duyanh
09-25-2022, 12:47 PM
Chỉ số Dow giảm xuống mức thấp nhất 2022, lo ngại suy thoái ảnh hưởng thị trường thế giới
Chứng khoán toàn thế giới giảm mạnh vào hôm Thứ Sáu, 23 Tháng Chín, vì lo ngại nền kinh tế toàn cầu có thể rơi vào suy thoái khi các ngân hàng trung ương tiếp tục tăng lãi suất, theo AP.
Chỉ Số Dow Jones giảm 1.6%, xuống gần mức thấp nhất kể từ cuối 2020. Chỉ Số S&P 500 giảm 1.7%, gần mức thấp nhất trong năm 2022, trong khi Nasdaq giảm 1.8%.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2022/09/TS-WallStreet-092422.jpg
Chỉ số Dow Jones giảm mạnh do lo ngại suy thoái kinh tế. (Hình minh họa: Spencer Platt/Getty Images)
Giá dầu thô của Mỹ giảm 5.7% xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm vì các nhà giao dịch lo lắng nền kinh tế chững lại sẽ kéo nhu cầu năng lượng đi xuống. Giá tiền điện tử giảm mạnh. Thậm chí giá vàng cũng giảm trên toàn cầu.
Hôm Thứ Tư, 21 Tháng Chín, Ngân Hàng Trung Ương Mỹ (Fed) tăng lãi suất thêm .75%, khiến mức lãi suất nay từ 3% đến 3.25%, trong khi con số này lúc đầu năm 2022 là gần bằng không. Fed cũng dự đoán lãi suất có thể lên đến 4.4% vào cuối năm. Việc tăng lãi suất giúp Fed kìm hãm lạm phát, nhưng nếu không kiểm soát được thì sẽ dẫn đến suy thoái.
Lợi suất công khố phiếu hai năm tăng từ 4.12% lên 4.20% vào Thứ Năm, 22 Tháng Chín. Trong khi đó lợi suất 10 năm, vốn ảnh hưởng đến lãi suất thế chấp, lại giảm từ 3.71% xuống còn 3.69%.
Các chiến lược gia từ Goldman Sachs cho biết phần lớn khách hàng của họ dự đoán sẽ có cuộc “hạ cánh cứng,” (“hard landing”) tức là nền kinh tế bị đẩy đến cảnh suy thoái nhanh chóng, sẽ không thể tránh khỏi.
Tại Mỹ, thị trường việc làm vẫn đang ổn định đáng kể. Tuy nhiên tín hiệu đáng khích lệ này cũng có thể khiến Fed phải tăng thêm lãi suất để đủ hạ nhiệt nền kinh tế.
Trong khi đó, Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu vẫn đang tăng lãi suất chủ chốt để chống lạm phát ngay cả khi nền kinh tế khu vực được dự báo sẽ rơi vào suy thoái. Còn ở Châu Á, việc Trung Quốc vẫn kiên trì với những chính sách phòng dịch COVID-19 nghiêm ngặt ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp. (V.Giang)
Chứng khoán toàn thế giới giảm mạnh vào hôm Thứ Sáu, 23 Tháng Chín, vì lo ngại nền kinh tế toàn cầu có thể rơi vào suy thoái khi các ngân hàng trung ương tiếp tục tăng lãi suất, theo AP.
Chỉ Số Dow Jones giảm 1.6%, xuống gần mức thấp nhất kể từ cuối 2020. Chỉ Số S&P 500 giảm 1.7%, gần mức thấp nhất trong năm 2022, trong khi Nasdaq giảm 1.8%.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2022/09/TS-WallStreet-092422.jpg
Chỉ số Dow Jones giảm mạnh do lo ngại suy thoái kinh tế. (Hình minh họa: Spencer Platt/Getty Images)
Giá dầu thô của Mỹ giảm 5.7% xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm vì các nhà giao dịch lo lắng nền kinh tế chững lại sẽ kéo nhu cầu năng lượng đi xuống. Giá tiền điện tử giảm mạnh. Thậm chí giá vàng cũng giảm trên toàn cầu.
Hôm Thứ Tư, 21 Tháng Chín, Ngân Hàng Trung Ương Mỹ (Fed) tăng lãi suất thêm .75%, khiến mức lãi suất nay từ 3% đến 3.25%, trong khi con số này lúc đầu năm 2022 là gần bằng không. Fed cũng dự đoán lãi suất có thể lên đến 4.4% vào cuối năm. Việc tăng lãi suất giúp Fed kìm hãm lạm phát, nhưng nếu không kiểm soát được thì sẽ dẫn đến suy thoái.
Lợi suất công khố phiếu hai năm tăng từ 4.12% lên 4.20% vào Thứ Năm, 22 Tháng Chín. Trong khi đó lợi suất 10 năm, vốn ảnh hưởng đến lãi suất thế chấp, lại giảm từ 3.71% xuống còn 3.69%.
Các chiến lược gia từ Goldman Sachs cho biết phần lớn khách hàng của họ dự đoán sẽ có cuộc “hạ cánh cứng,” (“hard landing”) tức là nền kinh tế bị đẩy đến cảnh suy thoái nhanh chóng, sẽ không thể tránh khỏi.
Tại Mỹ, thị trường việc làm vẫn đang ổn định đáng kể. Tuy nhiên tín hiệu đáng khích lệ này cũng có thể khiến Fed phải tăng thêm lãi suất để đủ hạ nhiệt nền kinh tế.
Trong khi đó, Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu vẫn đang tăng lãi suất chủ chốt để chống lạm phát ngay cả khi nền kinh tế khu vực được dự báo sẽ rơi vào suy thoái. Còn ở Châu Á, việc Trung Quốc vẫn kiên trì với những chính sách phòng dịch COVID-19 nghiêm ngặt ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp. (V.Giang)