PDA

View Full Version : Thủ tướng Hun Sen: ‘Tôi không có quyền nhượng đất cho Việt Nam’



giavui
06-21-2022, 10:25 PM
Thủ tướng Hun Sen: ‘Tôi không có quyền nhượng đất cho Việt Nam’






https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/140EB/production/_125555128_289454366_410001277831325_8091456425657 823857_n.jpg.webp (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/140EB/production/_125555128_289454366_410001277831325_8091456425657 823857_n.jpg.webp)

Thủ tướng Hun Sen: "Chúng ta đã ký văn kiện công nhận thành quả 84% phân giới cắm mốc. Chúng ta đang tiếp tục giải quyết 16% còn lại".

Thủ tướng Campuchia Hun Sen tiếp tục lên án các cáo buộc rằng ông bán đất Campuchia cho Việt Nam.
Thông điệp được ông Hun Sen đưa ra ở Tboung Khmum vào ngày 20/06 trong khi dự lễ kỷ niệm 45 năm ngày chế độ Pol Pot sụp đổ cùng với Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính.

"Nhiều năm qua Việt Nam và Campuchia luôn nỗ lực trong công tác biên giới; nhờ đó chúng ta đã ký văn kiện công nhận thành quả 84% phân giới cắm mốc. Chúng ta đang tiếp tục giải quyết 16% còn lại. Hai bên đang tiếp tục thảo luận với nhau."

"Tôi xin khẳng định với nhân dân Campuchia trong và ngoài nước, thông qua báo chí truyền thông và trước mặt Ngài Thủ tướng Việt Nam rằng tôi không có quyền cho Việt Nam đất, dù chỉ 1 milimet, và tôi cũng không muốn đất Việt Nam dù chỉ 1 milimet."

"Tôi chỉ tuân theo những quy tắc do thực dân Pháp đặt ra. Và Việt Nam không cần lấy đất của chúng ta và chúng ta cũng không cần lấy đất của Việt Nam. Đối với Vương quốc Thái Lan và Lào cũng vậy," Thủ tướng Hun Sen được Khmer Times dẫn lời.

Trong bài phát biểu này, ông Hun Sen cảm ơn Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam đã hỗ trợ ông và giúp giải phóng nhân dân Campuchia khỏi chế độ Pol Pot.

Ông cũng bác bỏ tuyên bố rằng sự can thiệp của quân đội Việt Nam vào Campuchia là một "cuộc xâm lược".


https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/3363/production/_125555131_288456909_410034337828019_8780617855925 664093_n.jpg.webp (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/3363/production/_125555131_288456909_410034337828019_8780617855925 664093_n.jpg.webp)

Thủ tướng Campuchia Hun Sen giới thiệu các thành viên Đoàn đại biểu Campuchia với Thủ tướng Phạm Minh Chính.


Vào tháng 12/2021, các lãnh đạo Việt Nam và Campuchia thống nhất tăng cường hợp tác an ninh, quốc phòng và cam kết đẩy nhanh tốc độ phân định 16% đường biên giới đất liền còn lại.

Tuyên bố trên được đưa ra trong chuyến thăm cấp nhà nước trong hai ngày 21 và 22/12 của Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tới Campuchia.

Tuyên bố chung nói hai nước "thúc đẩy Ủy ban liên hợp Biên giới Việt Nam-Campuchia, Campuchia-Việt Nam tìm giải pháp mà hai bên có thể chấp nhận được để giải quyết khoảng 16% đường biên giới trên đất liền chưa hoàn thành phân giới cắm mốc."

Vào ngày 22/12/2020, Việt Nam và Campuchia đã tổ chức Lễ trao đổi Văn kiện Phê chuẩn "Hiệp ước bổ sung Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia" (Hiệp ước bổ sung năm 2019) và "Nghị định thư Phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia" (Nghị định thư phân giới cắm mốc) cùng ký ngày 05/10/2019.

Hai văn kiện pháp lý này ghi nhận thành quả phân giới cắm mốc (khoảng 84%) biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia.

Đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Campuchia dài khoảng trên 1.200km.

Điểm khởi đầu ở vị trí là giao điểm đường biên giới giữa ba nước Việt Nam - Campuchia - Lào, điểm kết thúc ở vị trí cuối cùng của đường biên giới đất liền trên bờ Vịnh Thái Lan tiếp giáp giữa tỉnh Kiên Giang (Việt Nam) và tỉnh Kampot (Campuchia).

Quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia rất gắn bó nhưng cũng đối diện nhiều vấn đề dễ phát sinh tranh cãi, liên quan tới quá khứ cuộc chiến giữa Việt Nam với Khmer Đỏ, đường biên giới trên bộ chưa cắm mốc xong và sự ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại Campuchia.
Thủ tướng Hun Sen của Campuchia, dù được coi là đồng minh lâu năm của Việt Nam, gần đây ngày càng trở nên thân thiện với Trung Quốc, hướng đi có lẽ khiến Hà Nội quan ngại.
Trong những năm qua, Trung Quốc đã gia tăng đầu tư, viện trợ và thậm chí có thông tin Trung Quốc sẽ mở căn cứ quân sự tại Campuchia.


BBC