không bả đòi thay luôn cả thượng đế vì đại ý là khách hàng nào tạo ra giáo dục đó, nếu muốn cải tiến phải thay luôn. Thay luôn có nghĩa là cho bà con ta qua xứ khác ở rồi đưa dân nào đó vô đây để có nền giáo dục tốt hơn thì hỏng rõ. Hay thay luôn là tẩy não kính thưa các loại phhs thì mình cũng chả hiểu luôn.
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/09/8edc1400d56ff0af63aaeb2d98f46163.jpg
Nhưng mà tiến sĩ đã nói thì nhời vàng ý ngọc nên túm lại là phải nghiêm túc coi xét.
1/ Về truyền thống mà nói, phhs VN thuộc hàng hiếu học nhất thế giới. Thà hy sinh tất cả ăn đói mặc rách nhưng sẽ hết sức tận tâm tận lực cho con học hành.
2/ Để chứng minh điều này vẫn tồn tại tới ngày nay, một khảo sát của HSBC năm 2017 cho thấy dân VN đã bỏ ra 47% tổng chi tiêu của gia đình cho giáo dục. Nghĩa là dân ta chỉ ăn, ở, mặc và chữa bệnh, đi chơi này nọ có 53% chi tiêu thôi, còn bao nhiêu đổ vào việc học cho con.
3/ Thống kê từ tờ The Economic của Anh cho thấy Việt Nam đang là một trong những quốc gia người dân chi cho giáo dục ngày một tăng cao. Trong khi dân các xứ phát triển hầu như không tăng chi tiêu cho giáo dục thì dân ta năm 2018 đã bỏ ra 9 tỷ usd đầu tư cho giáo dục con cái. Và đồ thị các bạn thấy trong hình là một đường tăng gần như thẳng đứng. Tờ The Economic còn khẳng định rằng sự tăng đầu tư cho giáo dục con của dân VN còn tăng nhanh hơn cả tăng thu nhập.
3/ Vậy mà thượng đế thuộc hạng đầu tư nhiều tiền của cho giáo dục bậc nhất thế giới như ở VN ( so với túi tiền của mình) thì nhận được cái gì ?
+ Nhà cung cấp ưa gì bán đó, dù nói là vì học sinh thân yêu nhưng đa phần vì tiền bóp hầu bóp cổ con nhà người ta
+ Không ít trường học biến thành đại lý bán sách giáo khoa, đồng phục, bảo hiểm, thẻ tín dụng, sổ liên lạc điện tử
+ Chương trình học thay đổi liên tục, sách giáo khoa thay như thay áo, ép bán cho phhs, học thêm học nếm chạy theo thành tích và phong trào
+ Gian lận thi cử và nhũng lạm trong học đường bị túm không biết bao nhiêu vụ mà hỏng chịu chừa.
+ Hình thức là tự nguyện nhưng nội dung ngầm ép buộc, nếu phhs nào hỏng theo thì cũng rất mệt
+ Con học xong 16 năm ròng, TN đại học ra cũng rất khó kiếm việc làm, nhiều cháu đi chạy xe ôm hay làm công nhân
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/09/b8f8aeb48d45c8fe8d06d15b1463877f.jpg
4/ Cuối cùng có nhẽ phhs thật sự đã trở thành lực cản của giáo dục vì các lý do sau:
+ Không chịu bỏ tiền ra mua tất cả các loại sgk, sách tham khảo, đồng phục bán vô tội vạ mà còn nỏ mồm kêu ca
+ Không chịu cho con đi học thêm học nếm khi thày cô bắt ép hay trù dập mà còn cãi bướng
+ Không chịu lẳng lặng phục tùng mà còn có ý kiến ý cò rách việc con bà biệc về những gì sai trái
+ Không chịu điếu đóm thày bà để xin chạy điểm nâng điểm cho con làm thủ khoa dù thuộc hạng học hành dốt nát như ở Hòa Bình hay Hà Giang, Sơn La…
5/ Vậy cứ như ý của bà tiến sĩ đáng kính, thì phhs ta sẽ là động lực để phát triển giáo dục nếu như đáp ứng toàn bộ những gì nhà cung cấp cần. Mà những kẻ bất lương làm giáo dục thì họ chỉ cần tiền và chỉ vì tiền thôi. Còn họ không quan tâm tới học sinh gì đâu.
Những lập luận hay và ho, tiếc thay phhs chúng tôi không phải những con bò.
Nguyễn Thị Bích Hậu