PDA

View Full Version : Hộ chiếu mới của VN: Thủ tướng yêu cầu có giải pháp, Bộ Công an “sẽ bổ sung phần nơi s



giavui
08-04-2022, 01:56 AM
Hộ chiếu mới của VN: Thủ tướng yêu cầu có giải pháp, Bộ Công an “sẽ bổ sung phần nơi sinh”





https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/16b7/live/3110b060-1342-11ed-aa8e-d71b8cb6522c.png.webp (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/16b7/live/3110b060-1342-11ed-aa8e-d71b8cb6522c.png.webp)

Mẫu hộ chiếu mới của Việt Nam được cấp từ ngày 1/7/2022

Hôm 03/08/2022, Thủ tướng Việt Nam, ông Phạm Minh Chính, đã yêu cầu Bộ Công an “tìm giải pháp về hộ chiếu mẫu mới”, và ngay sau đó, Bộ này đã nói sẽ “sẽ ghi bổ sung ở phần bị chú trong hộ chiếu mới nội dung nơi sinh của công dân”.
Các bước đi này cho thấy phản ứng của các cấp lãnh đạo Việt Nam đã lắng nghe dư luận và nhờ báo chí cùng mạng xã hội vào cuộc ngay từ đầu, nêu các bức xúc của công dân Việt Nam ngay sau khi CHLB Đức nói không cấp visa cho hộ chiếu serial P.

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/048d/live/478e7e80-1347-11ed-894d-e96102bbb308.jpg.webp (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/048d/live/478e7e80-1347-11ed-894d-e96102bbb308.jpg.webp)

Cho đến ngày 03/08, các tin tức về chuyện quốc gia nào “chấp nhận hộ chiếu Việt Nam mẫu mới, màu xanh tím than” vẫn được chia sẻ rộng rãi trên Facebook tiếng Việt.
Ngoài việc đây là chuyện rất thiết thân cho người từ VN đi du lịch, thăm thân nhân, du học, nó còn là vấn đề gây bất bình cho không ít người Việt sống ở nước ngoài.
Lậ̣p luận 'chúng tôi đúng' của Bộ Công an VN xem ra thiếu thuyết phục vì nếu đúng thì tại sao không làm như vậy đồng loạt từ nay về sau, mà lại hứa chuyển sang thế hệ hộ chiếu có biometric data (chip điện tử) từ cuối năm?

Có thêm tin cùng ngày 03/08 là Anh Quốc chấp nhận loại hộ chiếu này, nhưng tuyên bố của Đại sứ quán Anh vẫn yêu cầu công dân Việt Nam liên tục theo dõi, cập nhật tình hình “ở mọi điểm đến” khi dùng hộ chiếu này [Visa applicants and travellers (including those in transit) should ensure they are fully aware of, and regularly checking, the situation on acceptance of these documents for all their destination(s)].

Như thế, Vương quốc Anh chấp nhận hộ chiếu trên, nhưng đi được đâu, làm được gì khác thì là trách nhiệm của chính bạn phải tự thường xuyên cập nhật tin tức. Quả không dễ cho công dân Việt Nam rơi vào tình thế cầm tấm hộ chiếu nhiều rủi ro.

Đại sứ quán Pháp trước đó cũng công bố tương tự, và nhắc rõ rằng công dân Việt Nam vẫn có thể dùng hộ chiếu mẫu mới xin thị thực vào Pháp, nhưng đừng tới Đức.
Tây Ban Nha và CH Czech thì ra thông báo tương tự với Đức, khiến dư luận Việt Nam và các hãng lữ hành thêm rối trí.

Chuẩn Việt Nam và chuẩn quốc tế khác nhau?

Những ngày qua, có tin nói Bộ Công an Việt Nam yêu cầu Bộ Ngoại giao thúc giục các quốc gia châu Âu phải chấp nhận cách đối chiếu mã số “nơi sinh” trong hộ chiếu mới của Việt Nam, với danh sách 63 tỉnh thành của nước này.

Tuy thế, Đức đã từ chối việc đối chiếu thủ công đó, như công hàm của Đức nêu. Ngoài ra, việc xuất nhập cảnh ở biên giới chưa phải là toàn bộ câu chuyện, vì công dân Việt Nam ở nước ngoài, không chỉ tại Đức, còn cần “nơi sinh” trong hộ chiếu để giải quyết rất nhiều vấn đề khác, ví dụ như đăng ký bằng lái xe, xin giấy khai sinh cho con cái, mở tài khoản ngân hàng...

Gốc rễ của vấn đề này chính là việc không có một hệ thống dữ liệu thống nhất, và các ban ngành, các tỉnh mới, cũ không thống nhất được một hệ thống xuyên suốt, ngay ở Việt Nam.

Một trang giải đáp pháp luật tại Việt Nam nói là vì làm theo các nghị định khác nhau, đến nay có một thực trạng là “nơi sinh” theo mã số của công dân Việt Nam có thể có nhiều hơn một, tùy đợt giấy tờ.

“...theo Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ-CP, trong cấu trúc 12 số của mã định danh cá nhân hay chính là số Căn cước công dân có mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh. Đây là 03 chữ số đầu tiên trong Căn cước công dân/mã định danh cá nhân.
“Về số Chứng minh nhân dân (CMND), hiện nay, các văn bản quy định về mẫu Chứng minh nhân dân đã hết hiệu lực. Tuy vậy, thực tế, số CMND là một dãy số gồm 09 số hoặc 12 số, do công an các tỉnh, thành phố cấp.
“Trong đó, số CMND sẽ có mã số của các tỉnh, thành phố này và không nhất thiết là cố định với mỗi người. Khi chuyển hộ khẩu sang tỉnh, thành phố khác và cấp lại số CMND, công dân sẽ được cấp một số CMND mới với đầu số hoàn toàn khác.

Do đó, chỉ khi trên hộ chiếu có số CCCD thì mới dễ dàng tra thông tin về nơi đăng ký khai sinh của một người còn nếu đang dùng số CMND thì việc này không thể xác định chắc chắn”, trang web này cho biết.
Tại Việt Nam vẫn có một quan niệm rằng số hóa là đưa tất cả những quy định cũ vào hệ thống điện tử, ví dụ chuyển quản lý dân cư từ sổ hộ khẩu giấy sang quản lý bằng số hóa, thông qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và mã số định danh cá nhân (báo Nhân Dân 2021), mà không nghĩ đến giải pháp là nhân quá trình này cần thanh lọc và đơn giản hóa cả hệ thống quản lý nhân khẩu sao cho khoa học và đạt các tiêu chuẩn quốc tế.

Tại Anh Quốc thì sao?

Riêng về tin Anh mới được các báo Việt Nam đồng loạt đăng tải, đúng là chính phủ Anh công nhận hộ chiếu serial P của Việt Nam cho việc cấp visa, nhưng đó chỉ là việc xuất nhập cảnh vào Anh.
Còn các cơ quan khác của Anh không có nghĩa vụ phải làm như vậy, vì quy tắc tự chủ của từng cơ quan, trường học, từng sở giao thông.
Lý do là hộ chiếu không chỉ là giấy thông hành mà còn là căn cước của ngoại kiều khi tới Anh, và với người Việt Nam, đây là giấy tờ tuỳ thân duy nhất được công nhận trong mọi giao dịch.

Có tin cũng sáng 03/08 từ một công ty tuyển sinh đại học Anh ở Việt Nam cho BBC biết là một đại học ở Manchester đã từ chối không chấp nhận giấy tờ thêm vào, xác nhận nơi sinh của du học sinh.

Vì theo trường này, hệ thống máy tính đã chuẩn hóa của họ chỉ lưu trang thông tin cá nhân (date page) trên hộ chiếu nước ngoài, nên không thể tạo ra biệt lệ cho Việt Nam về việc lưu trữ hồ sơ.

Ở các quốc gia Phương Tây, mọi thay đổi hệ thống nhập dữ liệu đều yêu cầu thay đổi luật nước họ, đòi hỏi thời gian huấn luyện nhân viên (training) cho các động tác mới, dù là đơn giản.
Việc yêu cầu hàng nghìn hàng vạn cơ quan chính quyền, ngân hàng, sở giao thông, doanh nghiệp của các nước trên thế giới phải được trang bị danh sách đối chiếu mã số với tên các tỉnh thành của Việt Nam không chỉ vô lý, tốn kém mà còn rất khó thực hiện.

Việt Nam cần chuẩn hóa số liệu thành công

Trong một bài trước, BBC News Tiếng Việt có nói tới tầm quan trọng của nơi sinh trong hộ chiếu với công dân Việt Nam khi đi lại trên thế giới.
Nhưng ngoài ra, còn cần tính đến giá trị của hộ chiếu cùng mọi thông tin cá nhân đối với sinh hoạt của người Việt Nam hoặc gốc Việt sống ở nước ngoài.
Ví dụ tại Anh, nơi sinh của cha mẹ là công dân Việt Nam hoặc nước khác được lưu cả trong giấy khai sinh do chính quyền Anh cấp cho mọi em bé sinh ra trên lãnh thổ Anh, và tờ birth certificate này vô cùng quan trọng: nó cho phép người sinh ra ở Anh có quyền xin nhập tịch khi tới 18 tuổi.

Nhiều phụ nữ Việt lấy chồng Anh đã đổi họ, thậm chí đổi hoặc ghép thêm tên châu Âu vào tên Việt, nhưng nơi sinh và ngày tháng năm sinh thì bất biến nên các thông số này là thông tin duy nhất xác định họ từng là ai.

Khi khai điều tra nhân khẩu (Census), công dân Anh cũng phải điền mục “Nơi sinh” để chính quyền đánh giá cấu trúc sắc tộc, tính bằng tỷ lệ số dân gốc nhập cư trên tổng số người sinh ra tại Anh (British born) là bao nhiêu.
Xin trợ cấp xã hội cho trẻ em ở Anh (child benefit) cũng cần có nơi em bé đăng ký khai sinh (registered place of birth).

Nói thế để thấy là với người gốc Việt, đổi tên đổi họ thì hoàn toàn thoải mái nhưng nơi sinh ở Việt Nam luôn đi theo bạn trên hộ chiếu, bằng lái xe và nhiều giấy tờ Anh khác.


https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/7fe7/live/be6f86b0-1343-11ed-894d-e96102bbb308.jpg.webp (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/7fe7/live/be6f86b0-1343-11ed-894d-e96102bbb308.jpg.webp)

Bằng lái xe ở Anh yêu cầu ghi ngày tháng năm sinh và nơi sinh


Do vậy, mọi thay đổi ở Việt Nam, chẳng hạn đổi tên tỉnh cũ thành mới, đều tác động đến thông tin đã lưu ở nước khác.

Ở một số nước khác

Ở Đức, theo một thông báo của Bộ Ngoại giao Đức gửi cho báo thoibao.de ở Đức, “đã có một trường hợp công dân VN hôm 29/07/2022 ở bang Saxony bị từ chối giấy tờ cư trú vì hộ chiếu VN mẫu mới không phù hợp với thủ tục tại chỗ”.

Nhìn rộng ra bên ngoài tấm hộ chiếu, rất nhiều sự việc thiếu logic trong giấy tờ ở VN gây phiền toái, tốn kém cho người Việt ở nước ngoài.

Ở Ba Lan, một phiên dịch viên tuyên thệ tại Warsaw, mô tả với BBC về hiện tượng “một người Việt Nam có thể có nhiều nơi sinh”.

Theo kinh nghiệm của ông, các thay đổi ở Việt Nam, ví dụ như Hà Nội – nơi sinh trong hộ chiếu mới – không phản ánh nơi đăng ký khai sinh cũ: Hà Đông, Hà Tây, trong giấy tờ cũ của cha mẹ người Việt sống ở Ba Lan, gây khó khăn kinh khủng cho việc đăng ký khai sinh của các cháu bé gốc Việt.

Theo ông, “quan chức huyện, tỉnh ở Việt Nam làm việc lộn xộn, vô tổ chức từ rất nhiều năm qua”.

Những gì họ viết vào giấy khai sinh “thật sự là lạc hậu, tùy tiện”.

“Có người Việt mang tấm giấy khai sinh chỉ có Nơi sinh - Bệnh viện C, không hề có địa danh Hà Nội, hoặc Nơi sinh “Bệnh viện Việt – Tiệp” (thiếu địa danh Hải Phòng) nên khi giới chức Ba Lan nhìn vào hộ chiếu thấy địa danh khác là không thể giải thích được.”

Cách làm duy nhất là quay lại Đại sứ quán Việt Nam để xin thêm “giấy chứng nhận” và trả lệ phí.


https://ichef.bbci.co.uk/news/783/cpsprodpb/4f7a/live/f9948f00-1344-11ed-894d-e96102bbb308.png.webp (https://ichef.bbci.co.uk/news/783/cpsprodpb/4f7a/live/f9948f00-1344-11ed-894d-e96102bbb308.png.webp)

Trẻ em Việt Nam sinh ra ở Ba Lan vẫn cần khá nhiều giấy tờ gốc của cha mẹ

Vẫn phiên dịch viên này nói một số công sở Ba Lan đã gửi thư cho Đại sứ quán Việt Nam tại Warsaw xin một danh sách các thay đổi địa danh, như Hà Sơn Bình cũ nay có phần thành Hà Nội, hay Hà Bắc cũ nay có Bắc Giang, Bắc Ninh, nhưng không nhận được hồi âm gì hết.

Những vấn đề này cho thấy việc số hóa thành công dữ liệu công dân không chỉ giúp cho công dân Việt Nam đi lại an toàn, thoải mái trên thế giới, mà còn giúp nhiều cho cuộc sống của hàng triệu người song tịch, hoặc công dân nước khác gốc Việt từ thế hệ nhập cư đến thế hệ hai.

Thủ tướng Phạm Minh Chính công khai yêu cầu Bộ Công an “nghiên cứu giải pháp về vấn đề liên quan hộ chiếu mẫu mới”

Nói tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7, sáng 3/8 ở Hà Nội, ông Chính chỉ đạo Bộ Công an làm việc để “tránh tác động bất lợi trong bối cảnh mở cửa, phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội” trong vụ hộ chiếu mới.

Theo BBC tìm hiểu thì việc triển khai “số hóa” và chuẩn bị gắn chip điện tử vào hộ chiếu serial P mới ở Việt Nam đã được nghiên cứu từ lâu nhưng vẫn chưa đạt kết quả, nên mới xảy ra vụ hộ chiếu quý III năm 2022 vừa chưa có chip điện tử, vừa thiếu nơi sinh ghi trên mặt trang.

Căn cước công dân gần đây được triển khai cũng gồm cả bản giấy, và bản chip điện tử, gây "não nề' cho người dân.
Theo một trang giải đáp pháp luật ở Việt Nam thì "Trong quá trình cấp căn cước, ở giai đoạn đầu hệ thống hoạt động chưa ổn định, nên một số trường hợp căn cước công dân gắn chip in ra vân tay bị xấu, nhòe, không rõ nét hoặc bị sai chính tả, sai ngày tháng năm sinh, giới tính…"
Lời khuyên của họ là "người dân cần có ý kiến để cơ quan công an thu hồi và cấp đổi".
Có vẻ như nhà chức trách thường 'luôn đúng' trong các vụ việc trên nhưng trách nhiệm phát hiện ra lối và đề xuất chỉnh sửa lại cứ thuộc về dân chúng và báo chí. Cho đến nay cũng không thấy ai chịu trách nhiệm cá nhân gì hết cho các sự cố trên.

Dù vậy, giải pháp bổ sung ở phần bị chú trong hộ chiếu mới nội dung nơi sinh của công dân mà Bộ Công an vừa nêu chắc chắn sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho nhiều cơ quan ngoại giao Việt Nam phải “cấp giấy chứng nhận nơi sinh phụ thêm vào hộ chiếu”.

Nhưng nhìn về lâu dài, tổng thể thì cần có một chương trình có tầm quốc gia, thống nhất kho dữ liệu về một mối và có các chuyên gia đạt trình độ nhất định để thiết kế và điều hành các kho thông tin, cũng như cách cách phân bổ nội dung bằng kỹ thuật số cho dự án này.

Vụ hộ chiếu P màu xanh tím than là tín hiệu cho thấy các bộ ngành ở Việt Nam cần phải hiện đại hóa cách làm của mình, và càng nhanh càng tốt.



BBC