giahamdzui
03-18-2021, 07:54 PM
Bàn về nghi vấn vaccine Oxford-AstraZeneca ’gây đông máu’ ở châu Âu
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/1260C/production/_116867257_hi065587233.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/1260C/production/_116867257_hi065587233.jpg)
ghe tin các nước châu Âu trong đó có các thành viên lớn của Liên hiệp Châu Âu (EU) theo nhau tạm dừng tiêm vaccine Covid-19 do Đại học Oxford và hãng dược AstraZeneca điều chế trước lo ngại một số trường hợp bị đông máu sau khi tiêm khiến tôi cũng giật mình vì có người thân trong gia đình vừa tiêm thuốc này.
Nó khiến nảy sinh lo ngại cả ở người đã tiêm và chưa tiêm là liệu vaccine này có an toàn hay không.
Khi nhiều quốc gia châu Âu có nền khoa học tân tiến như Pháp, Đức đồng loạt dừng một loại thuốc nào đó sẽ không tránh khỏi nghi ngại đối với loại thuốc này, nhưng là người sống tại Anh nhiều năm và với niềm tin ở các khoa học gia Anh, tôi cũng đặt câu hỏi không hiểu các nước này có quá cẩn trọng, và các trường hợp đông máu ở những người đã tiêm AstraZeneca chỉ là do trùng hợp hay vaccine là nguyên nhân gây đông máu?
Điều khiến tôi khá an tâm là khi một số nước, khởi đầu là Na Uy và Đan Mạch, quyết định tạm ngưng tiêm vaccine này, ngay lập tức không chỉ AstraZeneca, chính phủ và các khoa học gia Anh mà cả Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lẫn Cơ quan duyệt thuốc của châu Âu (EMA) và cơ quan duyệt thuốc của Anh (MHRA) đều khuyến cáo và cho tới nay vẫn nhấn mạnh rằng tiêm AstraZeneca là an toàn và không có bằng chứng là vaccine này gây đông máu.
Trước những quan ngại đó, hôm thứ Ba 16/3, EMA đã quyết định xem xét sự an toàn của AstraZeneca và cả các loại vaccine khác đã được phê duyệt, và sẽ có kết luận vào thứ Năm 18/3.
Những khuyến cáo này từ các cơ quan, tổ chức đáng tin cậy này đã trấn an tôi phần nào, đặc biệt khi các cơ quan phê duyệt thuốc của châu Âu và của Anh đều là các cơ quan hoạt động độc lập. Trên nguyên tắc, quyết định của họ hoàn toàn dựa trên cơ sở khoa học chứ không chịu áp lực của bất cứ chính phủ hay tổ chức chính trị, kinh tế nào.
Tỉ lệ đông máu sau khi tiêm AstraZeneca so với các vaccine khác
AstraZeneca cho biết con số người bị đông máu sau khi tiêm AstraZeneca không cao hơn so với tỉ lệ người bị đông máu thường thấy trong dân chúng nói chung (trong 17 triệu người đã tiêm AstraZeneca tại cả Anh và châu Âu thì có 37 trường hợp bị đông máu).
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/6C1E/production/_117487672_4d6047ae-b4c4-4ba0-9bf5-6f51335874c7.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/6C1E/production/_117487672_4d6047ae-b4c4-4ba0-9bf5-6f51335874c7.jpg)
Theo MHRA (tính tới ngày 28/2) 11,5 triệu người tại Anh đã tiêm Pfizer thì có 38 trường hợp bị đông máu, trong khi 9,7 triệu người tiêm AstraZeneca có 30 trường hợp. Có nghĩa là tỉ lệ bị đông máu trên 1 triệu người sau khi tiêm Pfizer (3.30) còn cao hơn sau khi tiêm AstraZeneca (3.06).
Bà Emer Cooke, Giám đốc điều hành EMA, hôm 15/3 cho biết các loại vaccine khác đã được EU phê duyệt là Pfizer và Moderna cũng có số trường hợp đông máu tương tự như AstraZeneca.
Có lẽ vì thế rất nhiều khoa học gia Anh cảm thấy quyết định theo nhau ngưng tiêm AstraZeneca của các chính phủ tại EU là một điều vô cùng khó hiểu, nhất là khi châu Âu đã và vẫn đang là nơi bị ảnh hưởng nặng nề vì Covid-19.
Nguy cơ đông máu sau khi tiêm chủng so với nguy cơ lây nhiễm Covid-19
Điều khiến tôi băn khoăn đó là không rõ nguyên nhân gì khiến AstraZeneca bị châu Âu "tẩy chay" như vậy dù về số liệu thì cũng không khác Pfizer là bao, nếu không nói là còn tốt hơn trên phương diện liên quan tới đông máu?
Phải chăng các nước trong khối EU đã có ác cảm với AstraZeneca ngay từ đầu vì một số lý do nào đó nên đã có quyết định không hoàn toàn dựa trên số liệu khoa học?
Liệu có phải vì áp lực từ các nước khác trong EU nên một số quốc gia đã theo nhau ngưng tiêm loại vaccine này?
Theo bà Mary Cushman, Giám đốc Trung tâm Y tế về Chương trình Đông máu và Cầm máu thuộc Đại học Vermont thì trên thực tế, tỉ lệ đông máu thấp ở người đã tiêm chủng so với tỉ lệ trung bình trong dân chúng nói chung thậm chí còn gợi ý cho thấy tiêm vaccine giúp bảo vệ tình trạng bị đông máu.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/183A6/production/_117583299_066126243-1.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/183A6/production/_117583299_066126243-1.jpg)
Đông máu chính là một trong những triệu chứng ở những người nhiễm Covid-19 và như giáo sư Anthony Harnden, Phó Chủ tịch Uỷ ban Phối hợp Tiêm chủng và Miễn dịch (JCVI), nói: "nguy cơ bị đông máu do nhiễm Covid còn vượt xa so với nguy cơ đông máu do tiêm chủng".
Tại Anh, đông máu xảy ra khá phổ biến, khoảng 1/1000 người mỗi năm.
Lợi bất cập hại?
Theo các khoa học gia nguy cơ nhiễm Covid tại châu Âu đang ở mức 4%, trong khi nguy cơ bị đông máu sau khi tiêm cả Pfizer lẫn AstraZeneca chỉ là hơn 3 phần triệu.
Theo giáo sư David Spiegelhalter, chuyên gia về tìm hiểu các nguy cơ thuộc Đại học Cambridge, cho rằng đôi khi cần nhìn vượt ra ngoài các nguyên tác cẩn trọng và phải có quyết định táo bạo và trong những bối cảnh đặc biệt thì "đôi khi chờ đợi đến khi biết chắc có khi là có hại. Không tiêm chủng sẽ khiến tử vong."
Một thành viên của nhóm làm việc về vaccine Covid thuộc WHO, giáo sư Adam Finn, cũng cho biết việc dừng tiêm của một số nước như vậy là "điều hoàn toàn không mong muốn" và có thể phá huỷ niềm tin vào vaccine, gây thêm tử vong vì Covid.
Thiếu niềm tin ở vaccine AstraZeneca ngay từ đầu?
Đây không phải lần đầu tiên các nước EU cẩn trọng với AstraZeneca.
Trước đó Đức, Pháp và một số nước khác đã áp dụng nguyên tắc cẩn trọng khi không chỉ định tiêm AstraZeneca cho người trên 65 tuổi nhưng sau đó đã phải thay đổi quyết định của họ. Tuy nhiên dường như vẫn còn dư âm ảnh hưởng của quyết định này.
Cả Pháp và Đức hiện mới chỉ dùng hết một nửa lượng AstraZeneca được cung cấp và họ phụ thuộc nhiều hơn vào lượng vaccine Pfizer có được. Nhiều khoa học gia cho rằng nó có thể có những hệ quả chết người.
Pháp, Đức và một số nước châu Âu khác hiện đang có tỉ lệ lây nhiễm cao hơn tại Anh và thậm chí đứng trước nguy cơ bệnh viện quá tải như tại Pháp hoặc phải phong toả trở lại như tại Italy.
Trong khi đó, các nước có tỉ lệ tiêm chủng cao như Anh Quốc, Hoa Kỳ và Israel con số tử vong và lây nhiễm giảm đáng kể.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/C531/production/_117618405_mediaitem117583295.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/C531/production/_117618405_mediaitem117583295.jpg)
Có thể một phần nguyên nhân khiến các nước có quyết định ngưng AstraZeneca là do thiếu tin tưởng ở vaccine này so với các vaccine khác hiện có trên thị trường.
Theo phân tích của phóng viên Matthew Herper đăng trên Statnews.com, thì việc phê chuẩn AstraZeneca dựa trên số liệu thử nghiệm lâm sàng thực hiện tại Anh, Brazil và Nam Phi và các số liệu đã sử dụng thông tin về hai cách thức tiêm khác nhau (liều lượng hai mũi giống nhau và cách nhau 3 tuần và liều lượng mũi thứ nhất nửa liều và mũi thứ hai cả liều, và thời gian giãn cách giữa hai liều lâu hơn ba tuần) vì thế đã ảnh hưởng tới độ tin cậy của số liệu.
Vẫn theo Matthew Herper, tuy báo cáo của EMA về kết quả thử nghiệm nói rằng "hồ sơ thiếu sự giám sát của nhà tài trợ nên ảnh hưởng tới báo cáo dữ liệu và vì thế ảnh hưởng tới tính toàn vẹn của dữ liệu"nhưng EMA vẫn kết luận là số liệu đủ mạnh để kết luận được về tính hiệu quả và an toàn"của vaccine.
EMA ước tính vaccine AstraZeneca có hiệu quả 60% và số liệu cung cấp không có dấu hiệu bệnh nhân có khả năng bị đông máu cao hơn so với những người dùng thuốc giả.
Hiện nay Viện Y tế Quốc gia Mỹ đang thực hiện một thử nghiệm lâm sàng với hơn 30 ngàn người tham gia, bắt đầu từ tháng 9 năm ngoái.
Và người ta hy vọng rằng kết quả thử nghiệm này sẽ giải quyết dứt điểm bất cứ câu hỏi hay quan ngại nào đối với vaccine AstraZeneca.
Bài thể hiện quan điểm riêng của người viết, hiện sống tại London, Anh Quốc.
Tin mới nhận chiều tối 18/03 giờ Anh:
Cơ quan Y tế châu Âu (EMA) phán quyết rằng vaccine Oxford-AstraZeneca 'an toàn và hiệu quả'
Phán quyết đưa ra chiều tối 18/03/2021 được mong đợi những ngày qua vì có câu hỏi liệu vaccine do công ty Anh - Thụy Điển chế tạo có "gây ra đông máu" hay không.
Cuộc điều tra của EMA nói không bằng chứng rằng "vaccine này gây ra đông máu" sau khi tiêm, và khuyến nghị EU tiếp tục tiêm chủng bằng vaccine Oxford-AstraZeneca.
BBC
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/1260C/production/_116867257_hi065587233.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/1260C/production/_116867257_hi065587233.jpg)
ghe tin các nước châu Âu trong đó có các thành viên lớn của Liên hiệp Châu Âu (EU) theo nhau tạm dừng tiêm vaccine Covid-19 do Đại học Oxford và hãng dược AstraZeneca điều chế trước lo ngại một số trường hợp bị đông máu sau khi tiêm khiến tôi cũng giật mình vì có người thân trong gia đình vừa tiêm thuốc này.
Nó khiến nảy sinh lo ngại cả ở người đã tiêm và chưa tiêm là liệu vaccine này có an toàn hay không.
Khi nhiều quốc gia châu Âu có nền khoa học tân tiến như Pháp, Đức đồng loạt dừng một loại thuốc nào đó sẽ không tránh khỏi nghi ngại đối với loại thuốc này, nhưng là người sống tại Anh nhiều năm và với niềm tin ở các khoa học gia Anh, tôi cũng đặt câu hỏi không hiểu các nước này có quá cẩn trọng, và các trường hợp đông máu ở những người đã tiêm AstraZeneca chỉ là do trùng hợp hay vaccine là nguyên nhân gây đông máu?
Điều khiến tôi khá an tâm là khi một số nước, khởi đầu là Na Uy và Đan Mạch, quyết định tạm ngưng tiêm vaccine này, ngay lập tức không chỉ AstraZeneca, chính phủ và các khoa học gia Anh mà cả Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lẫn Cơ quan duyệt thuốc của châu Âu (EMA) và cơ quan duyệt thuốc của Anh (MHRA) đều khuyến cáo và cho tới nay vẫn nhấn mạnh rằng tiêm AstraZeneca là an toàn và không có bằng chứng là vaccine này gây đông máu.
Trước những quan ngại đó, hôm thứ Ba 16/3, EMA đã quyết định xem xét sự an toàn của AstraZeneca và cả các loại vaccine khác đã được phê duyệt, và sẽ có kết luận vào thứ Năm 18/3.
Những khuyến cáo này từ các cơ quan, tổ chức đáng tin cậy này đã trấn an tôi phần nào, đặc biệt khi các cơ quan phê duyệt thuốc của châu Âu và của Anh đều là các cơ quan hoạt động độc lập. Trên nguyên tắc, quyết định của họ hoàn toàn dựa trên cơ sở khoa học chứ không chịu áp lực của bất cứ chính phủ hay tổ chức chính trị, kinh tế nào.
Tỉ lệ đông máu sau khi tiêm AstraZeneca so với các vaccine khác
AstraZeneca cho biết con số người bị đông máu sau khi tiêm AstraZeneca không cao hơn so với tỉ lệ người bị đông máu thường thấy trong dân chúng nói chung (trong 17 triệu người đã tiêm AstraZeneca tại cả Anh và châu Âu thì có 37 trường hợp bị đông máu).
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/6C1E/production/_117487672_4d6047ae-b4c4-4ba0-9bf5-6f51335874c7.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/6C1E/production/_117487672_4d6047ae-b4c4-4ba0-9bf5-6f51335874c7.jpg)
Theo MHRA (tính tới ngày 28/2) 11,5 triệu người tại Anh đã tiêm Pfizer thì có 38 trường hợp bị đông máu, trong khi 9,7 triệu người tiêm AstraZeneca có 30 trường hợp. Có nghĩa là tỉ lệ bị đông máu trên 1 triệu người sau khi tiêm Pfizer (3.30) còn cao hơn sau khi tiêm AstraZeneca (3.06).
Bà Emer Cooke, Giám đốc điều hành EMA, hôm 15/3 cho biết các loại vaccine khác đã được EU phê duyệt là Pfizer và Moderna cũng có số trường hợp đông máu tương tự như AstraZeneca.
Có lẽ vì thế rất nhiều khoa học gia Anh cảm thấy quyết định theo nhau ngưng tiêm AstraZeneca của các chính phủ tại EU là một điều vô cùng khó hiểu, nhất là khi châu Âu đã và vẫn đang là nơi bị ảnh hưởng nặng nề vì Covid-19.
Nguy cơ đông máu sau khi tiêm chủng so với nguy cơ lây nhiễm Covid-19
Điều khiến tôi băn khoăn đó là không rõ nguyên nhân gì khiến AstraZeneca bị châu Âu "tẩy chay" như vậy dù về số liệu thì cũng không khác Pfizer là bao, nếu không nói là còn tốt hơn trên phương diện liên quan tới đông máu?
Phải chăng các nước trong khối EU đã có ác cảm với AstraZeneca ngay từ đầu vì một số lý do nào đó nên đã có quyết định không hoàn toàn dựa trên số liệu khoa học?
Liệu có phải vì áp lực từ các nước khác trong EU nên một số quốc gia đã theo nhau ngưng tiêm loại vaccine này?
Theo bà Mary Cushman, Giám đốc Trung tâm Y tế về Chương trình Đông máu và Cầm máu thuộc Đại học Vermont thì trên thực tế, tỉ lệ đông máu thấp ở người đã tiêm chủng so với tỉ lệ trung bình trong dân chúng nói chung thậm chí còn gợi ý cho thấy tiêm vaccine giúp bảo vệ tình trạng bị đông máu.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/183A6/production/_117583299_066126243-1.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/183A6/production/_117583299_066126243-1.jpg)
Đông máu chính là một trong những triệu chứng ở những người nhiễm Covid-19 và như giáo sư Anthony Harnden, Phó Chủ tịch Uỷ ban Phối hợp Tiêm chủng và Miễn dịch (JCVI), nói: "nguy cơ bị đông máu do nhiễm Covid còn vượt xa so với nguy cơ đông máu do tiêm chủng".
Tại Anh, đông máu xảy ra khá phổ biến, khoảng 1/1000 người mỗi năm.
Lợi bất cập hại?
Theo các khoa học gia nguy cơ nhiễm Covid tại châu Âu đang ở mức 4%, trong khi nguy cơ bị đông máu sau khi tiêm cả Pfizer lẫn AstraZeneca chỉ là hơn 3 phần triệu.
Theo giáo sư David Spiegelhalter, chuyên gia về tìm hiểu các nguy cơ thuộc Đại học Cambridge, cho rằng đôi khi cần nhìn vượt ra ngoài các nguyên tác cẩn trọng và phải có quyết định táo bạo và trong những bối cảnh đặc biệt thì "đôi khi chờ đợi đến khi biết chắc có khi là có hại. Không tiêm chủng sẽ khiến tử vong."
Một thành viên của nhóm làm việc về vaccine Covid thuộc WHO, giáo sư Adam Finn, cũng cho biết việc dừng tiêm của một số nước như vậy là "điều hoàn toàn không mong muốn" và có thể phá huỷ niềm tin vào vaccine, gây thêm tử vong vì Covid.
Thiếu niềm tin ở vaccine AstraZeneca ngay từ đầu?
Đây không phải lần đầu tiên các nước EU cẩn trọng với AstraZeneca.
Trước đó Đức, Pháp và một số nước khác đã áp dụng nguyên tắc cẩn trọng khi không chỉ định tiêm AstraZeneca cho người trên 65 tuổi nhưng sau đó đã phải thay đổi quyết định của họ. Tuy nhiên dường như vẫn còn dư âm ảnh hưởng của quyết định này.
Cả Pháp và Đức hiện mới chỉ dùng hết một nửa lượng AstraZeneca được cung cấp và họ phụ thuộc nhiều hơn vào lượng vaccine Pfizer có được. Nhiều khoa học gia cho rằng nó có thể có những hệ quả chết người.
Pháp, Đức và một số nước châu Âu khác hiện đang có tỉ lệ lây nhiễm cao hơn tại Anh và thậm chí đứng trước nguy cơ bệnh viện quá tải như tại Pháp hoặc phải phong toả trở lại như tại Italy.
Trong khi đó, các nước có tỉ lệ tiêm chủng cao như Anh Quốc, Hoa Kỳ và Israel con số tử vong và lây nhiễm giảm đáng kể.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/C531/production/_117618405_mediaitem117583295.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/C531/production/_117618405_mediaitem117583295.jpg)
Có thể một phần nguyên nhân khiến các nước có quyết định ngưng AstraZeneca là do thiếu tin tưởng ở vaccine này so với các vaccine khác hiện có trên thị trường.
Theo phân tích của phóng viên Matthew Herper đăng trên Statnews.com, thì việc phê chuẩn AstraZeneca dựa trên số liệu thử nghiệm lâm sàng thực hiện tại Anh, Brazil và Nam Phi và các số liệu đã sử dụng thông tin về hai cách thức tiêm khác nhau (liều lượng hai mũi giống nhau và cách nhau 3 tuần và liều lượng mũi thứ nhất nửa liều và mũi thứ hai cả liều, và thời gian giãn cách giữa hai liều lâu hơn ba tuần) vì thế đã ảnh hưởng tới độ tin cậy của số liệu.
Vẫn theo Matthew Herper, tuy báo cáo của EMA về kết quả thử nghiệm nói rằng "hồ sơ thiếu sự giám sát của nhà tài trợ nên ảnh hưởng tới báo cáo dữ liệu và vì thế ảnh hưởng tới tính toàn vẹn của dữ liệu"nhưng EMA vẫn kết luận là số liệu đủ mạnh để kết luận được về tính hiệu quả và an toàn"của vaccine.
EMA ước tính vaccine AstraZeneca có hiệu quả 60% và số liệu cung cấp không có dấu hiệu bệnh nhân có khả năng bị đông máu cao hơn so với những người dùng thuốc giả.
Hiện nay Viện Y tế Quốc gia Mỹ đang thực hiện một thử nghiệm lâm sàng với hơn 30 ngàn người tham gia, bắt đầu từ tháng 9 năm ngoái.
Và người ta hy vọng rằng kết quả thử nghiệm này sẽ giải quyết dứt điểm bất cứ câu hỏi hay quan ngại nào đối với vaccine AstraZeneca.
Bài thể hiện quan điểm riêng của người viết, hiện sống tại London, Anh Quốc.
Tin mới nhận chiều tối 18/03 giờ Anh:
Cơ quan Y tế châu Âu (EMA) phán quyết rằng vaccine Oxford-AstraZeneca 'an toàn và hiệu quả'
Phán quyết đưa ra chiều tối 18/03/2021 được mong đợi những ngày qua vì có câu hỏi liệu vaccine do công ty Anh - Thụy Điển chế tạo có "gây ra đông máu" hay không.
Cuộc điều tra của EMA nói không bằng chứng rằng "vaccine này gây ra đông máu" sau khi tiêm, và khuyến nghị EU tiếp tục tiêm chủng bằng vaccine Oxford-AstraZeneca.
BBC