PDA

View Full Version : Nga hứa cung cấp tên lửa Iskander-M có thể mang đầu đạn hạt nhân cho Belarus



duyanh
06-27-2022, 01:56 PM
Nga hứa cung cấp tên lửa Iskander-M có thể mang đầu đạn hạt nhân cho Belarus



https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/155F/production/_125617450_iskanderrusfile2015reut.jpg.webp (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/155F/production/_125617450_iskanderrusfile2015reut.jpg.webp)

Hệ thống tên lửa Iskander-M có thể mang đầu đạn thông thường và hạt nhân, với tầm bắn lên đến 500 km, hình ảnh tư liệu năm 2015

Nga sẽ gửi hệ thống tên lửa tầm ngắn có thể mang đầu đạn hạt nhân cho quốc gia đồng minh Belarus trong những tháng tới, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết.

Ông Putin nói hệ thống Iskander-M "có thể phóng các tên lửa hành trình và đạn đạo, cả dạng thông thường và hạt nhân". Hệ thống này có tầm bắn lên đến 500 km.

Căng thẳng đã gia tăng giữa Nga và Phương Tây theo sau việc Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24/02.

Kể từ thời điểm này, ông Putin đã đề cập vài lần về vũ khí hạt nhân, và được xem là lời cảnh báo đến các quốc gia Phương Tây không được can thiệp vào cuộc chiến Ukraine.

Phát biểu tại thành phố St Petersburg, ông Putin cũng cho biết Nga sẽ giúp cải tiến loại máy bay chiến đấu SU-35 của Belarus để máy bay này có thể chuyên chở vũ khí hạt nhân, phản hồi trước yêu cầu từ Tổng thống Belarus Lukashenko.

Trong một diễn biến khác hôm 25/06, Ukraine cho biết lực lượng Nga "đã chiếm hoàn toàn" Severodonetsk, thành phố quan trọng ở miền đông Ukraine theo sau những tuần giao tranh ác liệt.

Chiếm thành phố này đồng nghĩa Nga hiện có thể kiểm soát gần như toàn bộ vùng Luhansk và hầu hết vùng Donetsk lân cận - hai vùng chính của Donbas.
Trong video ngày 25/06, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cam kết lấy lại "tất cả thành phố của chúng ta" hiện bị Nga chiếm đóng.
Nhưng ông nói rằng cuộc chiến tranh tại Nga đã bước sang giai đoạn khó khăn về mặt cảm xúc và ông không biết sẽ còn bao nhiêu cuộc tấn công và tổn thất.
Nga đã phóng một loạt các tên lửa nhằm vào những mục tiêu ở miền bắc và tây của Ukraine. Ít nhất 3 người thiệt mạng và một số khác có thể bị mắc kẹt dưới đống đổ nát tại thị trấn Sarny, tây Kyiv, một quan chức địa phương cho biết.

Một số rocket đã được phóng từ Belarus, Ukraine cho biết. Belarus đã cung cấp hỗ trợ hậu cần cho Nga nhưng quân đội của nước này không chính thức tham gia vào cuộc xung đột.

Cơ quan tình báo Ukraine nói rằng việc tấn công tên lửa là một phần trong các nỗ lực của Kremlin để kéo Belarus tham chiến.

Việc Nga chiếm được thành phố Severodonetsk diễn ra trước một tuần ngoại giao của các quốc gia Phương Tây, Tổng thống Mỹ Joe Biden bay đến Đức để dự Thượng đỉnh G7, theo sau là các cuộc hội đàm của Nato.

Trong những tháng gần đây, liên minh Nato đã cho thấy sự mỏi mệt nhưng hôm 25/06, Thủ tướng Anh Boris Johnson nói Ukraine có thể chiến thắng Nga.

"Giờ đây không phải là lúc từ bỏ Ukraine," ông Boris Johnson nói.

Trong bài phát biểu trên truyền hình với người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko tại St Petersburg, ông Putin nói: "Chúng tôi đã đưa ra quyết định: trong vòng vài tháng tới chúng tôi sẽ trao cho Belarus hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander-M."

Ông cho biết tất cả chi tiết về việc chuyển giao này sẽ do bộ quốc phòng của 2 quốc gia phụ trách.

Tên lửa Iskander đã được triển khai tại vùng Kaliningrad, khu vực chiến lược nơi Hạm đội Baltic của Nga đồn trú - không có biên giới với lục địa Nga.

Vùng lãnh thổ phía tây được sáp nhập từ Đức vào năm 1945, sau Thế Chiến II, và giáp với các thành viên EU và Nato là Lithuania và Ba Lan.
Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Belarus Lukashenko cũng thảo luận về quyết định của Lithuania chặn tuyến vận tải đường sắt tới Kaliningrad, một động thái khiến Moscow giận dữ.
Nhà lãnh đạo Belarus nói rằng động thái của Lithuania là "một dạng tuyên bố chiến tranh" và "không thể chấp nhận được".
Thép và một số mặt hàng khác của Nga nằm trong danh sách trừng phạt của EU liên quan đến cuộc xâm lược Ukraine. Lithuania nói việc chặn tuyến vận tải đường sắt này chỉ ảnh hưởng 1% việc vận chuyển hàng hóa thông thường của Nga trên tuyến vận tải này, bác bỏ điều mà Nga cho rằng "chặn" vùng Kaliningrad.




https://www.bbc.com/ws/av-embeds/cps/vietnamese/world-61940759/p0c6wchq/vi

https://ichef.bbci.co.uk/images/ic/1024x576/p0c6wcp4.png (https://ichef.bbci.co.uk/images/ic/1024x576/p0c6wcp4.png)

Quốc gia nào lo ngại sẽ là mục tiêu tiếp theo của Nga sau Ukraine?



BBC