duyanh
08-10-2021, 12:23 PM
Hà Nội: Cảnh báo nguy cơ lây lan COVID-19 tại các chốt kiểm soát giấy đi đường
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2021/08/anh-chup-man-hinh-2021-08-10-luc-84314-sa-700x366.png
Chốt kiểm soát giấy đi đường ở Nguyễn Chí Thanh bị ùn tắc (ảnh: Người lao Động).
Sáng 9/8, cảnh người xe ùn tắc tại các chốt kiểm tra ở TP. Hà Nội lại tái diễn, kèm theo mối lo về nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Cục trưởng Cục Y tế cho rằng, nếu cán bộ trực chốt thường xuyên dùng tay cầm giấy đi đường, giấy tờ của người dân thì nguy cơ lây nhiễm cao cho nhiều người nếu cán bộ trực chốt là F0 và ngược lại nếu có người dân đi đường nào là F0 thì lại lây cho cán bộ trực và từ đó lây cho người khác.
Thanh Niên đưa tin, UBND TP. Hà Nội yêu cầu ngoài mẫu giấy đi đường theo quy định, người đi đường cần xuất trình kèm theo: căn cước công dân, chứng minh nhân dân, lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Các mẫu giấy này phải có xác nhận của UBND phường sở tại.
Yêu cầu bất ngờ của TP khiến các doanh nghiệp (DN), cơ quan, đơn vị trên địa bàn “trở tay không kịp”. Từ sáng qua 9/8, nhiều DN, công ty trên địa bàn Hà Nội rất vất vả trong việc xây dựng lịch trực, lịch làm việc để mang hồ sơ ra phường xin xác nhận. Tại trụ sở nhiều phường như Yên Hòa, Dịch Vọng Hậu (Q.Cầu Giấy), P.Minh Khai, Lê Đại Hành (Q.Hai Bà Trưng)…, dòng người chen chúc xếp hàng ra đến tận cổng để nộp hồ sơ xin xác nhận làm việc và xác nhận giấy đi đường cho cán bộ, nhân viên.
Chị Nguyễn Hoàng Giang (trụ sở công ty tại P.Trung Liệt, Q.Đống Đa) cho hay sáng chị đã qua phường một lần, chiều lại đến lần nữa vì vẫn thiếu hồ sơ như yêu cầu. “Mỗi phường lại yêu cầu một mẫu riêng. Như ở phường tôi thì yêu cầu công văn của công ty, phương án phòng chống COVID-19, đăng ký kinh doanh, đăng ký ngành nghề thiết yếu, giấy tờ chứng thực nơi làm việc, giấy đi đường kèm theo bảng phân công công tác. Tôi đã nộp hồ sơ cho phường nhưng phải đến mai mới được duyệt, vì phường hôm nay (ngày 9/8 – PV) đang quá tải, mãi tới 5 giờ 30 chiều phường mới nhận và thông báo mai chờ kết quả”, chị Giang nói.
Dù mất 2 ngày, chị Giang vẫn thấy mình may mắn hơn khá nhiều so với các công ty khác, khi phường sở tại không yêu cầu hợp đồng lao động và bảng lương.
http://dkn.tv/wp-content/uploads/2021/08/anh-chup-man-hinh-2021-08-10-luc-84505-sa.png
Ảnh chụp màn hình Người lao Động.
Chị L.T.T., làm việc tại một công ty có trụ sở tại đường Duy Tân (P.Dịch Vọng Hậu, Q.Cầu Giấy) cho hay cũng đã 2 lần lên phường để xin xác nhận, đến chiều muộn vẫn chưa được cấp giấy vì phường quá tải hồ sơ. “Phường yêu cầu để lại số điện thoại, khi nào có thông tin sẽ liên lạc sau. Trong thời gian chưa có xác nhận thì yêu cầu công ty tạm ngừng hoạt động”, chị T. than phiền.
Không chỉ các DN bối rối, nhiều người dân cũng rất băn khoăn không biết cần những giấy tờ gì để ra đường mà không bị xử phạt. Ghi nhận chiều 9/8 tại UBND P.Thanh Nhàn và P.Minh Khai (Q.Hai Bà Trưng), rất đông người dân xếp hàng chờ đến lượt vào xin xác nhận giấy đi đường, kéo dài ra cả phía sân trước bộ phận tiếp nhận hồ sơ.
Nhiều người xếp hàng chờ cả buổi sáng không đến lượt, chiều quay lại vẫn tiếp tục phải xếp hàng do lượng người đi làm thủ tục quá đông. Đa số đều tỏ ra lo lắng khi không kịp lấy giấy xác nhận, vì từ hôm nay (10/8), TP. Hà Nội sẽ bắt đầu xử phạt những người không đủ các loại giấy đi đường theo yêu cầu mới.
Tại UBND P.Yên Hòa (Q.Cầu Giấy) hôm qua cũng có khá đông người dân xếp hàng chờ xác nhận giấy đi đường. Ông Đỗ Ngọc Anh, Chủ tịch UBND P.Yên Hòa cho biết, việc thực hiện xác nhận giấy đi đường khiến chính quyền cơ sở gặp khá nhiều khó khăn.
Cảnh báo nguy cơ lây lan dịch COVID-19 tại các chốt kiểm soát giấy đi đường
Từ 6 giờ sáng qua, hàng trăm chốt kiểm soát cơ động khắp TP. Hà Nội đã tăng cường lực lượng, kiểm soát chặt hơn việc người dân ra đường. Song lượng người, phương tiện trên các tuyến đường Hà Nội vẫn ở mức đông. Nhiều chốt kiểm soát trên đường Nguyễn Chí Thanh, Tả Thanh Oai… phương tiện dừng thành hàng dài để chờ kiểm tra, dẫn đến tình trạng ùn ứ.
Theo Người lao Động, trước tình trạng này, PGS-TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng, việc Hà Nội đưa ra phương án siết chặt kiểm soát giấy đi đường do đợt giãn cách xã hội 14 ngày đầu người dân vẫn đi lại nhiều, đường phố vẫn đông. Từ đó, xuất hiện nguy cơ mất an toàn, nguy cơ lây lan dịch bệnh cao.
“Trong lần giãn cách xã hội lần thứ 2, Hà Nội muốn hạn chế, kiểm soát chặt hơn nữa người dân ra đường khi không thật cần thiết nên đã ban hành những quy định trên. Việc hạn chế người dân ra đường là điều cần thiết, nhưng đã dẫn đến thực tế xảy ra việc tụ tập đông người tại các chốt kiểm soát. Tụ tập đông người là một trong những yếu tố có thể làm lây lan dịch bệnh, dù có chủ động thay thụ động”- PGS Phu nói.
Cũng theo PGS Phu, với việc không đảm bảo giữ khoảng cách tối thiểu 2 m thì nguy cơ lây nhiễm rất cao nếu chẳng may trong số đó có F0. Nếu cán bộ trực chốt thường xuyên dùng tay cầm giấy đi đường, giấy tờ của người dân thì nguy cơ lây nhiễm cao cho nhiều người nếu cán bộ trực chốt là F0 và ngược lại nếu có người dân đi đường nào là F0 thì lại lây cho cán bộ trực và từ đó lây cho người khác. “Một ví dụ là chuỗi lây nhiễm Công ty SEI mà bảo vệ lây cho công nhân nhà máy”- PGS Phu dẫn chứng.
Sở Y tế Hà Nội ghi nhận 14 người dương tính COVID-19 từ 18h ngày 9/8 đến 6h ngày 10/8, thuộc hai chùm ca nhiễm hiện hành.
Những ca này Bộ Y tế chưa công bố, coi như ca nghi nhiễm. Các ca mới phân bố tại 5 quận huyện, gồm: Thạch Thất, Cầu Giấy, Đống Đa, Chương Mỹ, Hà Đông.
Tính từ ngày 29/4 đến nay, Hà Nội ghi nhận 1.867 trường hợp dương tính nCoV, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.098, số mắc là đối tượng đã được cách ly 769.
DKN
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2021/08/anh-chup-man-hinh-2021-08-10-luc-84314-sa-700x366.png
Chốt kiểm soát giấy đi đường ở Nguyễn Chí Thanh bị ùn tắc (ảnh: Người lao Động).
Sáng 9/8, cảnh người xe ùn tắc tại các chốt kiểm tra ở TP. Hà Nội lại tái diễn, kèm theo mối lo về nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Cục trưởng Cục Y tế cho rằng, nếu cán bộ trực chốt thường xuyên dùng tay cầm giấy đi đường, giấy tờ của người dân thì nguy cơ lây nhiễm cao cho nhiều người nếu cán bộ trực chốt là F0 và ngược lại nếu có người dân đi đường nào là F0 thì lại lây cho cán bộ trực và từ đó lây cho người khác.
Thanh Niên đưa tin, UBND TP. Hà Nội yêu cầu ngoài mẫu giấy đi đường theo quy định, người đi đường cần xuất trình kèm theo: căn cước công dân, chứng minh nhân dân, lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Các mẫu giấy này phải có xác nhận của UBND phường sở tại.
Yêu cầu bất ngờ của TP khiến các doanh nghiệp (DN), cơ quan, đơn vị trên địa bàn “trở tay không kịp”. Từ sáng qua 9/8, nhiều DN, công ty trên địa bàn Hà Nội rất vất vả trong việc xây dựng lịch trực, lịch làm việc để mang hồ sơ ra phường xin xác nhận. Tại trụ sở nhiều phường như Yên Hòa, Dịch Vọng Hậu (Q.Cầu Giấy), P.Minh Khai, Lê Đại Hành (Q.Hai Bà Trưng)…, dòng người chen chúc xếp hàng ra đến tận cổng để nộp hồ sơ xin xác nhận làm việc và xác nhận giấy đi đường cho cán bộ, nhân viên.
Chị Nguyễn Hoàng Giang (trụ sở công ty tại P.Trung Liệt, Q.Đống Đa) cho hay sáng chị đã qua phường một lần, chiều lại đến lần nữa vì vẫn thiếu hồ sơ như yêu cầu. “Mỗi phường lại yêu cầu một mẫu riêng. Như ở phường tôi thì yêu cầu công văn của công ty, phương án phòng chống COVID-19, đăng ký kinh doanh, đăng ký ngành nghề thiết yếu, giấy tờ chứng thực nơi làm việc, giấy đi đường kèm theo bảng phân công công tác. Tôi đã nộp hồ sơ cho phường nhưng phải đến mai mới được duyệt, vì phường hôm nay (ngày 9/8 – PV) đang quá tải, mãi tới 5 giờ 30 chiều phường mới nhận và thông báo mai chờ kết quả”, chị Giang nói.
Dù mất 2 ngày, chị Giang vẫn thấy mình may mắn hơn khá nhiều so với các công ty khác, khi phường sở tại không yêu cầu hợp đồng lao động và bảng lương.
http://dkn.tv/wp-content/uploads/2021/08/anh-chup-man-hinh-2021-08-10-luc-84505-sa.png
Ảnh chụp màn hình Người lao Động.
Chị L.T.T., làm việc tại một công ty có trụ sở tại đường Duy Tân (P.Dịch Vọng Hậu, Q.Cầu Giấy) cho hay cũng đã 2 lần lên phường để xin xác nhận, đến chiều muộn vẫn chưa được cấp giấy vì phường quá tải hồ sơ. “Phường yêu cầu để lại số điện thoại, khi nào có thông tin sẽ liên lạc sau. Trong thời gian chưa có xác nhận thì yêu cầu công ty tạm ngừng hoạt động”, chị T. than phiền.
Không chỉ các DN bối rối, nhiều người dân cũng rất băn khoăn không biết cần những giấy tờ gì để ra đường mà không bị xử phạt. Ghi nhận chiều 9/8 tại UBND P.Thanh Nhàn và P.Minh Khai (Q.Hai Bà Trưng), rất đông người dân xếp hàng chờ đến lượt vào xin xác nhận giấy đi đường, kéo dài ra cả phía sân trước bộ phận tiếp nhận hồ sơ.
Nhiều người xếp hàng chờ cả buổi sáng không đến lượt, chiều quay lại vẫn tiếp tục phải xếp hàng do lượng người đi làm thủ tục quá đông. Đa số đều tỏ ra lo lắng khi không kịp lấy giấy xác nhận, vì từ hôm nay (10/8), TP. Hà Nội sẽ bắt đầu xử phạt những người không đủ các loại giấy đi đường theo yêu cầu mới.
Tại UBND P.Yên Hòa (Q.Cầu Giấy) hôm qua cũng có khá đông người dân xếp hàng chờ xác nhận giấy đi đường. Ông Đỗ Ngọc Anh, Chủ tịch UBND P.Yên Hòa cho biết, việc thực hiện xác nhận giấy đi đường khiến chính quyền cơ sở gặp khá nhiều khó khăn.
Cảnh báo nguy cơ lây lan dịch COVID-19 tại các chốt kiểm soát giấy đi đường
Từ 6 giờ sáng qua, hàng trăm chốt kiểm soát cơ động khắp TP. Hà Nội đã tăng cường lực lượng, kiểm soát chặt hơn việc người dân ra đường. Song lượng người, phương tiện trên các tuyến đường Hà Nội vẫn ở mức đông. Nhiều chốt kiểm soát trên đường Nguyễn Chí Thanh, Tả Thanh Oai… phương tiện dừng thành hàng dài để chờ kiểm tra, dẫn đến tình trạng ùn ứ.
Theo Người lao Động, trước tình trạng này, PGS-TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng, việc Hà Nội đưa ra phương án siết chặt kiểm soát giấy đi đường do đợt giãn cách xã hội 14 ngày đầu người dân vẫn đi lại nhiều, đường phố vẫn đông. Từ đó, xuất hiện nguy cơ mất an toàn, nguy cơ lây lan dịch bệnh cao.
“Trong lần giãn cách xã hội lần thứ 2, Hà Nội muốn hạn chế, kiểm soát chặt hơn nữa người dân ra đường khi không thật cần thiết nên đã ban hành những quy định trên. Việc hạn chế người dân ra đường là điều cần thiết, nhưng đã dẫn đến thực tế xảy ra việc tụ tập đông người tại các chốt kiểm soát. Tụ tập đông người là một trong những yếu tố có thể làm lây lan dịch bệnh, dù có chủ động thay thụ động”- PGS Phu nói.
Cũng theo PGS Phu, với việc không đảm bảo giữ khoảng cách tối thiểu 2 m thì nguy cơ lây nhiễm rất cao nếu chẳng may trong số đó có F0. Nếu cán bộ trực chốt thường xuyên dùng tay cầm giấy đi đường, giấy tờ của người dân thì nguy cơ lây nhiễm cao cho nhiều người nếu cán bộ trực chốt là F0 và ngược lại nếu có người dân đi đường nào là F0 thì lại lây cho cán bộ trực và từ đó lây cho người khác. “Một ví dụ là chuỗi lây nhiễm Công ty SEI mà bảo vệ lây cho công nhân nhà máy”- PGS Phu dẫn chứng.
Sở Y tế Hà Nội ghi nhận 14 người dương tính COVID-19 từ 18h ngày 9/8 đến 6h ngày 10/8, thuộc hai chùm ca nhiễm hiện hành.
Những ca này Bộ Y tế chưa công bố, coi như ca nghi nhiễm. Các ca mới phân bố tại 5 quận huyện, gồm: Thạch Thất, Cầu Giấy, Đống Đa, Chương Mỹ, Hà Đông.
Tính từ ngày 29/4 đến nay, Hà Nội ghi nhận 1.867 trường hợp dương tính nCoV, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.098, số mắc là đối tượng đã được cách ly 769.
DKN