duyanh
10-12-2020, 01:07 PM
SGK lên bàn Đại biểu Quốc hội: Xã hội hóa, công ty sân sau và chuyện củi lò
Sáng nay CN 11-10, một chuyện khá hy hữu xảy ra trong cuộc tiếp xúc cử tri trước kỳ họp QH của Đoàn ĐBQH TP.HCM. Do bức xúc, cử tri đã mang SGK lớp 1 đến và gay gắt phản ứng. Có thể thấy, đó chỉ là bước mở màn cho nhũng điều sẽ diễn ra.
Nghị quyết kỳ họp thứ 9 Quốc Hội khoá XIV, QH đã yêu cầu Chính phủ tổng kết, rút kinh nghiệm quá trình xã hội hóa việc biên soạn, phát hành sách giáo khoa lớp 1; tiếp tục chỉ đạo việc biên soạn, thẩm định sách giáo khoa từ lớp 2 đến lớp 12 bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới theo lộ trình quy định; hoàn thiện quy trình, chính sách biên soạn sách giáo khoa phổ thông.
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/cfcd208495d565ef66e7dff9f98764da-43.jpg
SGK được tổ chức biên soạn căn cứ vào Nghị Quyết 88/ QH13/201 sau khi có báo cáo đề xuất từ Bộ GD -ĐT, Chính phủ. Đến nay sau hơn một nhiệm kỳ QH, thành quả đầu tiên đã có. Dù sao, với 5 Bộ SGK lớp 1 được trình làng, quyền chủ động chọn sách của các trường, sự thay đổi cải tiến cơ sở vật chất, tập huấn giáo viên, tinh giản chương trình theo hướng tăng thực hành, gắn thực tiễn và lưu ý tâm sinh lý tiếp cận của lứa tuổi người học, mở rộng hội nhập… thì đó là những nỗ lực đáng ghi nhận của ngành giáo dục và toàn xã hội.
Thế nhưng, cũng đã bộc lộ những bất cập, những hạt sạn “đầu tiên”, xuất hiện ở phần nội dung SGK lớp 1 như dư luận mấy hôm nay đã phản ứng gay gắt.
Cạnh đó, cũng đã có lời ra tiếng vào và những dấu hiệu lợi ích nhóm xung quanh việc triển khai thực hiện chương trình này; như đã từng có ở tất cả các chương trình, mục tiêu, dự án quốc gia từng được triển khai ở Việt Nam. Giờ mà tìm thử trong 20 năm qua có Chương trình, mục tiêu, dự án quốc gia nào không có cán bộ các cấp phải đi tù, bị mất chức, kỷ luật thì rất khó. Tầm nhà báo như tôi không thể tìm được.
Lợi ích nhóm là tốt hay xấu?
Ai nghiên cứu khoa học pháp lý cũng đều có thể thống nhất cách hiểu và nhận định rằng có những lợi ích nhóm không xấu, nếu nó là lợi ích nhóm chính đáng, công khai, minh bạch, hợp pháp; nó giúp ta làm rõ để xây dựng bảo vệ lợi ích của các thành viên trong nhóm mà không gây hại hay ảnh hưởng xấu đến xã hội, đến đại cục. Ví dụ như lợi ích của đoàn viên công đoàn; của hội viên hội cựu giáo chức; hội người cao tuối …
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/c4ca4238a0b923820dcc509a6f75849b-20.jpg
Lợi ích nhóm xấu thì có lợi ích nhóm của số đông và lợi ích nhóm của số ít. Lợi ích nhóm xấu thuộc số đông ít khi được nhìn rõ tác hại, bởi nó vì lôi kéo quyền lợi cho ngành, lính vực, địa phương, đơn vị mà gây ảnh hưởng đến các thành viên là nhóm và địa phương khác. Chẳng hạn: Chạy ngân sách, công trình, dự án cho địa phương; chạy chế độ vùng đặc biệt khó khăn một cách thiếu công bằng với địa phương khác.
Lợi ích nhóm thuộc số ít thì sẽ cổ suý và chia phần, gây tha hoá, lũng đoạn, bòn rút. Vì nó chỉ làm no túi tiền và quyền lợi của cá nhân quan chức và DN cấu kết với quan chức.
Dông dài như vậy, để thấy các văn bản sau đó của chính phủ và Bộ ngành chưa đề cập, dự báo để ngăn ngừa lợi ích nhóm trong thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết 88/2014.
Hệ thống cơ sở pháp lý (liên quan đến tiền) của Chương trình SGK là Nghị Quyết 88/2014, Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước và một số văn bản khác.
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/eccbc87e4b5ce2fe28308fd9f2a7baf3-3.jpg
Sân sau trong Giáo dục
Thì cũng như sân sau trong ngành và lĩnh vực khác. Tức là, về khoa học pháp lý, nó gồm các điều kiện: Tổ chức hoặc DN hoặc chủ dịch vụ được lập nên bởi
(i) người thân hoặc có quan hệ kinh tế với quan chức hoặc tổ chức phụ trách
(ii) Được lập nên từ chính các cơ quan tổ chức phụ trách hoặc có khả năng chi phối hoạt động đó
(iii) Tạo ra ưu thế cạnh tranh bất công về đấu thầu, giao thầu, thực hiện, tiến độ thanh toán, mức giá…
(iiii) Che dấu lợi ích cá nhân dưới danh nghĩa quy định, quy trình
(iiiii) có hoạt động cấu kết, bôi trơn, chia sẻ lợi ích bất chính ở nhiều mắt xích cao thấp
…
Soạn sách giáo khoa có sân sau không?
Chưa có tài liệu để kết luận nhưng trước mắt dư luận cho là có. Bởi vài dấu hiệu sau:
– Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất bản – Thiết bị Giáo dục Việt Nam (VEPIC) được thành lập tháng 07 năm 2016 có chức năng tổ chức biên soạn, biên tập, thiết kế, chế bản, in, phát hành các xuất bản phẩm giáo dục phục vụ cho việc dạy – học của giáo viên và học sinh phổ thông, giảng viên và sinh viên cao đẳng, đại học và các đối tượng khác trong xã hội. Công ty này được hai NXB Đại học Sư phạm (Hà Nội) và NXB Đại học Sư phạm TP HCM, hai NXB này phối hợp làm bộ sách này. NXB Giáo dục lâu nay độc quyền sách giáo khoa, khi nhà nước chủ trương tiến tới xã hội hóa, các cá nhân liền lập cty trêb để đón đầu (Cty mới được lập 2016.
– Vụ lùm xùm tiền bồi dưỡng 2 tỷ đồng cho các cá nhân là cán bộ lãnh đạo Sở Giáo dục TPHCM vì có công tham gia ban chỉ đạo biên soạn sách. Công bằng mà nói, nếu là tôi, nếu vì tiền, thì bồi dưỡng cho tôi 6 triệu/ tháng như GĐ Lê Hồng Sơn hay 6 tr/ tháng như PGĐ Nguyễn Văn Hiếu, tôi cũng ko cần. Nhưng sự tham gia của hai ông này trong đó; sự tham gia và khả năng chi phối các trường của bà Phạm Thị Kim Oanh (Phó CVP Sở đã nghỉ hưu, hiện đang làm chủ Cty giáo dục Tân Hồng Phong) khiến người ta sẽ nghĩ nhiều đến việc tác động vào tính độc lập của các trường khi chọn sách.
Đằng sau việc triển khai chương trình SGK theo Nghị quyết 88 của Quốc hội có rất nhiều điều để bàn. Chúng ta đang chỉ ra những cái dở về nội dung, nhưng câu chuyện về lợi ích nhóm chi phối quá trình biên soạn, thảm định, xuất bản và chọn sách không chắc đã là không có; không chắc là sẽ không gây hậu quả và càng không chắc sẽ không có câu chuyện củi lò.
Nhà báo Nguyễn Đức Hiển
Sáng nay CN 11-10, một chuyện khá hy hữu xảy ra trong cuộc tiếp xúc cử tri trước kỳ họp QH của Đoàn ĐBQH TP.HCM. Do bức xúc, cử tri đã mang SGK lớp 1 đến và gay gắt phản ứng. Có thể thấy, đó chỉ là bước mở màn cho nhũng điều sẽ diễn ra.
Nghị quyết kỳ họp thứ 9 Quốc Hội khoá XIV, QH đã yêu cầu Chính phủ tổng kết, rút kinh nghiệm quá trình xã hội hóa việc biên soạn, phát hành sách giáo khoa lớp 1; tiếp tục chỉ đạo việc biên soạn, thẩm định sách giáo khoa từ lớp 2 đến lớp 12 bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới theo lộ trình quy định; hoàn thiện quy trình, chính sách biên soạn sách giáo khoa phổ thông.
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/cfcd208495d565ef66e7dff9f98764da-43.jpg
SGK được tổ chức biên soạn căn cứ vào Nghị Quyết 88/ QH13/201 sau khi có báo cáo đề xuất từ Bộ GD -ĐT, Chính phủ. Đến nay sau hơn một nhiệm kỳ QH, thành quả đầu tiên đã có. Dù sao, với 5 Bộ SGK lớp 1 được trình làng, quyền chủ động chọn sách của các trường, sự thay đổi cải tiến cơ sở vật chất, tập huấn giáo viên, tinh giản chương trình theo hướng tăng thực hành, gắn thực tiễn và lưu ý tâm sinh lý tiếp cận của lứa tuổi người học, mở rộng hội nhập… thì đó là những nỗ lực đáng ghi nhận của ngành giáo dục và toàn xã hội.
Thế nhưng, cũng đã bộc lộ những bất cập, những hạt sạn “đầu tiên”, xuất hiện ở phần nội dung SGK lớp 1 như dư luận mấy hôm nay đã phản ứng gay gắt.
Cạnh đó, cũng đã có lời ra tiếng vào và những dấu hiệu lợi ích nhóm xung quanh việc triển khai thực hiện chương trình này; như đã từng có ở tất cả các chương trình, mục tiêu, dự án quốc gia từng được triển khai ở Việt Nam. Giờ mà tìm thử trong 20 năm qua có Chương trình, mục tiêu, dự án quốc gia nào không có cán bộ các cấp phải đi tù, bị mất chức, kỷ luật thì rất khó. Tầm nhà báo như tôi không thể tìm được.
Lợi ích nhóm là tốt hay xấu?
Ai nghiên cứu khoa học pháp lý cũng đều có thể thống nhất cách hiểu và nhận định rằng có những lợi ích nhóm không xấu, nếu nó là lợi ích nhóm chính đáng, công khai, minh bạch, hợp pháp; nó giúp ta làm rõ để xây dựng bảo vệ lợi ích của các thành viên trong nhóm mà không gây hại hay ảnh hưởng xấu đến xã hội, đến đại cục. Ví dụ như lợi ích của đoàn viên công đoàn; của hội viên hội cựu giáo chức; hội người cao tuối …
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/c4ca4238a0b923820dcc509a6f75849b-20.jpg
Lợi ích nhóm xấu thì có lợi ích nhóm của số đông và lợi ích nhóm của số ít. Lợi ích nhóm xấu thuộc số đông ít khi được nhìn rõ tác hại, bởi nó vì lôi kéo quyền lợi cho ngành, lính vực, địa phương, đơn vị mà gây ảnh hưởng đến các thành viên là nhóm và địa phương khác. Chẳng hạn: Chạy ngân sách, công trình, dự án cho địa phương; chạy chế độ vùng đặc biệt khó khăn một cách thiếu công bằng với địa phương khác.
Lợi ích nhóm thuộc số ít thì sẽ cổ suý và chia phần, gây tha hoá, lũng đoạn, bòn rút. Vì nó chỉ làm no túi tiền và quyền lợi của cá nhân quan chức và DN cấu kết với quan chức.
Dông dài như vậy, để thấy các văn bản sau đó của chính phủ và Bộ ngành chưa đề cập, dự báo để ngăn ngừa lợi ích nhóm trong thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết 88/2014.
Hệ thống cơ sở pháp lý (liên quan đến tiền) của Chương trình SGK là Nghị Quyết 88/2014, Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước và một số văn bản khác.
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/eccbc87e4b5ce2fe28308fd9f2a7baf3-3.jpg
Sân sau trong Giáo dục
Thì cũng như sân sau trong ngành và lĩnh vực khác. Tức là, về khoa học pháp lý, nó gồm các điều kiện: Tổ chức hoặc DN hoặc chủ dịch vụ được lập nên bởi
(i) người thân hoặc có quan hệ kinh tế với quan chức hoặc tổ chức phụ trách
(ii) Được lập nên từ chính các cơ quan tổ chức phụ trách hoặc có khả năng chi phối hoạt động đó
(iii) Tạo ra ưu thế cạnh tranh bất công về đấu thầu, giao thầu, thực hiện, tiến độ thanh toán, mức giá…
(iiii) Che dấu lợi ích cá nhân dưới danh nghĩa quy định, quy trình
(iiiii) có hoạt động cấu kết, bôi trơn, chia sẻ lợi ích bất chính ở nhiều mắt xích cao thấp
…
Soạn sách giáo khoa có sân sau không?
Chưa có tài liệu để kết luận nhưng trước mắt dư luận cho là có. Bởi vài dấu hiệu sau:
– Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất bản – Thiết bị Giáo dục Việt Nam (VEPIC) được thành lập tháng 07 năm 2016 có chức năng tổ chức biên soạn, biên tập, thiết kế, chế bản, in, phát hành các xuất bản phẩm giáo dục phục vụ cho việc dạy – học của giáo viên và học sinh phổ thông, giảng viên và sinh viên cao đẳng, đại học và các đối tượng khác trong xã hội. Công ty này được hai NXB Đại học Sư phạm (Hà Nội) và NXB Đại học Sư phạm TP HCM, hai NXB này phối hợp làm bộ sách này. NXB Giáo dục lâu nay độc quyền sách giáo khoa, khi nhà nước chủ trương tiến tới xã hội hóa, các cá nhân liền lập cty trêb để đón đầu (Cty mới được lập 2016.
– Vụ lùm xùm tiền bồi dưỡng 2 tỷ đồng cho các cá nhân là cán bộ lãnh đạo Sở Giáo dục TPHCM vì có công tham gia ban chỉ đạo biên soạn sách. Công bằng mà nói, nếu là tôi, nếu vì tiền, thì bồi dưỡng cho tôi 6 triệu/ tháng như GĐ Lê Hồng Sơn hay 6 tr/ tháng như PGĐ Nguyễn Văn Hiếu, tôi cũng ko cần. Nhưng sự tham gia của hai ông này trong đó; sự tham gia và khả năng chi phối các trường của bà Phạm Thị Kim Oanh (Phó CVP Sở đã nghỉ hưu, hiện đang làm chủ Cty giáo dục Tân Hồng Phong) khiến người ta sẽ nghĩ nhiều đến việc tác động vào tính độc lập của các trường khi chọn sách.
Đằng sau việc triển khai chương trình SGK theo Nghị quyết 88 của Quốc hội có rất nhiều điều để bàn. Chúng ta đang chỉ ra những cái dở về nội dung, nhưng câu chuyện về lợi ích nhóm chi phối quá trình biên soạn, thảm định, xuất bản và chọn sách không chắc đã là không có; không chắc là sẽ không gây hậu quả và càng không chắc sẽ không có câu chuyện củi lò.
Nhà báo Nguyễn Đức Hiển