giavui
12-21-2022, 02:10 AM
Mùa 'ăn đèn' ở Sài Gòn trước Giáng Sinh
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/d777/live/c6f636b0-805a-11ed-b65e-6fd5874b8ed5.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/d777/live/c6f636b0-805a-11ed-b65e-6fd5874b8ed5.jpg)
Một cảnh Sài Gòn vê ̀đêm
Từ “ăn” trong tiếng Việt cũng có nghĩa là đón mừng (celebrate) như là: “ăn tết”, “ăn lễ”, “ăn cưới”, “ăn giỗ”, “ăn tân gia”… Vì vậy việc mọi người đổ xô về trung tâm quận 1 chụp hình dịp cuối năm thường bị gọi đùa là “ăn đèn”.
Mùa Noel là dịp dân Sài Gòn “ăn đèn” đông đảo và nhộn nhịp nhất, cho dù đường phố và các nơi công cộng ở quận 1 không được trang trí đèn rực rỡ giống như Tết nguyên đán “mừng đảng, mừng xuân”.
Hàng năm, từ cuối tháng 11, các trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng thuộc tư nhân, liên doanh, hay 100% vốn đầu tư nước ngoài ở khu vực trung tâm Sài Gòn đã bắt đầu trang trí đèn trước trụ sở nhằm thu hút khách hàng.
Hoạt động “ăn đèn” Noel ở Sài Gòn đã gây ra tình trạng chen chúc trước những nơi này, vì số người muốn chụp hình quá đông và số xe lưu thông trên đường quá nhiều, cản trở số người phải di chuyển trên đường với mục đích khác. Những ai có việc ra quận 1 từ chạng vạng tối trong thời gian này sẽ khốn khổ vì bị kẹt xe hàng giờ, thậm chí nếu sử dụng xe công nghệ hay taxi thì sẽ không đón được xe khi trở về.
Ánh sáng trang trí mùa Noel ở những nơi trên chắc chắn còn thua xa các nước khác trên thế giới nhưng cũng đủ thu hút nam thanh nữ tú, phụ huynh có con nhỏ, và rất nhiều phụ nữ ở độ tuổi trung niên từ khắp nơi – ngay cả tỉnh lân cận - “tiến về Sài Gòn” để “ăn đèn”. Điều này cho thấy sự phát triển giữa các quận huyện (và các tỉnh, thành) không đồng đều, các khu vui chơi công cộng dường như chỉ tập trung ở quận 1, Sài Gòn.
Dân Việt thích “ăn đèn” có hai kiểu. Ai tiết kiệm chi phí thì chỉ dạo quanh chụp hình cùng với đèn trang trí, ai có điều kiện hơn thì “check in” trung tâm thương mại, khách sạn hay nhà hàng để vừa thưởng thức ăn uống vừa ngắm đèn. Bọn trẻ thích tụ tập tại khu food court trong trung tâm thương mại, còn khách trung niên thì tìm về các điểm 4-5 sao.
Hôm 16 tháng 12 vào khoảng 6 giờ tối, tôi “bắt” một chiếc xe ôm công nghệ đến trung tâm thương mại Diamond Plaza. Khi tài xế đến đón, anh ta đã càu nhàu: “Giờ này mà anh ra quận Nhứt thì kẹt xe dữ lắm. Ai cũng đổ về đó!”.
Khi đến Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở đường Lê Duẩn thì tài xế không đi tiếp được nữa nên tôi đã xuống xe ở đây. Lý do kẹt xe là quá đông người đang bu quanh mặt trước của tòa nhà Diamond Plaza (đường Lê Duẩn) để chụp hình.
Trong khi đó khu quảng trường Công xã Paris phía trước nhà thờ Đức Bà chỉ cách Diamond Plaza vài chục mét thì vắng hoe và tối thui. Nhà thờ Đức Bà đang sửa chữa nằm lọt thỏm trong bóng tối. Trước tượng Đức Bà Hòa Bình chỉ có vài người dân lặng lẽ cầu nguyện.
Ghé vào đường sách Nguyễn Văn Bình song song với đường Lê Duẩn chỉ nhìn thấy hai người nước ngoài đến mua sách. Có lẽ vào mùa này, giới trẻ Sài Gòn thích “ăn đèn” hơn ăn học và đọc sách.
Khi bước vào đường Đồng Khởi – con đường đẹp nhất Sài Gòn, thường rực rỡ đèn hoa và cờ khi sắp Tết nguyên đán và kéo dài đến 30 tháng Tư – tôi thấy cũng như bao mùa Noel khác, đèn đường nhạt nhòa. Dù vậy, nhà nước không quên thắp đèn sáng chói toàn trụ sở Sở Văn hóa và Thông tin TP.HCM (164 Đồng Khởi, Bến Nghé, quận 1) để soi rõ hình ảnh của các áp phích và khẩu hiệu bao bọc bờ tường bên ngoài, trong đó nổi bật hình ảnh anh bộ đội tay cầm “nòng súng vươn lên trời cao”.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/284b/live/29788360-8056-11ed-90a7-556e529f9f89.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/284b/live/29788360-8056-11ed-90a7-556e529f9f89.jpg)
Trung tâm thương mại Takashimaya
Khi so sánh với một nước thuộc khối ASEAN là Singapore vào mùa Noel, tôi thấy chính phủ Singapore trang trí chủ đề Noel trên các con đường và ở nhiều nơi công cộng nhằm thu hút du khách, mặt khác cũng làm ấm lòng dân địa phương theo đạo Công giáo.
Thời nay, ở Việt Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng, đa số các trang trí bám sát chủ đề “Chúa giáng sinh” chỉ có thể nhìn thấy trong khuôn viên nhà thờ hay ở những khách sạn, nhà hàng… mà chủ doanh nghiệp là người theo đạo Công giáo.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/2cc3/live/477b0220-8056-11ed-90a7-556e529f9f89.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/2cc3/live/477b0220-8056-11ed-90a7-556e529f9f89.jpg)
Phố đi bộ Nguyễn Huệ
-------------
Ý kiến độc giả :
Cụm từ "Ăn Đèn" mà tác giả xài ở bài trên là một trong vô số cụm từ mới mẻ do văn hóa VC đẻ ra mà chẳng có căn bản văn phạm nào cả. Các cụm từ của văn hóa Việt xưa nay như "Ăn Tết", "ăn lễ", "ăn cưới", "ăn giỗ", "ăn tân gia" vv.. đều liên quan đến "ăn" (tức tiếp nhận vào cơ thể (như thực phẩm, tiền bạc, hoặc một thứ gì cụ thể khác) chẳng hạn "ăn tiền", "ăn gian", "ăn cướp", "ăn hàng", "ăn đấm", "ăn sương" (dành cho gái điếm như "sương đêm" hoặc "sương sa" [jelly] ). Riêng "ăn đèn" thì vô nghĩa.
Nhưng điều tệ hại là đã có vô số kẻ vô tri bắt chước VC dùng theo. Chẳng hạn như trên mạng, ngay cả người trí thức VNCH cũng bắt chước VC dùng dấu chấm câu một cách vô tri chèn giữa các chữ chẳng hạn như N.G.U, S.Ố.C, N.Ó.N.G vv.. nhằm nhấn mạnh ý nghĩa của của từ đó. Họ không biết rằng dấu chấm (Period) là để chấm dứt hẳn một câu (full stop) hoặc để viết tắt (abbreviation) một từ (word). Trong văn phạm truyền thống của văn chương VNCH có dấu gạch nối (hyphen - trait d'union) để tách các chữ (character) xa nhau mà không ngắt ý nghĩa của từ (word). Thay vì bắt chước VC viết N.G.U thì hãy viết N-G-U để nhấn mạnh sự ngu muội của ai đó.
Điền Phong
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/d777/live/c6f636b0-805a-11ed-b65e-6fd5874b8ed5.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/d777/live/c6f636b0-805a-11ed-b65e-6fd5874b8ed5.jpg)
Một cảnh Sài Gòn vê ̀đêm
Từ “ăn” trong tiếng Việt cũng có nghĩa là đón mừng (celebrate) như là: “ăn tết”, “ăn lễ”, “ăn cưới”, “ăn giỗ”, “ăn tân gia”… Vì vậy việc mọi người đổ xô về trung tâm quận 1 chụp hình dịp cuối năm thường bị gọi đùa là “ăn đèn”.
Mùa Noel là dịp dân Sài Gòn “ăn đèn” đông đảo và nhộn nhịp nhất, cho dù đường phố và các nơi công cộng ở quận 1 không được trang trí đèn rực rỡ giống như Tết nguyên đán “mừng đảng, mừng xuân”.
Hàng năm, từ cuối tháng 11, các trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng thuộc tư nhân, liên doanh, hay 100% vốn đầu tư nước ngoài ở khu vực trung tâm Sài Gòn đã bắt đầu trang trí đèn trước trụ sở nhằm thu hút khách hàng.
Hoạt động “ăn đèn” Noel ở Sài Gòn đã gây ra tình trạng chen chúc trước những nơi này, vì số người muốn chụp hình quá đông và số xe lưu thông trên đường quá nhiều, cản trở số người phải di chuyển trên đường với mục đích khác. Những ai có việc ra quận 1 từ chạng vạng tối trong thời gian này sẽ khốn khổ vì bị kẹt xe hàng giờ, thậm chí nếu sử dụng xe công nghệ hay taxi thì sẽ không đón được xe khi trở về.
Ánh sáng trang trí mùa Noel ở những nơi trên chắc chắn còn thua xa các nước khác trên thế giới nhưng cũng đủ thu hút nam thanh nữ tú, phụ huynh có con nhỏ, và rất nhiều phụ nữ ở độ tuổi trung niên từ khắp nơi – ngay cả tỉnh lân cận - “tiến về Sài Gòn” để “ăn đèn”. Điều này cho thấy sự phát triển giữa các quận huyện (và các tỉnh, thành) không đồng đều, các khu vui chơi công cộng dường như chỉ tập trung ở quận 1, Sài Gòn.
Dân Việt thích “ăn đèn” có hai kiểu. Ai tiết kiệm chi phí thì chỉ dạo quanh chụp hình cùng với đèn trang trí, ai có điều kiện hơn thì “check in” trung tâm thương mại, khách sạn hay nhà hàng để vừa thưởng thức ăn uống vừa ngắm đèn. Bọn trẻ thích tụ tập tại khu food court trong trung tâm thương mại, còn khách trung niên thì tìm về các điểm 4-5 sao.
Hôm 16 tháng 12 vào khoảng 6 giờ tối, tôi “bắt” một chiếc xe ôm công nghệ đến trung tâm thương mại Diamond Plaza. Khi tài xế đến đón, anh ta đã càu nhàu: “Giờ này mà anh ra quận Nhứt thì kẹt xe dữ lắm. Ai cũng đổ về đó!”.
Khi đến Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở đường Lê Duẩn thì tài xế không đi tiếp được nữa nên tôi đã xuống xe ở đây. Lý do kẹt xe là quá đông người đang bu quanh mặt trước của tòa nhà Diamond Plaza (đường Lê Duẩn) để chụp hình.
Trong khi đó khu quảng trường Công xã Paris phía trước nhà thờ Đức Bà chỉ cách Diamond Plaza vài chục mét thì vắng hoe và tối thui. Nhà thờ Đức Bà đang sửa chữa nằm lọt thỏm trong bóng tối. Trước tượng Đức Bà Hòa Bình chỉ có vài người dân lặng lẽ cầu nguyện.
Ghé vào đường sách Nguyễn Văn Bình song song với đường Lê Duẩn chỉ nhìn thấy hai người nước ngoài đến mua sách. Có lẽ vào mùa này, giới trẻ Sài Gòn thích “ăn đèn” hơn ăn học và đọc sách.
Khi bước vào đường Đồng Khởi – con đường đẹp nhất Sài Gòn, thường rực rỡ đèn hoa và cờ khi sắp Tết nguyên đán và kéo dài đến 30 tháng Tư – tôi thấy cũng như bao mùa Noel khác, đèn đường nhạt nhòa. Dù vậy, nhà nước không quên thắp đèn sáng chói toàn trụ sở Sở Văn hóa và Thông tin TP.HCM (164 Đồng Khởi, Bến Nghé, quận 1) để soi rõ hình ảnh của các áp phích và khẩu hiệu bao bọc bờ tường bên ngoài, trong đó nổi bật hình ảnh anh bộ đội tay cầm “nòng súng vươn lên trời cao”.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/284b/live/29788360-8056-11ed-90a7-556e529f9f89.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/284b/live/29788360-8056-11ed-90a7-556e529f9f89.jpg)
Trung tâm thương mại Takashimaya
Khi so sánh với một nước thuộc khối ASEAN là Singapore vào mùa Noel, tôi thấy chính phủ Singapore trang trí chủ đề Noel trên các con đường và ở nhiều nơi công cộng nhằm thu hút du khách, mặt khác cũng làm ấm lòng dân địa phương theo đạo Công giáo.
Thời nay, ở Việt Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng, đa số các trang trí bám sát chủ đề “Chúa giáng sinh” chỉ có thể nhìn thấy trong khuôn viên nhà thờ hay ở những khách sạn, nhà hàng… mà chủ doanh nghiệp là người theo đạo Công giáo.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/2cc3/live/477b0220-8056-11ed-90a7-556e529f9f89.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/2cc3/live/477b0220-8056-11ed-90a7-556e529f9f89.jpg)
Phố đi bộ Nguyễn Huệ
-------------
Ý kiến độc giả :
Cụm từ "Ăn Đèn" mà tác giả xài ở bài trên là một trong vô số cụm từ mới mẻ do văn hóa VC đẻ ra mà chẳng có căn bản văn phạm nào cả. Các cụm từ của văn hóa Việt xưa nay như "Ăn Tết", "ăn lễ", "ăn cưới", "ăn giỗ", "ăn tân gia" vv.. đều liên quan đến "ăn" (tức tiếp nhận vào cơ thể (như thực phẩm, tiền bạc, hoặc một thứ gì cụ thể khác) chẳng hạn "ăn tiền", "ăn gian", "ăn cướp", "ăn hàng", "ăn đấm", "ăn sương" (dành cho gái điếm như "sương đêm" hoặc "sương sa" [jelly] ). Riêng "ăn đèn" thì vô nghĩa.
Nhưng điều tệ hại là đã có vô số kẻ vô tri bắt chước VC dùng theo. Chẳng hạn như trên mạng, ngay cả người trí thức VNCH cũng bắt chước VC dùng dấu chấm câu một cách vô tri chèn giữa các chữ chẳng hạn như N.G.U, S.Ố.C, N.Ó.N.G vv.. nhằm nhấn mạnh ý nghĩa của của từ đó. Họ không biết rằng dấu chấm (Period) là để chấm dứt hẳn một câu (full stop) hoặc để viết tắt (abbreviation) một từ (word). Trong văn phạm truyền thống của văn chương VNCH có dấu gạch nối (hyphen - trait d'union) để tách các chữ (character) xa nhau mà không ngắt ý nghĩa của từ (word). Thay vì bắt chước VC viết N.G.U thì hãy viết N-G-U để nhấn mạnh sự ngu muội của ai đó.
Điền Phong