Nhập Vào

View Full Version : Bức xúc trước “ký sinh trùng” Tổng Liên đoàn Lao động VN, hàng loạt Hiệp hội đòi bỏ 2% phí công đoàn



duyanh
10-02-2020, 12:50 PM
Bức xúc trước “ký sinh trùng” Tổng Liên đoàn Lao động VN, hàng loạt Hiệp hội đòi bỏ 2% phí công đoàn




Thông tin Tổng liên đoàn có 29’000 tỷ gửi ngân hàng lấy lãi do Kiểm toán Nhà nước đưa ra là một đòn tấn công vào chính danh của tổ chức “bảo vệ người lao động”.


https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/cfcd208495d565ef66e7dff9f98764da-2.jpg

Một nguồn tin từ Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt nam (VASEP) cho biết Hiệp hội đang chuẩn bị kiến nghị bỏ quy định bắt buộc đóng 2% phí công đoàn.

Đây là một kiến nghị đáng hoan nghênh và cần nhân rộng, bởi lẽ 2% đó bị cắt trực tiếp từ quỹ lương của người lao động, bất chấp họ muốn hay không, vì thế có thể gọi không ngoa là một thứ thuế thân.

Một tổ chức thu thuế thân mà không làm gì cũng có nghĩa là đang ký sinh trực tiếp trên cơ thể giai cấp lao động, liệu tổ chức đó xứng đáng tồn tại hay không?

Nếu được miễn nộp kinh phí công đoàn và nhiều khoản phí khác, doanh nghiệp sẽ có ngay một khoản tiền để cố gắng giữ công việc, thu nhập cho người lao động.

Và nếu nhìn dài hạn, tính hợp lý của nhiều khoản thu từ doanh nghiệp, trong đó có kinh phí công đoàn, cũng cần phải được cân nhắc kỹ.

Thực ra, các đề xuất liên quan kinh phí công đoàn không phải là vấn đề mới với các doanh nghiệp.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cũng nhắc lại đề xuất từ những kiến nghị, phân tích đã được các doanh nghiệp ngành thủy sản đưa ra từ năm 2012, góp ý cho Ban soạn thảo Luật Công đoàn khi đó.

“Các doanh nghiệp thủy sản nhiều năm qua vẫn hết sức băn khoăn, bức xúc với quy định phải nộp thêm là kinh phí công đoàn 2% quỹ lương đã được đưa vào Luật Công đoàn (năm 2012), ngoài quy định 1% phí công đoàn mà công đoàn viên đã nộp. Hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp thủy sản sẽ tiếp tục có kiến nghị với Quốc hội và Chính phủ về quy định này, để đảm bảo sự hài hòa hơn, phù hợp thông lệ quốc tế và tạo cho doanh nghiệp Việt có thêm chút “sức khỏe” để tham gia được tốt hơn ở các sân chơi với khu vực và quốc tế”, ông Nam nói.

Theo quy định hiện hành, kinh phí công đoàn do doanh nghiệp đóng tính 2% trên quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động. Doanh nghiệp nào cũng phải đóng khoản này, không phân biệt có tổ chức công đoàn hay không.

Đây là con số không hề nhỏ. Một doanh nghiệp thủy sản có 13.000 lao động đã tính, năm 2017, kinh phí công đoàn họ phải nộp là trên 10,2 tỷ đồng (trên tổng quỹ lương là 514 tỷ đồng) và năm 2018 là trên 11,5 tỷ đồng. Các con số này sẽ tăng theo mức tăng của lương tối thiểu… Trong số này, khoảng 30% sẽ nộp lên công đoàn cấp trên, số để lại doanh nghiệp sẽ được sử dụng theo quy chế thu – chi tài chính của công đoàn.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho biết, nếu không có quy định phải nộp khoản 2% này, quỹ lương của doanh nghiệp sẽ có phần kinh phí đó và đương nhiên, lương của người lao động có cơ hội được cộng thêm ít nhiều.

Nhưng tính hợp lý của quy định này không chỉ nằm ở các con số. Ông Nguyễn Đình Cung, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, khi nghiên cứu về quy định này trong Luật Công đoàn, đã đặt câu hỏi, khoản kinh phí công đoàn 2% mà Luật Công đoàn quy định có bản chất như một loại thuế, chứ không phải phí.

“Phí công đoàn là khoản 1% công đoàn viên phải nộp. Đó là phí. Còn khoản 2% này, với cách thiết kế như hiện nay, theo tôi có bản chất như thuế, bắt buộc doanh nghiệp phải nộp, bất kể có dùng dịch vụ hay không. Đề nghị Quốc hội xem xét tính hợp lý, phù hợp của quy định này”, ông Cung nói về đề nghị bỏ quy định này ra khỏi Luật Công đoàn.

Theo ông Cung, về nguyên tắc, để xác định thu phí như thế nào, bao nhiêu, cần dựa trên hoạt động, chức năng, nhiệm vụ cụ thể của tổ chức công đoàn. Mức phí này nên quy định ở quy chế hoạt động của các tổ chức đó, người nào gia nhập thì sẽ nộp phí, chứ không áp đặt mức thu chung cho tất cả doanh nghiệp, bất kể có tổ chức công đoàn hay không.

“Quy định này cũng để chuẩn bị cho việc hình thành tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp tới đây. Tổ chức nào hoạt động tốt, cung cấp nhiều dịch vụ phù hợp với người lao động, được người lao động ủng hộ, thì sẽ nhận được sự tham gia đông đảo, sẽ thu được khoản kinh phí lớn để hoạt động. Tôi tin, khi đó, doanh nghiệp sẽ không phải đau đầu đi xin miễn giảm kinh phí công đoàn như hiện tại”, ông Cung đề xuất.

Nhiều hiệp hội cùng chung kiến nghị

Đây không phải lần đầu, Ban IV có đề xuất miễn kinh phí công đoàn. Hồi tháng 4/2020, khi Covid-19 mới bùng phát, Ban VI cũng có kiến nghị tương tự. Nhưng ý kiến trên không phải của riêng Ban IV. Danh sách các hiệp hội cùng đứng tên trong các kiến nghị này khá dài. Hồi tháng 4/2020, có 11 hiệp hội tham gia, gồm các hiệp hội: Dệt may Việt Nam, Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, Nhôm thanh định hình Việt Nam, Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Bông sợi Việt Nam, Da giày và Túi xách Việt Nam, Nông nghiệp số Việt Nam, Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam; Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam; Hội đồng Tư vấn du lịch; Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ – ASEAN.

Lần kiến nghị tháng 9/2020, số hiệp hội tham gia là 15, gồm 11 hiệp hội nói trên và có thêm các hiệp hội: Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM, Rau quả Việt Nam, Hồ tiêu Việt Nam, Nhựa Việt Nam.



Bão Lửa