PDA

View Full Version : Sẽ không chỉ là con số 53 nếu thủy điện là “chính sách phát triển”, gỗ quý chảy về nhà quan



duyanh
10-29-2020, 12:29 PM
Sẽ không chỉ là con số 53 nếu thủy điện là “chính sách phát triển”, gỗ quý chảy về nhà quan



Nói về thảm họa tự nhiên thì không riêng gì Việt Nam, có những đất nước nằm chơi vơi giữa biển như Nhật, Indonesia hàng năm cũng gánh chịu không biết bao nhiêu tai ương. Nhưng hãy nhìn Nhật, họ vẫn vươn lên từng là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới suốt 42 năm liền, VN chẳng nhẽ lại chịu khuất phục trước thiên nhiên? Chúng ta không chỉ nghĩ tới biện pháp ngăn ngừa như đắp đê, xây nhà chống lũ, cái quan trọng là phải triệt tiêu tận gốc nguyên nhân gây ra những thảm họa bắt nguồn từ thiên tai. Vậy đâu là nguyên nhân: biến đổi khí hậu hay thủy điện? Xin thưa, cả hai đều xuất phát từ nạn PHÁ RỪNG.


https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/cfcd208495d565ef66e7dff9f98764da-85-1024x576.jpg

Thảm cảnh 53 con người bị vùi lấp thương tâm ở Quảng Nam, lý do chính đó chính là sạt lở. Đâu chỉ tính mạng con người, tài sản, hoa màu cũng theo đó bị “cuốn trôi”. Nguyên nhân là do đâu? Mưa bão liên tục bồi xả, cộng thêm sức nặng từ nguồn nước xả từ thủy điện, thử hỏi những ngọn đồi, quả núi nào chịu nổi khi “vũ khí” duy nhất để chúng đứng vững là RỪNG đã bị con người tàn phá hết?

Mà rừng bị tàn phá nặng nề như vậy là do đâu? Do nhu cầu sử dụng nguồn gỗ tự nhiên quá lớn từ các biệt phủ như nhà ông Chi cục trưởng Kiểm lâm Quảng Trị? Do các doanh nghiệp và cán bộ địa phương hăng hái thi nhau xây đập thủy điện vì lợi nhuận “ăn mấy đời cũng hết” (một khu bảo tồn ôm tới 4 thủy điện)? Nói trắng ra có phải là do luật quá lỏng lẻo, do chính sách quá quan liêu?

Ít ai biết, thảm họa 53 người đã từng được một nữ cán bộ cấp thấp là bà Lê Thị Thủy, Nguyên trưởng ban dân tộc tỉnh Quảng Nam cảnh báo từ năm 2017. Chính bà đã ngăn cản Quảng Nam xây dựng thêm 4 thủy điện ở Nam Trà My và thốt lên rằng “Việc phá rừng làm thủy điện giống như mảng da trên người sẽ mất dần, hậu thế trăm năm sau nói chúng ta là tội đồ”. Những tất cả đều bị bỏ ngoài tai. Thế mới thấy, đến cán bộ góp ý còn không được coi trọng thì dân thấp cổ bé họng liệu có được quan tâm?


https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/c4ca4238a0b923820dcc509a6f75849b-46.jpg

Cái phòng này bao nhiêu mét khối gỗ?

Có một thực tế là, Thiên tai & Biến đổi Khí hậu vẫn chưa được nhắc tới trong Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM). Và nếu có báo cáo ĐTM thì chúng không hề được công khai. Khi xây đập thủy điện, các lãnh đạo địa phương không hề hỏi ý kiến của những người trực tiếp bị tác động mà chỉ quan tâm đến chính sách phát triển của tỉnh (có lấy cũng không minh bạch và công khai). Đó chính là lý do khiến rừng bị tàn phá một cách vô tội vạ bất chấp những hệ lụy và thảm cảnh trong tương lai.

Không riêng gì vấn nạn phá rừng làm thủy điện, sự xuất hiện của những Khu du lịch nghỉ dưỡng, những “làng sinh thái”, công trình bất động sản kiểu Âu của những đại gia mê tiền như FLC của Trịnh Văn Quyết, SunGroup của Lê Viết Lam, … cũng đang góp phần xà xẻo hàng trăm ngàn hecta rừng, phá bay các tầng sinh quyển quý để thay vào những thứ tạp nham hoa lá để kiếm tiền. Vấn nạn bê tông này đang trải dài từ Bắc vào Nam ở hơn 30 vườn quốc gia! Bởi vậy mà xở xói lũ quét ngập lụt trên núi sẽ còn dài dài!

Thiết nghĩ đã đến lúc cần phải điều chỉnh lại Luật BVMT, đưa những vấn đề này vào, đặc biệt phải có hình thức xử phạt nghiêm khắc như thế nào để đền bù thích đáng cho những sinh mạng oan ức kia.


https://tambao.info/wp-content/uploads/2020/10/cfcd208495d565ef66e7dff9f98764da-86.jpg

Đặc biệt, phải làm rõ: Gỗ quý trong nhà quan từ đâu mà có? Nếu nó là gỗ rừng tự nhiên, gỗ có nguồn gốc bất hợp pháp thì sẽ bị xử lý như thế nào? Gỗ quý trong nhà quan và gỗ trong nhà dân thì quan có bị xử phạt nặng hơn để nêu gương cho dân? Xây đập thủy điện có được đánh giá đúng về Tác động môi trường? Có phớt lờ cảnh báo của dân, chuyên gia, cán bộ hay không? Xây đập thủy điện mang lại phát triển kinh tế quan trọng hơn hay tính mạng của con người quan trọng hơn? Kẻ nào phá rừng, kẻ nào duyệt phá rừng, mức xử phạt là như thế nào? Nếu không minh bạch, rõ ràng thì con số 53 người bị vùi lấp kia sẽ không dừng lại mà còn tiếp tục, có thể không phải bây giờ mà là năm sau và nhiều năm sau nữa.

Chỉ trong một thời gian ngắn, liên tiếp các địa phương đều bị quật ngã trước sự nổi giận của mẹ thiên nhiên: Rào Trăng 3 “bục”, Quảng Trị ” bục” đồn biên phòng 22 chiến sĩ bị vùi lấp, Cha Lo “bục”, bây giờ là Nam Trà My “bục”. Sợi dây kinh nghiệm sẽ còn được rút hoài đến bao giờ, chúng ta còn loay hoay mãi tới khi nào khi sinh mệnh của Nhân dân cứ thế bị vùi lấp không thương tiếc?



Tổng Hợp