giahamdzui
09-18-2021, 10:07 PM
Một quốc gia Đông Nam Á vô cùng lo ngại Australia mua tàu ngầm hạt nhân: Phát cảnh báo nóng!
https://sohanews.sohacdn.com/thumb_w/1000/160588918557773824/2021/9/17/photo1631874290223-1631874290401642654634.jpg (https://sohanews.sohacdn.com/thumb_w/1000/160588918557773824/2021/9/17/photo1631874290223-1631874290401642654634.jpg)
Một thành viên thủy thủ đoàn trên khinh hạm HMAS Newcastle của Hải quân Hoàng gia Australia. Ảnh: Reuters
Trong tuyên bố đưa ra hôm thứ Sáu, Bộ Ngoại giao Indonesia nói rằng Jakarta đang theo dõi “một cách rất thận trọng” thỏa thuận an ninh mới giữa Mỹ, Anh và Australia.
Bộ Ngoại giao Indonesia ngày hôm nay cho biết, họ đặc biệt lo ngại về việc Mỹ và Anh bán các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân cho Australia, đồng thời khẳng định hành động này đang góp phần thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang và khuếch trương sức mạnh ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Trước đó, ngày 15/9, lãnh đạo 3 nước đồng minh là Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Australia Scott Morrison đã chính thức công bố Hiệp định Đối tác Tăng cường An ninh 3 bên có tên là AUKUS.
Theo đó, Mỹ và Anh sẽ cung cấp công nghệ và huấn luyện kỹ thuật để Australia triển khai chương trình chế tạo hạm đội tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Tờ The Sydney Morning Herald cho biết, Australia sẽ đóng ít nhất 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân trong khuôn khổ của thỏa thuận AUKUS.
Hiện nay trên thế giới mới chỉ có 6 nước là Mỹ, Anh, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ và Nga là đang vận hành các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Với quyết định mới nhất, Australia sẽ trở thành quốc gia thứ 7 thuộc câu lạc bộ này.
https://sohanews.sohacdn.com/thumb_w/1000/160588918557773824/2021/9/17/photo1631769427218-1631769427606494943523-1631874485513218259771.jpg (https://sohanews.sohacdn.com/thumb_w/1000/160588918557773824/2021/9/17/photo1631769427218-1631769427606494943523-1631874485513218259771.jpg)
Mỹ sẽ chia sẻ công nghệ tàu ngầm hạt nhân bí mật của mình với Australia. Ảnh: US Navy
Giới chức Mỹ khẳng định, việc trang bị động cơ đẩy hạt nhân sẽ giúp các tàu ngầm hải quân Australia hoạt động yên tĩnh hơn, trong thời gian lâu hơn và tạo ra khả năng răn đe đáng kể tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Trong tuyên bố của mình, Bộ Ngoại giao Indonesia nói rằng Jakarta đang theo dõi “một cách rất thận trọng” thỏa thuận này.
“Indonesia rất lo ngại về việc tiếp tục xảy ra cuộc chạy đua vũ trang và khuếch trương sức mạnh quân sự trong khu vực”, thông báo của Bộ Ngoại giao Indonesia cho biết. Bên cạnh đó, Jakarta cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Australia cần tuân thủ cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Indonesia khuyến nghị Australia nên thực hiện các nghĩa vụ “duy trì hòa bình, ổn định và an ninh” ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương theo Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác, thỏa thuận hòa bình được ký kết bởi các quốc gia Đông Nam Á.
Jakarta kêu gọi Canberra không từ bỏ đối thoại với các đối tác khu vực sau khi thành lập hiệp ước AUKUS với Mỹ và Anh.
Phát biểu với đài ABC hôm thứ Sáu, Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết, bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao của Indonesia đã được thông báo về kế hoạch này và ông dự định sẽ sớm nói chuyện với Tổng thống Joko Widodo.
Theo hãng thông tấn AFP, mặc dù khi tuyên bố về thỏa thuận cả 3 nguyên thủ quốc gia đều không trực tiếp đề cập đến tên Trung Quốc nhưng ý định và mục tiêu mà họ nhắm đến là rất rõ ràng.
Chuyên gia Malcolm Davis thuộc Viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI) cho rằng, các tàu ngầm mới được đề xuất sẽ là những gì Australia cần để “răn đe và đối phó với thách thức ngày càng tăng từ Quân đội Trung Quốc”.
https://www.youtube.com/watch?v=GKbP6vj1fm8
China slams move by US, UK to help Australia build nuclear submarines
Tú Anh
https://sohanews.sohacdn.com/thumb_w/1000/160588918557773824/2021/9/17/photo1631874290223-1631874290401642654634.jpg (https://sohanews.sohacdn.com/thumb_w/1000/160588918557773824/2021/9/17/photo1631874290223-1631874290401642654634.jpg)
Một thành viên thủy thủ đoàn trên khinh hạm HMAS Newcastle của Hải quân Hoàng gia Australia. Ảnh: Reuters
Trong tuyên bố đưa ra hôm thứ Sáu, Bộ Ngoại giao Indonesia nói rằng Jakarta đang theo dõi “một cách rất thận trọng” thỏa thuận an ninh mới giữa Mỹ, Anh và Australia.
Bộ Ngoại giao Indonesia ngày hôm nay cho biết, họ đặc biệt lo ngại về việc Mỹ và Anh bán các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân cho Australia, đồng thời khẳng định hành động này đang góp phần thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang và khuếch trương sức mạnh ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Trước đó, ngày 15/9, lãnh đạo 3 nước đồng minh là Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Australia Scott Morrison đã chính thức công bố Hiệp định Đối tác Tăng cường An ninh 3 bên có tên là AUKUS.
Theo đó, Mỹ và Anh sẽ cung cấp công nghệ và huấn luyện kỹ thuật để Australia triển khai chương trình chế tạo hạm đội tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Tờ The Sydney Morning Herald cho biết, Australia sẽ đóng ít nhất 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân trong khuôn khổ của thỏa thuận AUKUS.
Hiện nay trên thế giới mới chỉ có 6 nước là Mỹ, Anh, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ và Nga là đang vận hành các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Với quyết định mới nhất, Australia sẽ trở thành quốc gia thứ 7 thuộc câu lạc bộ này.
https://sohanews.sohacdn.com/thumb_w/1000/160588918557773824/2021/9/17/photo1631769427218-1631769427606494943523-1631874485513218259771.jpg (https://sohanews.sohacdn.com/thumb_w/1000/160588918557773824/2021/9/17/photo1631769427218-1631769427606494943523-1631874485513218259771.jpg)
Mỹ sẽ chia sẻ công nghệ tàu ngầm hạt nhân bí mật của mình với Australia. Ảnh: US Navy
Giới chức Mỹ khẳng định, việc trang bị động cơ đẩy hạt nhân sẽ giúp các tàu ngầm hải quân Australia hoạt động yên tĩnh hơn, trong thời gian lâu hơn và tạo ra khả năng răn đe đáng kể tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Trong tuyên bố của mình, Bộ Ngoại giao Indonesia nói rằng Jakarta đang theo dõi “một cách rất thận trọng” thỏa thuận này.
“Indonesia rất lo ngại về việc tiếp tục xảy ra cuộc chạy đua vũ trang và khuếch trương sức mạnh quân sự trong khu vực”, thông báo của Bộ Ngoại giao Indonesia cho biết. Bên cạnh đó, Jakarta cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Australia cần tuân thủ cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Indonesia khuyến nghị Australia nên thực hiện các nghĩa vụ “duy trì hòa bình, ổn định và an ninh” ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương theo Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác, thỏa thuận hòa bình được ký kết bởi các quốc gia Đông Nam Á.
Jakarta kêu gọi Canberra không từ bỏ đối thoại với các đối tác khu vực sau khi thành lập hiệp ước AUKUS với Mỹ và Anh.
Phát biểu với đài ABC hôm thứ Sáu, Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết, bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao của Indonesia đã được thông báo về kế hoạch này và ông dự định sẽ sớm nói chuyện với Tổng thống Joko Widodo.
Theo hãng thông tấn AFP, mặc dù khi tuyên bố về thỏa thuận cả 3 nguyên thủ quốc gia đều không trực tiếp đề cập đến tên Trung Quốc nhưng ý định và mục tiêu mà họ nhắm đến là rất rõ ràng.
Chuyên gia Malcolm Davis thuộc Viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI) cho rằng, các tàu ngầm mới được đề xuất sẽ là những gì Australia cần để “răn đe và đối phó với thách thức ngày càng tăng từ Quân đội Trung Quốc”.
https://www.youtube.com/watch?v=GKbP6vj1fm8
China slams move by US, UK to help Australia build nuclear submarines
Tú Anh