sophienguyen
10-07-2022, 11:48 PM
Thu phí trở lại, BOT Cai Lậy được công an ‘hỗ trợ’ dày đặc
TIỀN GIANG, Việt Nam (NV) – Trước thời điểm bắt đầu thu phí, tại trạm BOT Cai Lậy có khá đông lực lượng của tỉnh Tiền Giang như cảnh sát cơ động, thanh tra giao thông, công an…
Đó là ghi nhận của tờ Thanh Niên hôm 7 Tháng Mười về ngày đầu thu phí trở lại sau năm năm của trạm BOT “bẩn,” từng bị cánh tài xế phản đối kịch liệt bằng cách trả tiền lẻ để gây tình trạng kẹt xe kéo dài trên quốc lộ 1.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2022/10/VN-Cong-an-BOT-Cai-Lay-1.jpg
Biển cấm mới “Khu vực cấm tập trung đông người” được dựng lên cạnh trạm thu phí BOT Cai Lậy. (Hình: Bắc Bình/Thanh Niên)
Tờ báo cho biết, bên cạnh sự hiện diện dày đặc của công an, công ty BOT Cai Lậy cũng điều động nhiều xe cứu hộ chuyên dụng, hai xe cứu thương tại trạm thu phí. Ngoài ra, cách trạm thu phí khoảng 150 mét mọc lên tiến biển “cấm tập trung đông người.”
Theo đại diện lãnh đạo BOT Cai Lậy, việc trang bị sẵn xe chuyên dụng… là nhằm “phòng ngừa những trường hợp rủi ro, tai nạn bất ngờ và hỗ trợ người, phương tiện gặp nạn.”
Có lẽ nhờ sự hiện diện của “đông đảo” công an, nên trong ngày 7 Tháng Mười, lượng xe di chuyển trên quốc lộ 1 “rất đông nhưng chưa có trở ngại nào.”
Tuy vậy, báo Thanh Niên ghi nhận, khi qua trạm BOT Cai Lậy, nhiều tài xế trả phí bằng tờ tiền 500,000 đồng ($21) khiến cho việc nhân viên trả lại tiền thừa “mất nhiều thời gian,” nhưng không gây kẹt xe tại trạm.
Trong khi đó, theo báo VNExpress, trạm BOT Cai Lậy có ba làn thu phí tự động và một làn hỗn hợp, ở mỗi hướng đều có nhân viên phân luồng. Theo hướng dẫn, xe chưa dán thẻ ETC (trả phí tự động) phải đi vào làn hỗn hợp trong cùng. Trên thực tế, nhiều tài xế vẫn trả tiền mặt tại các làn thu phí tự động khiến nhiều xe phía sau phải xếp hàng chờ.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2022/10/VN-Cong-an-BOT-Cai-Lay-2.jpg
Nhân viên bảo vệ xuất hiện dày đặc tại trạm thu phí BOT Cai Lậy. (Hình: Bắc Bình/Thanh Niên)
Bên dưới bản tin, nhiều độc giả vẫn bày tỏ sự bất bình về chuyện chính quyền cho BOT Cai Lậy “tận thu” trở lại.
Độc giả “lt.luan” đặt câu hỏi: “Tại sao lại thu phí chỗ quốc lộ 1? Tôi đã đóng phí đường bộ rồi, không đi đường tránh thì tại sao phải đóng phí đường tránh?”
Hồi năm 2017, BOT Cai Lậy bị cánh tài xế dấy lên phong trào phản đối “bất tuân dân sự,” vì cho rằng dự án đầu tư xây dựng công trình quốc lộ 1 đoạn tránh thị xã Cai Lậy và tăng cường mặt đường Km1987+560-Km2-1014+000 thì phải đặt trạm thu phí trên tuyến tránh Cai Lậy mới hợp lý. (N.H.K)
TIỀN GIANG, Việt Nam (NV) – Trước thời điểm bắt đầu thu phí, tại trạm BOT Cai Lậy có khá đông lực lượng của tỉnh Tiền Giang như cảnh sát cơ động, thanh tra giao thông, công an…
Đó là ghi nhận của tờ Thanh Niên hôm 7 Tháng Mười về ngày đầu thu phí trở lại sau năm năm của trạm BOT “bẩn,” từng bị cánh tài xế phản đối kịch liệt bằng cách trả tiền lẻ để gây tình trạng kẹt xe kéo dài trên quốc lộ 1.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2022/10/VN-Cong-an-BOT-Cai-Lay-1.jpg
Biển cấm mới “Khu vực cấm tập trung đông người” được dựng lên cạnh trạm thu phí BOT Cai Lậy. (Hình: Bắc Bình/Thanh Niên)
Tờ báo cho biết, bên cạnh sự hiện diện dày đặc của công an, công ty BOT Cai Lậy cũng điều động nhiều xe cứu hộ chuyên dụng, hai xe cứu thương tại trạm thu phí. Ngoài ra, cách trạm thu phí khoảng 150 mét mọc lên tiến biển “cấm tập trung đông người.”
Theo đại diện lãnh đạo BOT Cai Lậy, việc trang bị sẵn xe chuyên dụng… là nhằm “phòng ngừa những trường hợp rủi ro, tai nạn bất ngờ và hỗ trợ người, phương tiện gặp nạn.”
Có lẽ nhờ sự hiện diện của “đông đảo” công an, nên trong ngày 7 Tháng Mười, lượng xe di chuyển trên quốc lộ 1 “rất đông nhưng chưa có trở ngại nào.”
Tuy vậy, báo Thanh Niên ghi nhận, khi qua trạm BOT Cai Lậy, nhiều tài xế trả phí bằng tờ tiền 500,000 đồng ($21) khiến cho việc nhân viên trả lại tiền thừa “mất nhiều thời gian,” nhưng không gây kẹt xe tại trạm.
Trong khi đó, theo báo VNExpress, trạm BOT Cai Lậy có ba làn thu phí tự động và một làn hỗn hợp, ở mỗi hướng đều có nhân viên phân luồng. Theo hướng dẫn, xe chưa dán thẻ ETC (trả phí tự động) phải đi vào làn hỗn hợp trong cùng. Trên thực tế, nhiều tài xế vẫn trả tiền mặt tại các làn thu phí tự động khiến nhiều xe phía sau phải xếp hàng chờ.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2022/10/VN-Cong-an-BOT-Cai-Lay-2.jpg
Nhân viên bảo vệ xuất hiện dày đặc tại trạm thu phí BOT Cai Lậy. (Hình: Bắc Bình/Thanh Niên)
Bên dưới bản tin, nhiều độc giả vẫn bày tỏ sự bất bình về chuyện chính quyền cho BOT Cai Lậy “tận thu” trở lại.
Độc giả “lt.luan” đặt câu hỏi: “Tại sao lại thu phí chỗ quốc lộ 1? Tôi đã đóng phí đường bộ rồi, không đi đường tránh thì tại sao phải đóng phí đường tránh?”
Hồi năm 2017, BOT Cai Lậy bị cánh tài xế dấy lên phong trào phản đối “bất tuân dân sự,” vì cho rằng dự án đầu tư xây dựng công trình quốc lộ 1 đoạn tránh thị xã Cai Lậy và tăng cường mặt đường Km1987+560-Km2-1014+000 thì phải đặt trạm thu phí trên tuyến tránh Cai Lậy mới hợp lý. (N.H.K)