duyanh
10-14-2020, 01:15 PM
Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 nhiều sạn: Bộ Giáo dục và Nhà Xuất bản chẳng lẽ vô can?
Theo khoản 3 điều 32, Luật Giáo dục được Quốc hội ban hành năm 2019, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chịu trách nhiệm về sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Còn theo quy định của Luật Xuất bản, những cá nhân có liên quan đến quá trình biên soạn, biên tập sách đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với những nội dung mình đã tham gia. Quy theo đó thì Giám đốc NXB Đại học Sư phạm TP HCM Lê Thanh Hà là người chịu trách nhiệm cao nhất.
Liên quan đến việc sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt 1 bị cho là quá nặng khiến giáo viên quá tải, đặc biệt bộ sách Cánh diều có nhiều “sạn”, câu hỏi được đặt ra là ai sẽ là người chịu trách nhiệm trước xã hội, các phụ huynh và học sinh về bộ sách này?
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/f3ce19b2a1ba61ef3e2eade9813c7e6e.jpg
Theo khoản 3 điều 32 Luật Giáo dục được Quốc hội ban hành năm 2019, có hiệu lực từ ngày 1-7-2020, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) chịu trách nhiệm về SGK giáo dục phổ thông. Bộ trưởng cũng là người phê duyệt SGK để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông sau khi được Hội đồng quốc gia thẩm định SGK thẩm định.
Đồng thời, quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định SGK và hội đồng thẩm định cấp tỉnh.
Tại cuộc họp tại trụ sở Chính phủ vào chiều 12-10 về việc xử lý các ý kiến về SGK Tiếng Việt 1 mới, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ thừa nhận bản thân ông chịu trách nhiệm về SGK và chương trình. Tuy nhiên, Bộ trưởng không phải là người có chuyên môn sâu về SGK, theo quy định thì hội đồng thẩm định sẽ giúp cho Bộ trưởng. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay ông đã chỉ đạo nghiêm túc theo đúng quy định và đang thực hiện theo đúng quy trình này.
Cũng tại Điều 32 Luật Giáo dục 2019, Hội đồng quốc gia thẩm định SGK do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thành lập theo từng môn học. Hội đồng và thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/c4ca4238a0b923820dcc509a6f75849b-21.jpg
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/393db8f32bdad968f72479f3e44b49b5.jpg
Tuy nhiên, GS Mai Ngọc Chừ, Phó chủ tịch Hội đồng thẩm định SGK Tiếng Việt 1, đã lên tiếng phủ nhận trách nhiệm, khẳng định chủ biên và nhóm tác giả sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung sách trước những vấn đề đang bị dư luận chỉ ra. Ông nói nhẹ nhàng cứ như Hội đồng thẩm định của ông chỉ lập ra để ngồi chơi xơi nước và nhận tiền của các nhà xuất bản, nhóm tác giả rồi đóng cộp dấu “ĐẠT”, mặc kệ nội dung ra sao?
Liên quan đến sách giáo khoa Tiếng Việt 1, ngày 12/10, ông Mai Ngọc Chử, Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định SGK đã cho báo chí biết rằng những “hạt sạn” trong sách Tiếng Việt 1 đã được Hội đồng đã khuyến cáo cho cả nhóm tác giả, nhưng nhóm đã bỏ ngoài tai nội dung khuyến cáo và không thay đổi, và do đó nhóm phải “hoàn toàn chịu trách nhiệm về những hạt sạn đó”.
Nói thêm, Hội đồng thẩm định sách giáo khoa do đích thân Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo phê duyệt từng thành viên. Hội đồng thẩm định sách giáo khoa đối với môn Tiếng Việt lớp 1 cũng vậy. Vì sao, Hội đồng thẩm định bộ Tiếng Việt lớp 1 có hai giáo sư là Trần Đình Sử và Mai Ngọc Chừ, vẫn để lọt những “hạt sạn” trong bộ sách do nhóm Cánh Diều biên soạn?
Giải thích về việc biên bản thẩm định cho thấy sách Tiếng Việt được bỏ phiếu Đạt 100%, ông Chữ nói rằng “Hội đồng thẩm định có vai trò xem xét, những cái gì sai bắt sửa, cái gì không đúng bắt sửa, nhưng nhiều khi cũng phải tôn trọng ý kiến của nhóm tác giả.” XIN HỎI, VẬY THÌ SINH RA CÁC HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH ĐỂ LÀM GÌ? KHÔNG SỬA MÀ KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH VẪN ĐẠT 100%? ĐÚNG LÀ VỪA LẬT LỌNG, VỪA HÈN CÁC ÔNG Ạ?
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/589c2313c55ae8dc5146bbc823de97d8.jpg
Với sách Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều, nói có nhiều “hạt sạn” là quá nhẹ, mà phải nói đúng đó là cuốn sách dạy cho trẻ vào đời bằng những lời lẽ thô lỗ, vô phép, phản giáo dục.
Với những lỗi thô thiển như dư luận đã vạch ra, với trình độ của một biên tập viên, tổng biên tập NXB nếu đọc bản thảo có trách nhiệm chắc chắn đã không thể nào chấp nhận được. Một giám đốc NXB có trách nhiệm, chỉ cần thực hiện đúng theo quy định của luật, chắc chắn đã không có một quyển SGK làm dư luận dậy sóng, gây thêm rối rắm cho nền giáo dục vốn đã nhiều tai tiếng. Hoặc chỉ cần khâu hậu kiểm, những người đọc bản nộp lưu chiểu có trách nhiệm, cũng đã đủ ngăn chặn Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều đến tay các cháu…
Pháp luật, hành lang pháp lý cho những người liên quan đến sự ra đời của sách đã có, tiếc thay tinh thần thượng tôn trước hết với những người có trách nhiệm mãi vẫn không nghiêm, hệ quả đã ập xuống ngay cả với con cháu chúng ta!
Riêng trong lĩnh vực xuất bản, không thể mãi để các NXB vô trách nhiệm cứ ngậm miệng hưởng lợi!
T.H
Theo khoản 3 điều 32, Luật Giáo dục được Quốc hội ban hành năm 2019, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chịu trách nhiệm về sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Còn theo quy định của Luật Xuất bản, những cá nhân có liên quan đến quá trình biên soạn, biên tập sách đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với những nội dung mình đã tham gia. Quy theo đó thì Giám đốc NXB Đại học Sư phạm TP HCM Lê Thanh Hà là người chịu trách nhiệm cao nhất.
Liên quan đến việc sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt 1 bị cho là quá nặng khiến giáo viên quá tải, đặc biệt bộ sách Cánh diều có nhiều “sạn”, câu hỏi được đặt ra là ai sẽ là người chịu trách nhiệm trước xã hội, các phụ huynh và học sinh về bộ sách này?
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/f3ce19b2a1ba61ef3e2eade9813c7e6e.jpg
Theo khoản 3 điều 32 Luật Giáo dục được Quốc hội ban hành năm 2019, có hiệu lực từ ngày 1-7-2020, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) chịu trách nhiệm về SGK giáo dục phổ thông. Bộ trưởng cũng là người phê duyệt SGK để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông sau khi được Hội đồng quốc gia thẩm định SGK thẩm định.
Đồng thời, quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định SGK và hội đồng thẩm định cấp tỉnh.
Tại cuộc họp tại trụ sở Chính phủ vào chiều 12-10 về việc xử lý các ý kiến về SGK Tiếng Việt 1 mới, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ thừa nhận bản thân ông chịu trách nhiệm về SGK và chương trình. Tuy nhiên, Bộ trưởng không phải là người có chuyên môn sâu về SGK, theo quy định thì hội đồng thẩm định sẽ giúp cho Bộ trưởng. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay ông đã chỉ đạo nghiêm túc theo đúng quy định và đang thực hiện theo đúng quy trình này.
Cũng tại Điều 32 Luật Giáo dục 2019, Hội đồng quốc gia thẩm định SGK do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thành lập theo từng môn học. Hội đồng và thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/c4ca4238a0b923820dcc509a6f75849b-21.jpg
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/393db8f32bdad968f72479f3e44b49b5.jpg
Tuy nhiên, GS Mai Ngọc Chừ, Phó chủ tịch Hội đồng thẩm định SGK Tiếng Việt 1, đã lên tiếng phủ nhận trách nhiệm, khẳng định chủ biên và nhóm tác giả sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung sách trước những vấn đề đang bị dư luận chỉ ra. Ông nói nhẹ nhàng cứ như Hội đồng thẩm định của ông chỉ lập ra để ngồi chơi xơi nước và nhận tiền của các nhà xuất bản, nhóm tác giả rồi đóng cộp dấu “ĐẠT”, mặc kệ nội dung ra sao?
Liên quan đến sách giáo khoa Tiếng Việt 1, ngày 12/10, ông Mai Ngọc Chử, Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định SGK đã cho báo chí biết rằng những “hạt sạn” trong sách Tiếng Việt 1 đã được Hội đồng đã khuyến cáo cho cả nhóm tác giả, nhưng nhóm đã bỏ ngoài tai nội dung khuyến cáo và không thay đổi, và do đó nhóm phải “hoàn toàn chịu trách nhiệm về những hạt sạn đó”.
Nói thêm, Hội đồng thẩm định sách giáo khoa do đích thân Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo phê duyệt từng thành viên. Hội đồng thẩm định sách giáo khoa đối với môn Tiếng Việt lớp 1 cũng vậy. Vì sao, Hội đồng thẩm định bộ Tiếng Việt lớp 1 có hai giáo sư là Trần Đình Sử và Mai Ngọc Chừ, vẫn để lọt những “hạt sạn” trong bộ sách do nhóm Cánh Diều biên soạn?
Giải thích về việc biên bản thẩm định cho thấy sách Tiếng Việt được bỏ phiếu Đạt 100%, ông Chữ nói rằng “Hội đồng thẩm định có vai trò xem xét, những cái gì sai bắt sửa, cái gì không đúng bắt sửa, nhưng nhiều khi cũng phải tôn trọng ý kiến của nhóm tác giả.” XIN HỎI, VẬY THÌ SINH RA CÁC HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH ĐỂ LÀM GÌ? KHÔNG SỬA MÀ KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH VẪN ĐẠT 100%? ĐÚNG LÀ VỪA LẬT LỌNG, VỪA HÈN CÁC ÔNG Ạ?
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/589c2313c55ae8dc5146bbc823de97d8.jpg
Với sách Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều, nói có nhiều “hạt sạn” là quá nhẹ, mà phải nói đúng đó là cuốn sách dạy cho trẻ vào đời bằng những lời lẽ thô lỗ, vô phép, phản giáo dục.
Với những lỗi thô thiển như dư luận đã vạch ra, với trình độ của một biên tập viên, tổng biên tập NXB nếu đọc bản thảo có trách nhiệm chắc chắn đã không thể nào chấp nhận được. Một giám đốc NXB có trách nhiệm, chỉ cần thực hiện đúng theo quy định của luật, chắc chắn đã không có một quyển SGK làm dư luận dậy sóng, gây thêm rối rắm cho nền giáo dục vốn đã nhiều tai tiếng. Hoặc chỉ cần khâu hậu kiểm, những người đọc bản nộp lưu chiểu có trách nhiệm, cũng đã đủ ngăn chặn Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều đến tay các cháu…
Pháp luật, hành lang pháp lý cho những người liên quan đến sự ra đời của sách đã có, tiếc thay tinh thần thượng tôn trước hết với những người có trách nhiệm mãi vẫn không nghiêm, hệ quả đã ập xuống ngay cả với con cháu chúng ta!
Riêng trong lĩnh vực xuất bản, không thể mãi để các NXB vô trách nhiệm cứ ngậm miệng hưởng lợi!
T.H