PDA

View Full Version : Các chuyên gia về nhân quyền của LHQ kêu gọi chính phủ Hồng Kông hủy bỏ luật an ninh quốc gia



duyanh
10-16-2021, 01:01 PM
Các chuyên gia về nhân quyền của LHQ kêu gọi chính phủ Hồng Kông hủy bỏ luật an ninh quốc gia





https://img.etviet.com/2021/10/GettyImages-1235062172-1200x800-1-700x420.jpg (https://img.etviet.com/2021/10/GettyImages-1235062172-1200x800-1-700x420.jpg)

Cô Trâu Hạnh Đồng (Chow Hang-tung) của Liên minh Hồng Kông ủng hộ các phong trào dân chủ yêu nước của Trung Quốc trình bày tại một cuộc họp báo ở Hồng Kông hôm 05/09/2021. (Ảnh: Bertha Wang/AFP/Getty Images)


Bốn chuyên gia độc lập về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc đang kêu gọi chính quyền Hồng Kông hủy bỏ luật an ninh quốc gia do Bắc Kinh áp đặt, cho rằng luật này về căn bản không tương thích với các chuẩn mực quốc tế.

“Các chuyên gia kêu gọi Chính phủ nước này mau chóng bãi bỏ và xem xét một cách độc lập về Bộ luật an ninh quốc gia này để đảm bảo luật này tuân thủ cả về quyền con người lẫn luật pháp quốc tế,” bốn báo cáo viên cho biết trong một tuyên bố hôm 12/10.

Họ đã đưa ra một trường hợp liên quan đến cô Trâu Hạnh Đồng (Chow Hang-tung), một luật sư nổi tiếng và là cựu phó chủ tịch của Liên minh Hồng Kông Ủng hộ các Phong trào Dân chủ Ái quốc của Trung Quốc hiện đã tan rã, đây là một nhóm vận động địa phương nổi tiếng với việc tổ chức lễ canh thức hàng năm ở Hồng Kông để tưởng nhớ các nạn nhân về vụ thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.

Cô Trâu cùng ba nhà lãnh đạo khác của Liên minh này đã bị bắt hôm 08/09 sau khi họ từ chối hợp tác trong một cuộc điều tra an ninh quốc gia, trong đó nhóm vận động này bị cáo buộc là một “tổ chức gián điệp ngoại quốc.”

Một ngày sau, cô Trâu bị buộc tội “kích động lật đổ” theo luật an ninh quốc gia. Cáo buộc tương tự cũng được áp dụng đối với hai nhà lãnh đạo khác của Liên minh, ông Lý Trác Nhân (Lee Cheuk-yan) và ông Hà Tuấn Nhân (Albert Ho), những người vẫn đang bị thụ án vì vai trò của họ trong các cuộc hội họp trái phép vào năm 2019.

Bắc Kinh đã áp đặt luật an ninh quốc gia này đối với Hồng Kông vào mùa hè năm ngoái, nhằm hình sự hóa các tội trạng đã được xác định rõ ràng như là ly khai, lật đổ, khủng bố và cấu kết với các lực lượng ngoại quốc, với hình phạt tối đa là tù chung thân. Kể từ đó, hàng chục nhà lãnh đạo đối lập ủng hộ dân chủ của thành phố hiện đã đào thoát sang hải ngoại, đang phải đối mặt với truy tố hoặc bị ngồi tù.
Cô Trâu đã bị từ chối bảo lãnh hôm 10/09, và cô đã không nhận tội với cáo buộc kích động hồi đầu tháng này.

Các chuyên gia này nêu rõ: “Các cáo buộc khủng bố và kích động đang được sử dụng một cách không phù hợp để ngăn cản việc thực hiện các quyền cơ bản, vốn được bảo vệ theo luật pháp quốc tế, bao gồm quyền tự do ngôn luận và quan điểm, tự do hội họp trong ôn hòa, và quyền tham gia vào các vấn đề công cộng.”

Các nhóm nhân quyền quốc tế cũng bày tỏ lo ngại tương tự về sự tác động của luật an ninh quốc gia ở Hồng Kông. Hồi tháng Sáu, Tổ chức Ân xá Quốc tế tuyên bố rằng luật này “đã tạo ra một tình trạng khẩn cấp về nhân quyền” trong thành phố. Trong cùng tháng đó, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới tuyên bố rằng luật này đã đặt quyền tự do báo chí của thành phố “vào trong tình trạng nguy hiểm nghiêm trọng.”

Chính phủ Hoa Kỳ đã trừng phạt hơn một chục quan chức Trung Quốc và Hồng Kông vì vai trò của họ trong việc đàn áp nền dân chủ ở Hồng Kông.

Bốn chuyên gia này cũng cảnh báo chính quyền Hồng Kông không nên dễ dàng đưa ra các cáo buộc lật đổ và khủng bố nhắm vào các cá nhân.

“Các tội danh này không nên được áp dụng cho các hành vi phạm tội vì chúng vốn dĩ không đáp ứng đủ các ngưỡng quy định trong các tiêu chuẩn quốc tế hiện hành,” các chuyên gia này nêu rõ.

“Việc làm giảm giá trị về mức độ nghiêm trọng của hành động khủng bố và tội xúi giục nổi loạn, khi mà các Chính phủ sử dụng chúng một cách không phù hợp để biện minh cho việc dập tắt bất đồng chính kiến trong nước, hạn chế các cuộc biểu tình và kiềm chế sự chỉ trích của xã hội dân sự và những người bảo vệ nhân quyền, là điều vô cùng đáng lo ngại.”

Cuối cùng, các chuyên gia đã đặt câu hỏi về việc làm thế nào mà các tổ chức ở Hồng Kông lại có thể bị cáo buộc là “các gián điệp ngoại quốc” theo luật an ninh quốc gia chỉ đơn giản vì nhận đóng góp từ các tổ chức chính trị ngoại quốc.

Các chuyên gia này nêu rõ: “Với các biện pháp quản lý như vậy, bằng cách áp đặt các hạn chế quá mức đối với nguồn tài trợ và trừng phạt những người nhận tài trợ ngoại quốc, dẫn đến vi phạm quyền tự do hiệp hội cũng như các quyền con người khác.”

Họ kêu gọi chính quyền Hồng Kông bảo đảm rằng các tổ chức trong thành phố có thể “tìm kiếm, nhận và sử dụng tài trợ từ các nguồn ngoại quốc hoặc quốc tế, mà không phải gặp những trở ngại quá đáng.”

Đáp lại tuyên bố của các báo cáo viên này, Bộ Tư pháp Hồng Kông đã bảo vệ luật an ninh quốc gia trong một tuyên bố hôm 13/10, nói rằng luật này “phù hợp với thông lệ quốc tế về bảo vệ an ninh quốc gia.”

Bốn báo cáo viên bao gồm bà Fionnuala Ni Aolain, báo cáo viên đặc biệt về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trong chống khủng bố, và bà Irene Khan, báo cáo viên đặc biệt về thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do ngôn luận.

Các chuyên gia này kết luận rằng: “Cần phải có sự hồi sinh của một cơ quan tư pháp độc lập ở Hồng Kông, để tạm dừng áp dụng luật này và xem xét lại cơ sở của việc sử dụng nó.



[B]Frank Fang tuờng trình
Thanh Tâm biên dịch