giavui
07-18-2023, 02:28 AM
Cầu sắt vừa xây ở Trà Vinh sập do ‘tài xế hiểu nhầm’
TRÀ VINH, Việt Nam (NV) – Lãnh đạo đơn vị thi công cầu Long Bình 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, cho rằng do “tài xế hiểu nhầm” nên cùng lúc chạy hai xe vận tải nặng gần mười lần qua cầu tạm, khiến sập cầu.
Báo VNExpress hôm 17 Tháng Bảy, dẫn lời ông Phạm Thế Hiền, tổng giám đốc công ty Tuấn Hiền, đơn vị thi công cầu Long Bình 1, thành phố Trà Vinh, có tổng mức đầu tư 63 tỷ đồng ($2.6 triệu), cho biết khi nói về vụ cầu tạm bắc qua sông Long Bình sập gãy đôi xuống sông.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/07/VN-sap-cau-tra-vinh-1.jpg
Hiện trường vụ sập cầu hôm 16 Tháng Bảy tại đường Hùng Vương, thành phố Trà Vinh. (Hình: Hoàng Lam/VNExpress)
“Tôi đi công tác tại Sài Gòn, ở nhà cán bộ kỹ thuật nói tìm xe vận tải 2-3 tấn để thử tải cầu tạm (tải trọng khoảng 2-3 tấn). Tuy nhiên, các anh em tài xế nghe nhầm là 20-30 tấn nên tìm hai xe vận tải có tổng sức nặng mười mấy tấn chạy cùng lúc khiến cầu gãy, sập nhịp giữa,” ông Hiền biện minh.
Theo ông Hiền, sự việc gây thiệt hại khoảng vài trăm triệu đồng. Đơn vị thi công bỏ kinh phí khắc phục, bắc lại nhịp cầu sập. Sau đó, cầu sẽ được kiểm tra, thử tải trước khi cho xe chạy qua.
Trong khi đó, ông Lâm Phước Chung, giám đốc Ban Quản Lý Các Dự Án Đầu Tư Xây Dựng thành phố Trà Vinh, chủ đầu tư công trình, cho biết: “Quá trình điều tiết cho xe thử tải qua cầu chưa thực sự tốt. Nhà thầu để hai xe vận tải có tải bên trong, mỗi xe nặng 9.6 tấn qua cầu cùng lúc nên mới xảy ra sự việc.”
Ông Chung cho biết thêm lúc thi công cầu tạm, nhà thầu có thử cho xe 5 và 10 tấn qua cầu lần lượt và “không xảy ra vấn đề gì.”
Đại diện một đơn vị từng kiểm định nhiều cây cầu ở miền Tây cho rằng, việc dùng xe vận tải để thử tải là phương pháp khá phổ biến để kiểm tra kết cấu công trình trước khi đưa vào khai thác ở Việt Nam.
Tuy nhiên, việc sập cầu lần này là “hy hữu” bởi vì nếu muốn ngăn xe vận tải qua cầu vốn thiết kế cho người đi bộ, xe gắn máy, đơn vị thi công có thể lắp khung giới hạn chiều cao, thay cho thử tải vượt mức cho phép nhiều lần.
Theo báo VNExpress hôm 16 Tháng Bảy, cây cầu sắt bắc qua sông Long Bình về hướng sông Cổ Chiên 200 mét, được dựng tạm để thay thế cho cầu Long Bình 1 sắp sửa xây lại gần đó, với kinh phí xây dựng không được tiết lộ.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/07/VN-sap-cau-tra-vinh-2.jpg
Đơn vị thi công đã tháo dỡ phần cầu tạm bị sập để xây dựng lại. (Hình: Hoàng Lam/VNExpress)
Cây cầu sắt được hoàn thành hôm 13 Tháng Bảy, dự kiến cho người đi bộ, xe gắn máy, xe ba bánh chạy qua vào tuần sau.
Trước khi đưa vào hoạt động, đơn vị thi công cho hai xe vận tải gần 10 tấn mỗi xe chạy qua cầu để thử tải. Khi hai chiếc xe chạy đến nhịp giữa, chiếc cầu không chịu nổi tải trọng nên đã bị sập trước sự chứng kiến của đông đảo người dân địa phương. (Tr.N)
TRÀ VINH, Việt Nam (NV) – Lãnh đạo đơn vị thi công cầu Long Bình 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, cho rằng do “tài xế hiểu nhầm” nên cùng lúc chạy hai xe vận tải nặng gần mười lần qua cầu tạm, khiến sập cầu.
Báo VNExpress hôm 17 Tháng Bảy, dẫn lời ông Phạm Thế Hiền, tổng giám đốc công ty Tuấn Hiền, đơn vị thi công cầu Long Bình 1, thành phố Trà Vinh, có tổng mức đầu tư 63 tỷ đồng ($2.6 triệu), cho biết khi nói về vụ cầu tạm bắc qua sông Long Bình sập gãy đôi xuống sông.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/07/VN-sap-cau-tra-vinh-1.jpg
Hiện trường vụ sập cầu hôm 16 Tháng Bảy tại đường Hùng Vương, thành phố Trà Vinh. (Hình: Hoàng Lam/VNExpress)
“Tôi đi công tác tại Sài Gòn, ở nhà cán bộ kỹ thuật nói tìm xe vận tải 2-3 tấn để thử tải cầu tạm (tải trọng khoảng 2-3 tấn). Tuy nhiên, các anh em tài xế nghe nhầm là 20-30 tấn nên tìm hai xe vận tải có tổng sức nặng mười mấy tấn chạy cùng lúc khiến cầu gãy, sập nhịp giữa,” ông Hiền biện minh.
Theo ông Hiền, sự việc gây thiệt hại khoảng vài trăm triệu đồng. Đơn vị thi công bỏ kinh phí khắc phục, bắc lại nhịp cầu sập. Sau đó, cầu sẽ được kiểm tra, thử tải trước khi cho xe chạy qua.
Trong khi đó, ông Lâm Phước Chung, giám đốc Ban Quản Lý Các Dự Án Đầu Tư Xây Dựng thành phố Trà Vinh, chủ đầu tư công trình, cho biết: “Quá trình điều tiết cho xe thử tải qua cầu chưa thực sự tốt. Nhà thầu để hai xe vận tải có tải bên trong, mỗi xe nặng 9.6 tấn qua cầu cùng lúc nên mới xảy ra sự việc.”
Ông Chung cho biết thêm lúc thi công cầu tạm, nhà thầu có thử cho xe 5 và 10 tấn qua cầu lần lượt và “không xảy ra vấn đề gì.”
Đại diện một đơn vị từng kiểm định nhiều cây cầu ở miền Tây cho rằng, việc dùng xe vận tải để thử tải là phương pháp khá phổ biến để kiểm tra kết cấu công trình trước khi đưa vào khai thác ở Việt Nam.
Tuy nhiên, việc sập cầu lần này là “hy hữu” bởi vì nếu muốn ngăn xe vận tải qua cầu vốn thiết kế cho người đi bộ, xe gắn máy, đơn vị thi công có thể lắp khung giới hạn chiều cao, thay cho thử tải vượt mức cho phép nhiều lần.
Theo báo VNExpress hôm 16 Tháng Bảy, cây cầu sắt bắc qua sông Long Bình về hướng sông Cổ Chiên 200 mét, được dựng tạm để thay thế cho cầu Long Bình 1 sắp sửa xây lại gần đó, với kinh phí xây dựng không được tiết lộ.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/07/VN-sap-cau-tra-vinh-2.jpg
Đơn vị thi công đã tháo dỡ phần cầu tạm bị sập để xây dựng lại. (Hình: Hoàng Lam/VNExpress)
Cây cầu sắt được hoàn thành hôm 13 Tháng Bảy, dự kiến cho người đi bộ, xe gắn máy, xe ba bánh chạy qua vào tuần sau.
Trước khi đưa vào hoạt động, đơn vị thi công cho hai xe vận tải gần 10 tấn mỗi xe chạy qua cầu để thử tải. Khi hai chiếc xe chạy đến nhịp giữa, chiếc cầu không chịu nổi tải trọng nên đã bị sập trước sự chứng kiến của đông đảo người dân địa phương. (Tr.N)