duyanh
10-05-2020, 12:46 PM
Beton 6 của đại gia Trịnh Thanh Huy lỗ đến 425 tỷ đồng, âm vốn chủ lên đến hàng chục tỷ đồng
Ngày 9/12/2019, Công ty đã có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản gửi Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương do bị mất khả năng thanh toán và không có khả năng để thanh toán các khoản nợ đến hạn cho các chủ nợ là tổ chức tín dụng và nhà cung cấp, đối tác.
Vietinbank chi nhánh 1 Tp.HCM vừa có thông báo bán đấu giá khoản nợ của Beton 6 (BT6). Được biết Beton 6 là công ty liên quan đến ông Trịnh Thanh Huy, một tên tuổi nổi tiếng trong ngành xây dựng.
Theo đó, khoản nợ bán là các nợ được bên bán nợ cấp tín dụng cho bên nợ theo các điều khoản và điều kiện của HĐTD bao gồm các quyền của chủ nợ đối với Bên nợ, quyền xử lý tài sản đảm bảo và các quyền khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/5c5ad6a497fc3fbd134165c994512b06.jpg
Công ty Beton 6 liên quan đến ông Trịnh Thanh Huy làm ăn thua lỗ, bết bát lỗ lớn đến âm vốn chủ sở hữu
Dư nợ gốc là 188 tỷ đồng, tiền lãi trong hạn là 47,6 tỷ, lãi quá hạn 21 tỷ đồng. Tổng giá trị khoản nợ được bán trị giá hơn 257 tỷ (tính đến 31/7/2020). Giá khởi điểm là 52 tỷ, chưa bao gồm thuế, phí, lệ phí… Thời gian bán là tháng 10/2020, bán nợ không truy đòi.
Hiện, Beton6 đang có nhiều khoản vay tại các ngân hàng đã tồn tại trong nhiều năm. Tính đến thời điểm 31/12/2019, tổng dư nợ vay của Beton 6 vào mức 352 tỷ đồng. Không chỉ ngân hàng, nhiều đối tác là doanh nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng khi Beton 6 phá sản. Điển hình, Vietinbank – Chi nhánh Tp.HCM – có dư nợ cao nhất với 188 tỷ đồng; Eximbank – Chi nhánh Tp.HCM – dư nợ 63 tỷ đồng; Vietcombank cũng ghi nhận 64 tỷ đồng…
Ngày 9/12/2019, Công ty đã có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản gửi Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương do bị mất khả năng thanh toán và không có khả năng để thanh toán các khoản nợ đến hạn cho các chủ nợ là tổ chức tín dụng và nhà cung cấp, đối tác. Đến ngày 16/1/2020, Tòa án đã có quyết định mở thủ tục phá sản với Beton 6.
BCTC kiểm toán 2019 Công ty ghi nhận doanh thu giảm hơn một nửa xuống còn 59,5 tỷ đồng, khấu trừ chi phí Công ty tiếp tục báo lỗ ròng hơn 82 tỷ. Như vậy, lũy kế đến cuối năm 2019 gần 425 tỷ đồng, vốn chủ chính thức âm hàng chục tỷ. Tổng tài sản Công ty hiện đạt 890,5 tỷ, nợ phải trả hơn 913 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ vay ngắn và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn với 352 tỷ đồng.
Biên bản họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 của Công ty tiếp tục nhấn mạnh tình hình kinh doanh rất khó khăn.
Dù vậy, năm 2020 Công ty vẫn đặt mục tiêu doanh thu 70 tỷ đồng. Định hướng giai đoạn 2020-2026, Công ty sẽ kêu gọi nhà đầu tư chiến lược hợp tác để trở thành tập đoàn đứng đầu ngành xây dựng nội địa.
Ông Trịnh Thanh Huy và những Công ty gắn với tên tuổi của ông
Về doanh nhân Trịnh Thanh Huy, ông vốn không phải là cái tên xa lạ trên thị trường chứng khoán. Ông Huy (sinh năm 1970), từng học tại Học viện kỹ thuật quân sự tại Việt Nam và Nga. Ông là người cùng ông Nguyễn Đăng Quang và ông Hồ Hùng Anh xây dựng Tập đoàn Masan tại Nga (sau đó là Masan tại Việt Nam). Ông Huy từng là Phó Chủ tịch Tập đoàn Masan từ năm 1997 đến năm 2002.
Tính đến đầu năm 2018, ông Trịnh Thanh Huy là thành viên HĐQT Công ty cổ phần Beton 6; Cổ đông lớn của Công ty cổ phần xây dựng Công nghiệp (Descon); ngoài ra ông Huy từng là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Bất động sản Bình Thiên An (BTA).
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/dd1d10422d421ab8ed5bfa82030fc31b.jpg
Ông Trịnh Thanh Huy
Công ty Cổ phần Bất động sản Bình Thiên An (BTA)
Ông Trịnh Thanh Huy là nhà sáng lập, và từng là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Bất động sản Bình Thiên An (BTA) đến cuối năm 2016. Đây là Công ty đầu tư vào dự án Đảo Kim Cương (quy mô 8ha, vốn đầu tư trên 400 triệu USD tại Quận 2, TPHCM); dự án Metropolis Thảo Điền (quy mô 8ha, vốn đầu tư hơn 600 triệu USD tại Quận 2, TPHCM) và thực hiện hàng loạt vụ thâu tóm khác.
Sau thời gian lãnh đạo Bình Thiên An, ông Huy đã ra riêng và tham gia thành lập nên HB Group và từng là phó chủ tịch của Tập đoàn này. HB Group thành lập năm 2000 với ngành nghề kinh doanh chính là xây dựng và bất động sản.
Như vậy, trong số những khoản đầu tư từng được nhắc đến thì hiện tại ông Huy chỉ còn nắm giữ cổ phần của Descon và Beton 6 (đang nộp đơn xin phá sản).
Sau khi đầu tư vào Beton 6 vào năm 2009 thì đến năm 2010, ông Trịnh Thanh Huy tiếp tục góp vốn vào Descon.
Sau khi đầu tư vào Beton 6 vào năm 2009 thì đến năm 2010, ông Trịnh Thanh Huy tiếp tục góp vốn vào Descon.
Tại ngày 31/12/2017, Descon có vốn điều lệ 356 tỷ đồng trong đó cổ đông lớn là ông Trịnh Thanh Huy góp vào 200 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ 56,2%.
Cuối năm 2017, tổng tài sản của Công ty được ghi nhận là 2.862 tỷ đồng, tăng 44,8% so với năm 2016. Lãi sau thuế đạt 24,6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước chỉ có 8,4 tỷ.
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/0e3ff8999148c39c00aa6ce054d7d4f3.png
Quyết định mở thủ tục phá sản đối với Công ty Cổ phần Xây dựng Công Nghiệp (Descon).
Mặc dù lợi nhuận tăng, tuy nhiên tổng các khoản nợ Công ty phải trả lên đến 2.372 tỷ đồng, tăng gần 900 tỷ đồng so với năm trước, trong đó vay ngắn hạn tăng 271 tỷ và vay dài hạn tăng 590 tỷ.
Việc khoản nợ mà Descon đang gánh là quá lớn so với tình hình tài chính của công ty. Do đó, ngày 31/10/2018, TAND TPHCM đã có quyết định mở thủ tục phá sản đối với Công ty Cổ phần Xây dựng Công Nghiệp (Descon), căn cứ theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Công ty TNHH Siam City Cement (Việt Nam).
Sau khi xem xét các giấy tờ, tài liệu liên quan đến yêu cầu mở thủ tục phá sản, TAND TPHCM xét thấy có căn cứ cho thấy Descon mất khả năng thanh toán đối với khoản nợ phải trả cho Công ty TNHH Siam City Cement (Việt Nam).
Thông báo về quyết định mở thủ tục phá sản này là quá bất ngờ với nhiều người bởi hoạt động năm 2017 của Công ty không đến nỗi nào. Thậm chí tại Đại hội đồng cổ đông thường niên tổ chức vào tháng 7/2018, công ty vẫn có những kế hoạch tham vọng như phát hành 12,46 triệu cổ phiếu thường, chào bán 48 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, đồng thời niêm yết cổ phiếu trở lại trên HoSE sau khi bị hủy niêm yết hồi năm 2011.
Tổng hợp
Ngày 9/12/2019, Công ty đã có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản gửi Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương do bị mất khả năng thanh toán và không có khả năng để thanh toán các khoản nợ đến hạn cho các chủ nợ là tổ chức tín dụng và nhà cung cấp, đối tác.
Vietinbank chi nhánh 1 Tp.HCM vừa có thông báo bán đấu giá khoản nợ của Beton 6 (BT6). Được biết Beton 6 là công ty liên quan đến ông Trịnh Thanh Huy, một tên tuổi nổi tiếng trong ngành xây dựng.
Theo đó, khoản nợ bán là các nợ được bên bán nợ cấp tín dụng cho bên nợ theo các điều khoản và điều kiện của HĐTD bao gồm các quyền của chủ nợ đối với Bên nợ, quyền xử lý tài sản đảm bảo và các quyền khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/5c5ad6a497fc3fbd134165c994512b06.jpg
Công ty Beton 6 liên quan đến ông Trịnh Thanh Huy làm ăn thua lỗ, bết bát lỗ lớn đến âm vốn chủ sở hữu
Dư nợ gốc là 188 tỷ đồng, tiền lãi trong hạn là 47,6 tỷ, lãi quá hạn 21 tỷ đồng. Tổng giá trị khoản nợ được bán trị giá hơn 257 tỷ (tính đến 31/7/2020). Giá khởi điểm là 52 tỷ, chưa bao gồm thuế, phí, lệ phí… Thời gian bán là tháng 10/2020, bán nợ không truy đòi.
Hiện, Beton6 đang có nhiều khoản vay tại các ngân hàng đã tồn tại trong nhiều năm. Tính đến thời điểm 31/12/2019, tổng dư nợ vay của Beton 6 vào mức 352 tỷ đồng. Không chỉ ngân hàng, nhiều đối tác là doanh nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng khi Beton 6 phá sản. Điển hình, Vietinbank – Chi nhánh Tp.HCM – có dư nợ cao nhất với 188 tỷ đồng; Eximbank – Chi nhánh Tp.HCM – dư nợ 63 tỷ đồng; Vietcombank cũng ghi nhận 64 tỷ đồng…
Ngày 9/12/2019, Công ty đã có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản gửi Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương do bị mất khả năng thanh toán và không có khả năng để thanh toán các khoản nợ đến hạn cho các chủ nợ là tổ chức tín dụng và nhà cung cấp, đối tác. Đến ngày 16/1/2020, Tòa án đã có quyết định mở thủ tục phá sản với Beton 6.
BCTC kiểm toán 2019 Công ty ghi nhận doanh thu giảm hơn một nửa xuống còn 59,5 tỷ đồng, khấu trừ chi phí Công ty tiếp tục báo lỗ ròng hơn 82 tỷ. Như vậy, lũy kế đến cuối năm 2019 gần 425 tỷ đồng, vốn chủ chính thức âm hàng chục tỷ. Tổng tài sản Công ty hiện đạt 890,5 tỷ, nợ phải trả hơn 913 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ vay ngắn và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn với 352 tỷ đồng.
Biên bản họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 của Công ty tiếp tục nhấn mạnh tình hình kinh doanh rất khó khăn.
Dù vậy, năm 2020 Công ty vẫn đặt mục tiêu doanh thu 70 tỷ đồng. Định hướng giai đoạn 2020-2026, Công ty sẽ kêu gọi nhà đầu tư chiến lược hợp tác để trở thành tập đoàn đứng đầu ngành xây dựng nội địa.
Ông Trịnh Thanh Huy và những Công ty gắn với tên tuổi của ông
Về doanh nhân Trịnh Thanh Huy, ông vốn không phải là cái tên xa lạ trên thị trường chứng khoán. Ông Huy (sinh năm 1970), từng học tại Học viện kỹ thuật quân sự tại Việt Nam và Nga. Ông là người cùng ông Nguyễn Đăng Quang và ông Hồ Hùng Anh xây dựng Tập đoàn Masan tại Nga (sau đó là Masan tại Việt Nam). Ông Huy từng là Phó Chủ tịch Tập đoàn Masan từ năm 1997 đến năm 2002.
Tính đến đầu năm 2018, ông Trịnh Thanh Huy là thành viên HĐQT Công ty cổ phần Beton 6; Cổ đông lớn của Công ty cổ phần xây dựng Công nghiệp (Descon); ngoài ra ông Huy từng là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Bất động sản Bình Thiên An (BTA).
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/dd1d10422d421ab8ed5bfa82030fc31b.jpg
Ông Trịnh Thanh Huy
Công ty Cổ phần Bất động sản Bình Thiên An (BTA)
Ông Trịnh Thanh Huy là nhà sáng lập, và từng là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Bất động sản Bình Thiên An (BTA) đến cuối năm 2016. Đây là Công ty đầu tư vào dự án Đảo Kim Cương (quy mô 8ha, vốn đầu tư trên 400 triệu USD tại Quận 2, TPHCM); dự án Metropolis Thảo Điền (quy mô 8ha, vốn đầu tư hơn 600 triệu USD tại Quận 2, TPHCM) và thực hiện hàng loạt vụ thâu tóm khác.
Sau thời gian lãnh đạo Bình Thiên An, ông Huy đã ra riêng và tham gia thành lập nên HB Group và từng là phó chủ tịch của Tập đoàn này. HB Group thành lập năm 2000 với ngành nghề kinh doanh chính là xây dựng và bất động sản.
Như vậy, trong số những khoản đầu tư từng được nhắc đến thì hiện tại ông Huy chỉ còn nắm giữ cổ phần của Descon và Beton 6 (đang nộp đơn xin phá sản).
Sau khi đầu tư vào Beton 6 vào năm 2009 thì đến năm 2010, ông Trịnh Thanh Huy tiếp tục góp vốn vào Descon.
Sau khi đầu tư vào Beton 6 vào năm 2009 thì đến năm 2010, ông Trịnh Thanh Huy tiếp tục góp vốn vào Descon.
Tại ngày 31/12/2017, Descon có vốn điều lệ 356 tỷ đồng trong đó cổ đông lớn là ông Trịnh Thanh Huy góp vào 200 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ 56,2%.
Cuối năm 2017, tổng tài sản của Công ty được ghi nhận là 2.862 tỷ đồng, tăng 44,8% so với năm 2016. Lãi sau thuế đạt 24,6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước chỉ có 8,4 tỷ.
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/0e3ff8999148c39c00aa6ce054d7d4f3.png
Quyết định mở thủ tục phá sản đối với Công ty Cổ phần Xây dựng Công Nghiệp (Descon).
Mặc dù lợi nhuận tăng, tuy nhiên tổng các khoản nợ Công ty phải trả lên đến 2.372 tỷ đồng, tăng gần 900 tỷ đồng so với năm trước, trong đó vay ngắn hạn tăng 271 tỷ và vay dài hạn tăng 590 tỷ.
Việc khoản nợ mà Descon đang gánh là quá lớn so với tình hình tài chính của công ty. Do đó, ngày 31/10/2018, TAND TPHCM đã có quyết định mở thủ tục phá sản đối với Công ty Cổ phần Xây dựng Công Nghiệp (Descon), căn cứ theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Công ty TNHH Siam City Cement (Việt Nam).
Sau khi xem xét các giấy tờ, tài liệu liên quan đến yêu cầu mở thủ tục phá sản, TAND TPHCM xét thấy có căn cứ cho thấy Descon mất khả năng thanh toán đối với khoản nợ phải trả cho Công ty TNHH Siam City Cement (Việt Nam).
Thông báo về quyết định mở thủ tục phá sản này là quá bất ngờ với nhiều người bởi hoạt động năm 2017 của Công ty không đến nỗi nào. Thậm chí tại Đại hội đồng cổ đông thường niên tổ chức vào tháng 7/2018, công ty vẫn có những kế hoạch tham vọng như phát hành 12,46 triệu cổ phiếu thường, chào bán 48 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, đồng thời niêm yết cổ phiếu trở lại trên HoSE sau khi bị hủy niêm yết hồi năm 2011.
Tổng hợp