PDA

View Full Version : Trung Quốc nói với Việt Nam: Không để 'thảm kịch Ukraine' lặp lại



duyanh
04-17-2022, 12:50 PM
Trung Quốc nói với Việt Nam: Không để 'thảm kịch Ukraine' lặp lại





https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/10247/production/_124191166_gettyimages-1237617761.jpg.webp (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/10247/production/_124191166_gettyimages-1237617761.jpg.webp)

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị trong chuyến thăm Sri Lanka vào tháng Giêng, 2022


Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị vào hôm 14/4.

Trong cuộc điện đàm, hai vị bộ trưởng đã trao đổi nhiều vấn đề mà hai quốc gia cùng quan tâm, trong đó có cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay.

Truyền thông nhà nước Việt Nam cho biết rằng hai bộ trưởng cũng trao đổi về các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm, trong đó có tình hình xung đột tại Ukraine.

Báo Chính phủ Việt Nam tường thuật: "Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam, theo đó kiên trì ủng hộ giải quyết các tranh chấp, bất đồng bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế; bảo đảm an ninh, an toàn của thường dân, bảo vệ cơ sở hạ tầng dân sự thiết yếu; ủng hộ và sẵn sàng đóng góp tích cực cho các hoạt động cứu trợ nhân đạo, tiến trình ngoại giao, đối thoại và đàm phán, cũng như trong tái thiết và phục hồi tại Ukraine."
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao và báo chí Trung Quốc tường thuật lời của ông Vương Nghị, với một số chi tiết cụ thể hơn.

Trang web Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói: "Ông Vương Nghị cho biết, vấn đề Ukraine đã một lần nữa khiến các nước châu Á nhận ra rằng duy trì hòa bình và ổn định là điều quý giá và việc đối đầu giữa các khối sẽ dẫn đến vô vàn rủi ro."

"Hoa Kỳ cố gắng tạo ra căng thẳng trong khu vực và kích động đối kháng và đối đầu bằng cách thúc đẩy "Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương". Những động thái như vậy sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến hòa bình và sự phát triển quý giá trong khu vực và làm xói mòn nghiêm trọng cấu trúc hợp tác khu vực lấy ASEAN làm trung tâm."

"Chúng ta không thể để tâm lý Chiến tranh Lạnh trỗi dậy trong khu vực và thảm kịch Ukraine lặp lại xung quanh chúng ta. Cả Trung Quốc và Việt Nam đều là các nước xã hội chủ nghĩa. Trung Quốc sẵn sàng tăng cường đoàn kết và hợp tác với Việt Nam, chống lại các nguy cơ từ bên ngoài, ứng phó với tác động lan tỏa của cuộc khủng hoảng Ukraine trong khu vực, đóng vai trò tích cực trong việc duy trì hòa bình và ổn định chung ở khu vực."

Cũng vẫn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tường thuật, rằng ông Bùi Thanh Sơn cho biết, Việt Nam "hoan nghênh những đóng góp của Trung Quốc trong việc thúc đẩy hòa đàm, chấm dứt xung đột và ngăn chặn khủng hoảng nhân đạo. Việt Nam cho rằng các bên liên quan cần tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, tìm kiếm giải pháp lâu dài cho những khác biệt trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các bên. Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc về lập trường của mình và hy vọng sẽ tiếp tục trao đổi với Trung Quốc về vấn đề Ukraine."

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/B427/production/_124191164_gettyimages-1234470844.jpg.webp (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/B427/production/_124191164_gettyimages-1234470844.jpg.webp)

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Sĩ Ignazio Cassis tại Bộ Ngoại giao ở Hà Nội ngày 5/8/2021

Biển Đông

Quanh vấn đề lãnh thổ, biên giới, ông Vương Nghị cho biết, nhờ nỗ lực chung của Trung Quốc và các nước ASEAN, tình hình Biển Đông "hiện nay nhìn chung vẫn ổn định".

Ông Vương Nghị nói: "Chính một số thế lực có động cơ bên ngoài khu vực mong muốn thấy Biển Đông chìm trong hỗn loạn. Việc tiếp tục duy trì hòa bình ở Biển Đông là vì lợi ích chung của Trung Quốc và Việt Nam."

Ngoại trưởng Trung Quốc nói: "Cần nỗ lực phát huy hết vai trò của đàm phán ranh giới đất liền và ba nhóm công tác hàng hải, thúc đẩy tiến bộ thực chất trong phân định khu vực biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và phát triển chung ở Biển Đông, và tránh những hành động đơn phương có thể làm phức tạp thêm tình hình."

"Năm nay đánh dấu 20 năm ngày ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Chúng ta nên tận dụng cơ hội này để sớm đạt được thỏa thuận về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), để đảm bảo vững chắc hơn cho hòa bình và ổn định lâu dài ở Biển Đông. Trung Quốc mong rằng Việt Nam sẽ đóng một vai trò tích cực và mang tính xây dựng trong vấn đề này."

Trước đó, ngày 7/4, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc tập trận trên Biển Đông từ ngày 19/3-9/4, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định:

"Lập trường của Việt Nam về việc này đã được nêu rõ vào ngày 7/3/2022.

Một lần nữa, Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc tôn trọng và chấm dứt hoạt động vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, kiềm chế và không có hành động làm phức tạp tình hình, góp phần duy trì hòa bình, an ninh, ổn định ở Biển Đông.
Phía Việt Nam đã tiếp tục giao thiệp với phía Trung Quốc về vấn đề này".



BBC