Nhập Vào

View Full Version : Giảng viên đại học bị đuổi việc và điều tra vì chỉ trích Nhà nước trong khi tranh luận với sinh viên



giavui
08-12-2021, 09:16 PM
Giảng viên đại học bị đuổi việc và điều tra vì chỉ trích Nhà nước trong khi tranh luận với sinh viên





https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/college-lecturer-sacked-and-investigated-for-criticizing-state-covid-19-fighting-measures-08102021073042.html/@@images/47fd7049-ee0b-42f9-9700-383b6879e5c6.jpeg (https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/college-lecturer-sacked-and-investigated-for-criticizing-state-covid-19-fighting-measures-08102021073042.html/@@images/47fd7049-ee0b-42f9-9700-383b6879e5c6.jpeg)

Hình minh hoạ: Đoàn người rời khỏi TPHCM hồi cuối tháng 7/2021 để tránh dịch COVID-19 được cô giáo Trần Thị Thơ nói đến trong bài giảng với sinh viên trường Đại họ Duy Tân, TPHCM - Facebook

Ngày 9 tháng 8, đại học Duy Tân ở thành phố Đà Nẵng ra thông báo về quyết định sa thải đối với một giảng viên bộ môn tiếng Anh, với lý do đã “có phát ngôn phiến diện, sai lệch về cách chống dịch tại Việt Nam”.

Trước đó, trên mạng xã hội Facebook lan truyền một video được quay lại bởi một nam sinh viên của trường đại học Duy Tân, trong đó chủ nhân của video trên tranh luận với giảng viên của mình về chính sách hỗ trợ người dân trong lúc dịch bệnh ở Việt Nam.

Trong video, nữ giảng viên tên Trần Thị Thơ chỉ trích Nhà nước Việt Nam vì để cho người dân phải tự lo liệu trong lúc dịch bệnh mà không có sự hỗ trợ đáng kể nào, bà cũng đưa ra ví dụ về việc người dân phải chạy xe máy hàng ngàn cây số để về quê và nói rằng bà cảm thấy “nhục nhã” vì điều đó.

Ở chiều ngược lại, người sinh viên vừa quay video vừa quy kết giảng viên của mình là “không thích Việt Nam” và có thành kiến với người châu Á.

Ngoài việc ra quyết định sa thải, trường đại học Duy Tân còn báo cáo vụ việc lên công an. Sau đó, phía công an thông báo là đã vào cuộc điều tra.

Bình luận về sự kiện này, ông Phạm Minh Hoàng, cựu giảng viên toán của trường đại học Bách khoa Tp. HCM cho RFA biết quan điểm của ông:

“Cái việc một người đứng lên nói lên tiếng nói phản biện của mình, đặc biệt là ở môi trường đại học, là việc cần thiết. Nhà trường, đặc biệt là đại học, đào tạo cho một người trở thành một con người biết suy nghĩ, biết nhận thức, chứ không phải là một cái máy chỉ biết hành động theo một cái lệnh nào đó mà thôi.
Nếu chúng ta tiếp tục cái kiểu dạy một cách máy móc, tất cả đi theo dập khuôn, và một người phát biểu những câu không đồng ý, không đi trong ở trong khuôn khổ của Nhà nước thì họ sẽ lãnh hậu quả, nếu mà chúng ta vẫn tiếp tục như vậy thì có lẽ muôn đời chúng ta sẽ không khá lên được.”
Ông Phạm Minh Hoàng cũng cho rằng vụ việc này cho thấy vấn đề lớn nhất ở nền giáo dục đại học Việt Nam là sự nghèo nàn về nhận thức.
Bình luận về vụ việc này, bà Nguyễn Vi Yên, một người có nhiều kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam và hiện đang du học ở Châu Âu, viết trên Facebook cá nhân rằng lối hành xử của đại học Duy Tân “đáng hổ thẹn đến mức không xứng với hai chứ đại học, lại càng không xứng với hai chữ duy tân”.

Trước đó, khi trả lời phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ, Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nói “hệ thống quản lý giáo dục từ trên xuống dưới cần quan tâm gia tăng vai trò, tiếng nói phản biện của đội ngũ với cả các vấn đề xã hội nói chung và chính sách đang thực thi trong giáo dục nói riêng”.

RFA đã liên hệ với bà Trần Thị Thơ để xin ý kiến bình luận tuy nhiên bà đã từ chối trả lời phỏng vấn.


----------
NGÀNH SẢN XUẤT ROBOT!





Qua vụ trường ĐH Duy Tân sa thải cô giảng viên Trần Thị Thơ. Điều này cho thấy, những thầy/cô dạy học sinh mở mang tư duy, biết phản biện, biết nhìn vào hiện thực một cách đa dạng trong xã hội, biết sáng tạo.... đều không có chỗ đứng.

Chủ trương của nhà trường (dù trường công hay tư) cũng đều nhồi sọ thế hệ trẻ. Họ dạy cho chúng phải biết vâng lời, phải biết tuân thủ, phải biết ơn... Họ cổ súy cho chúng phải hãnh diện, phải tự hào, phải ngạo nghễ. Họ nhồi vào đầu bọn trẻ rằng: đất nước, tổ quốc, dân tộc, chính quyền, đảng, chế độ CHỈ LÀ MỘT! Tất cả mọi khái niệm đó cùng đồng nghĩa với nhau? Bởi vậy, ai nói xấu chính quyền là nói xấu dân tộc; ai bôi nhọ chế độ là bôi nhọ đất nước?!

Tất nhiên các thầy/cô ấy không ngu đến nổi không phân biệt được đâu là đất nước, giang sơn, đâu là đảng là chế độ. Nhưng vì nồi cơm, nên bọn trẻ đã bị các thầy/cô thay nhau tẩy não, thui chột tư duy thì làm sao chúng đủ sáng suốt để mà biết đúng, biết sai?



https://lh3.googleusercontent.com/xfnpBlSY_38Qvc3-ILauvzSygPRn4ZZef_mdHX_MgXe6t9j2FSRmyqffbZbvQD-Syn8 (https://lh3.googleusercontent.com/xfnpBlSY_38Qvc3-ILauvzSygPRn4ZZef_mdHX_MgXe6t9j2FSRmyqffbZbvQD-Syn8)


Người mẫu Xuân Lan




Chẳng biết thầy/cô nào dạy người mẫu Xuân Lan khiến cô không phân biệt được đâu là Đất Nước và đâu là Nhà Nước! Chẳng biết nhà trường nào đào tạo cô ta mà DỐT đến thế chứ! Ngành GD trả lời giùm tôi cho thông não thử coi! Cô XL chửi người ta "phản đối đất nước". Vậy phản đối đất nước là phản đối nguyên một lãnh thổ từ Ải Nam Quan vô tận mũi Cà Mau, hay phản đối cái gì trong đất nước ấy? Phản đối giòng sông ư? Phản đối ngọn đồi ư? Hay phản đối lũy tre, bóng dừa, góc phố? Tất cả các vật thể đó nằm trong một lãnh thổ, mà lãnh thổ ấy được cộng đồng người Việt sinh sống lâu đời, nên chủ thể đó là đất nước VN. Vậy phản đối đất nước là phản đối cái gì?

Người ta phản đối "nhà nước: chứ không phải đất nước. Đừng đánh đồng khái niệm ngu xuẫn như vậy! Bởi, nhà nước là tổ chức quyền lực nắm quyền điều hành, cai quản đất nước ấy. Tổ chức chính trị ấy là nhà nước. Nhà nước đưa ra chính sách không hợp lòng dân thì dân có quyền phản đối. Nhà nước chủ trương xây tượng đài, cổng chào...tốn hao ngân sách; chủ trương khai thác cạn kiệt tài nguyên; chủ trương giáo dục nhồi sọ ngu dân; chủ trương thần phục kẻ thù truyền kiếp; chủ trương nhượng địa ngoại lai; chủ trương tiến lên CNXH tào lao.... Tất cả các chủ trương ấy đều gây tổn thất cho đất nước, gây đói nghèo cho đồng bào. Người ta phản đối là phản đối cái nhà nước đưa ra chủ trương đó, chứ phản đối đất nước là phản đối ccm gì?


Hệ quả của nền GD nhồi sọ,và hệ quả của những nhà giáo đặt nồi cơm lên trên tổ quốc, thì thế hệ trẻ hôm nay không biến thành robot mới lạ!?

Ngô Trường An