duyanh
10-16-2020, 01:35 PM
Thưa GS Thuyết, đừng cố bảo vệ cho nhóm lợi ích Giáo dục của các ông nữa!
Là người trong cuộc, tham gia vào việc xây dựng, biên soạn sách giáo khoa, GS Nguyễn Minh Thuyết nói: “Tôi tin là các tác giả viết sách giáo khoa không có lợi ích nhóm gì ở đây đâu”. Tôi cũng muốn tin điều ông nói, nếu như…
Tiếng Việt lớp 1 của nhóm Cánh Diều biên soạn, bị phản đối gay gắt. Thay vì tiếp thu những ý kiến và nhìn lại “đứa con cưng” của mình thì giáo sư Thuyết lại cho rằng đây là một âm mưu của nhóm lợi ích nhằm “chĩa mũi nhọn, soi mói, bóp méo các nội dung trong sách của chúng tôi. Đây là một biểu hiện thiếu lành mạnh và nguy hiểm, một chuyện cạnh tranh xấu xa”.
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/6771bcbb9b6d3b55c6164b766cdb2436.png
Vậy mà trước đó, cũng chính ông hùng hồn tuyên bố rằng “Viết sách giáo khoa không có lợi ích nhóm gì đâu” khi dư luận đang lên án cuốn sách Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại. Và cũng chính khi đó, PGS Nguyễn Lân Hiếu đã khẳng định rằng, có lợi ích nhóm sau tranh luận về GS Hồ Ngọc Đại nhằm xóa sổ Công nghệ Giáo dục và trường Thực nghiệm, cũng như để giành độc quyền biên soạn và bán sách giáo khoa.
Thế thì liệu rằng có lợi ích nhóm hay không? Và liệu rằng những lời của GS Thuyết thì câu nào là thật, câu nào là giả, câu nào là ngụy biện? Thiết nghĩ chắc chẳng cần thiết phải trả lời thêm.
Hai năm trước, trên nghị trường Quốc hội, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải từng tuyên bố sự thật chấn động: “Mỗi năm phụ huynh bỏ 1.000 tỷ mua SGK rồi bán giấy vụn suốt từ năm 2002 đến nay”. Số tiền 1.000 tỷ này nếu đem xây dựng nhà cho người có công sẽ tương đương với việc xây dựng 20.000 căn nhà mới (50 triệu đồng/một căn) và 40.000 căn nhà cho người có công được sửa chữa mỗi năm.
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/f8e4a8f4ec31cb9b0317bd73c34b81fa.jpg
Thế nhưng, trước thông tin đó, thì một người làm giáo dục như ông Thuyết lại thản nhiên nói rằng “không biết ở đâu ra một cái tính toán là nghìn tỷ. Nhưng mà tôi xin nói là như thế này, có một lần một người bạn tôi cũng thắc mắc như thế, tại sao mà ngành giáo dục của ông năm nào cũng thay đổi sách giáo khoa?”
“Tôi có hỏi anh ấy một câu như thế này, anh có thấy sách giáo khoa in lậu ở trên thị trường không? Sách tham khảo thì có, sách giáo khoa có in lậu không? Bởi vì người ta không dại gì in lậu sách giáo khoa. Bởi vì sách giáo khoa rất rẻ, bán theo trợ giá, Bộ Tài chính áp giá, bán rẻ cho các bạn học sinh sử dụng.
Sách như thế thì NXB Giáo dục năm đầu người ta không có lãi đâu. Người ta chỉ trông vào cái lãi những năm sau thôi”
Đó, trích nguyên văn câu nói của ông Thuyết. Báo chí giấy trắng mực đen còn in rõ. Thế thì xin nói thế này ông Thuyết ạ:
1. “ở đâu ra một cái tính toán là nghìn tỷ đồng”:
Đó chính là doanh thu bán sách giáo khoa 2000 trong 4 năm liên tục từ 2015 đến 2018 của NXB Giáo dục Việt Nam.
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/3915c4cef66c02c43159f9a5ceed4d28.jpg
Chưa kể đến khoảng 2 tỷ USD phục vụ cho việc biên soạn và thay sách giáo khoa 2000 (trong đó có khoảng 1 tỉ USD vay ODA phục vụ việc thay sách, 1 tỉ USD chi cho thiết bị dạy học phục vụ thay sách).
Còn nhớ, ngành giáo dục tiêu xong 2 tỷ USD năm 2008 là bắt tay vào chuẩn bị cho đợt thay SGK tiếp theo, trong khi người dân sẽ phải đóng thuế để trả số tiền này cho chủ nợ.
Phải chăng chính vì chỉ việc đi vay và tiêu tiền mà không có nghĩa vụ trả nợ, nên năm 2011 Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đưa ra đề án thay chương trình – sách giáo khoa 70 nghìn tỷ đồng làm rúng động dư luận?
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết là chủ biên sách giáo khoa Tiếng Việt và Ngữ văn từ lớp 2 đến lớp 9 của chương trình 2000, nếu nói không biết ở đâu ra con số nghìn tỷ đồng, liệu có phải là chuyện lạ?
2. “Sách giáo khoa 2000 rẻ, NXB Giáo dục Việt Nam lãi hay lỗ?”
Chuyện Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có lãi khi phát hành sách giáo khoa 2000 hay không, ngày 6/4/2007 Báo Sài Gòn giải phóng có bài:
“Kết luận thanh tra Nhà xuất bản Giáo dục: Càng độc quyền càng lãi, càng lãi giá sách càng… cao!”.
Theo kết luận thanh tra này, từ năm 2002 đến năm 2006, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã lãi 345,8 tỷ đồng từ bán sách giáo khoa 2000 và các tài liệu ăn theo.
Thầy Nguyễn Minh Thuyết mới chỉ nói một nửa vấn đề, là giá sách giáo khoa rất rẻ. Một nửa vấn đề còn lại, thầy không nhắc đến là quy luật kinh tế sản xuất càng nhiều thì giá thành trên một đầu sản phẩm càng giảm.
Người ta “ăn”, lãi ở số lượng sách giáo khoa in mỗi năm, và trong trường hợp Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam còn thêm độc quyền, chứ không phải giá thành 1 cuốn sách, hay 1 bộ sách.
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/4d6294ef774236fa99d87b98679a2d2e.jpg
Năm nay mất tiền triệu mua sách giáo khoa, sang năm chỉ bán đồng nát thôi. Nhà có anh chị em kề tuổi nhau cũng không sử dụng lại được, vì sao? Bởi các tác giả đã tính cả rồi, phải cho học sính viết vào sách luôn để không dùng lại được, cứ thế đều đặn mỗi năm hốt tiền của phụ huynh một lần. Chỉ một mẹo nhỏ như thế mà đã lợi hàng nghìn tỷ mỗi năm, thế thì tội gì các con buôn giáo dục không làm? Đây người ta gọi là “sáng kiến bòn tiền dân”, là chiêu trò làm vơi túi tiền của người dân lao động, mang về cho các tác giả SGK và NXB một khoản không nhỏ.
GS Nguyễn Minh Thuyết ngoài chủ biên sách Tiếng Việt 1, trước đó còn là chủ biên SGK Tiếng Việt và Ngữ văn từ lớp 2 đến lớp 9 của chương trình 2000, cũng như một loạt đầu sách tham khảo, vở bài tập, sách học buổi 2 đi kèm thì chắc không xa lạ với nguồn lợi này? Vậy mà ông trả lời báo chí thì uy cao đĩnh đạc, ra chiều liêm khiết lắm.
Ông Thuyết từng tâm sự “rất thật” rằng tiền nhuận bút viết sách giáo khoa mà NXB Giáo dục Việt Nam trả cho các tác giả rất thấp. Thậm chí mức nhuận bút tính theo tiết học (thay vì tính theo số lượng sách xuất bản, tái bản) là “rẻ mạt” nếu so với tiền dạy thêm của giáo viên thành thị. Nghe có thương cảm, xót xa cho các nhà biên soạn sách không?
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/c5c2037ab11f6a1596ab93af33d8aff5.png
Tại sao giáo dục Việt Nam lại ra nông nỗi này? Sặc mùi thương mại, lãi lời, lợi ích nhóm. Lương tâm của những người biên soạn, thẩm tra, phê duyệt ở đâu? Trách nhiệm của những người quản lý ở đâu? Mục đích cốt lõi của họ là gì?
Con trẻ không phải là trò chơi của một nhóm người nhân danh cải cách để kiếm chác, tương lai của đất nước không thể bị đem lên bàn cân thử nghiệm, rồi thu hồi, tiêu hủy như thế. Cuốn sách Tiếng Việt 1 của GS Thuyết không nên được chỉnh sửa, mà phải thu hồi, tiêu huỷ vì rất phản giáo dục.
Hãy cứu những cháu bé trước khi quá muộn!
Lam Anh
Là người trong cuộc, tham gia vào việc xây dựng, biên soạn sách giáo khoa, GS Nguyễn Minh Thuyết nói: “Tôi tin là các tác giả viết sách giáo khoa không có lợi ích nhóm gì ở đây đâu”. Tôi cũng muốn tin điều ông nói, nếu như…
Tiếng Việt lớp 1 của nhóm Cánh Diều biên soạn, bị phản đối gay gắt. Thay vì tiếp thu những ý kiến và nhìn lại “đứa con cưng” của mình thì giáo sư Thuyết lại cho rằng đây là một âm mưu của nhóm lợi ích nhằm “chĩa mũi nhọn, soi mói, bóp méo các nội dung trong sách của chúng tôi. Đây là một biểu hiện thiếu lành mạnh và nguy hiểm, một chuyện cạnh tranh xấu xa”.
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/6771bcbb9b6d3b55c6164b766cdb2436.png
Vậy mà trước đó, cũng chính ông hùng hồn tuyên bố rằng “Viết sách giáo khoa không có lợi ích nhóm gì đâu” khi dư luận đang lên án cuốn sách Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại. Và cũng chính khi đó, PGS Nguyễn Lân Hiếu đã khẳng định rằng, có lợi ích nhóm sau tranh luận về GS Hồ Ngọc Đại nhằm xóa sổ Công nghệ Giáo dục và trường Thực nghiệm, cũng như để giành độc quyền biên soạn và bán sách giáo khoa.
Thế thì liệu rằng có lợi ích nhóm hay không? Và liệu rằng những lời của GS Thuyết thì câu nào là thật, câu nào là giả, câu nào là ngụy biện? Thiết nghĩ chắc chẳng cần thiết phải trả lời thêm.
Hai năm trước, trên nghị trường Quốc hội, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải từng tuyên bố sự thật chấn động: “Mỗi năm phụ huynh bỏ 1.000 tỷ mua SGK rồi bán giấy vụn suốt từ năm 2002 đến nay”. Số tiền 1.000 tỷ này nếu đem xây dựng nhà cho người có công sẽ tương đương với việc xây dựng 20.000 căn nhà mới (50 triệu đồng/một căn) và 40.000 căn nhà cho người có công được sửa chữa mỗi năm.
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/f8e4a8f4ec31cb9b0317bd73c34b81fa.jpg
Thế nhưng, trước thông tin đó, thì một người làm giáo dục như ông Thuyết lại thản nhiên nói rằng “không biết ở đâu ra một cái tính toán là nghìn tỷ. Nhưng mà tôi xin nói là như thế này, có một lần một người bạn tôi cũng thắc mắc như thế, tại sao mà ngành giáo dục của ông năm nào cũng thay đổi sách giáo khoa?”
“Tôi có hỏi anh ấy một câu như thế này, anh có thấy sách giáo khoa in lậu ở trên thị trường không? Sách tham khảo thì có, sách giáo khoa có in lậu không? Bởi vì người ta không dại gì in lậu sách giáo khoa. Bởi vì sách giáo khoa rất rẻ, bán theo trợ giá, Bộ Tài chính áp giá, bán rẻ cho các bạn học sinh sử dụng.
Sách như thế thì NXB Giáo dục năm đầu người ta không có lãi đâu. Người ta chỉ trông vào cái lãi những năm sau thôi”
Đó, trích nguyên văn câu nói của ông Thuyết. Báo chí giấy trắng mực đen còn in rõ. Thế thì xin nói thế này ông Thuyết ạ:
1. “ở đâu ra một cái tính toán là nghìn tỷ đồng”:
Đó chính là doanh thu bán sách giáo khoa 2000 trong 4 năm liên tục từ 2015 đến 2018 của NXB Giáo dục Việt Nam.
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/3915c4cef66c02c43159f9a5ceed4d28.jpg
Chưa kể đến khoảng 2 tỷ USD phục vụ cho việc biên soạn và thay sách giáo khoa 2000 (trong đó có khoảng 1 tỉ USD vay ODA phục vụ việc thay sách, 1 tỉ USD chi cho thiết bị dạy học phục vụ thay sách).
Còn nhớ, ngành giáo dục tiêu xong 2 tỷ USD năm 2008 là bắt tay vào chuẩn bị cho đợt thay SGK tiếp theo, trong khi người dân sẽ phải đóng thuế để trả số tiền này cho chủ nợ.
Phải chăng chính vì chỉ việc đi vay và tiêu tiền mà không có nghĩa vụ trả nợ, nên năm 2011 Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đưa ra đề án thay chương trình – sách giáo khoa 70 nghìn tỷ đồng làm rúng động dư luận?
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết là chủ biên sách giáo khoa Tiếng Việt và Ngữ văn từ lớp 2 đến lớp 9 của chương trình 2000, nếu nói không biết ở đâu ra con số nghìn tỷ đồng, liệu có phải là chuyện lạ?
2. “Sách giáo khoa 2000 rẻ, NXB Giáo dục Việt Nam lãi hay lỗ?”
Chuyện Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có lãi khi phát hành sách giáo khoa 2000 hay không, ngày 6/4/2007 Báo Sài Gòn giải phóng có bài:
“Kết luận thanh tra Nhà xuất bản Giáo dục: Càng độc quyền càng lãi, càng lãi giá sách càng… cao!”.
Theo kết luận thanh tra này, từ năm 2002 đến năm 2006, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã lãi 345,8 tỷ đồng từ bán sách giáo khoa 2000 và các tài liệu ăn theo.
Thầy Nguyễn Minh Thuyết mới chỉ nói một nửa vấn đề, là giá sách giáo khoa rất rẻ. Một nửa vấn đề còn lại, thầy không nhắc đến là quy luật kinh tế sản xuất càng nhiều thì giá thành trên một đầu sản phẩm càng giảm.
Người ta “ăn”, lãi ở số lượng sách giáo khoa in mỗi năm, và trong trường hợp Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam còn thêm độc quyền, chứ không phải giá thành 1 cuốn sách, hay 1 bộ sách.
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/4d6294ef774236fa99d87b98679a2d2e.jpg
Năm nay mất tiền triệu mua sách giáo khoa, sang năm chỉ bán đồng nát thôi. Nhà có anh chị em kề tuổi nhau cũng không sử dụng lại được, vì sao? Bởi các tác giả đã tính cả rồi, phải cho học sính viết vào sách luôn để không dùng lại được, cứ thế đều đặn mỗi năm hốt tiền của phụ huynh một lần. Chỉ một mẹo nhỏ như thế mà đã lợi hàng nghìn tỷ mỗi năm, thế thì tội gì các con buôn giáo dục không làm? Đây người ta gọi là “sáng kiến bòn tiền dân”, là chiêu trò làm vơi túi tiền của người dân lao động, mang về cho các tác giả SGK và NXB một khoản không nhỏ.
GS Nguyễn Minh Thuyết ngoài chủ biên sách Tiếng Việt 1, trước đó còn là chủ biên SGK Tiếng Việt và Ngữ văn từ lớp 2 đến lớp 9 của chương trình 2000, cũng như một loạt đầu sách tham khảo, vở bài tập, sách học buổi 2 đi kèm thì chắc không xa lạ với nguồn lợi này? Vậy mà ông trả lời báo chí thì uy cao đĩnh đạc, ra chiều liêm khiết lắm.
Ông Thuyết từng tâm sự “rất thật” rằng tiền nhuận bút viết sách giáo khoa mà NXB Giáo dục Việt Nam trả cho các tác giả rất thấp. Thậm chí mức nhuận bút tính theo tiết học (thay vì tính theo số lượng sách xuất bản, tái bản) là “rẻ mạt” nếu so với tiền dạy thêm của giáo viên thành thị. Nghe có thương cảm, xót xa cho các nhà biên soạn sách không?
https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/c5c2037ab11f6a1596ab93af33d8aff5.png
Tại sao giáo dục Việt Nam lại ra nông nỗi này? Sặc mùi thương mại, lãi lời, lợi ích nhóm. Lương tâm của những người biên soạn, thẩm tra, phê duyệt ở đâu? Trách nhiệm của những người quản lý ở đâu? Mục đích cốt lõi của họ là gì?
Con trẻ không phải là trò chơi của một nhóm người nhân danh cải cách để kiếm chác, tương lai của đất nước không thể bị đem lên bàn cân thử nghiệm, rồi thu hồi, tiêu hủy như thế. Cuốn sách Tiếng Việt 1 của GS Thuyết không nên được chỉnh sửa, mà phải thu hồi, tiêu huỷ vì rất phản giáo dục.
Hãy cứu những cháu bé trước khi quá muộn!
Lam Anh