PDA

View Full Version : Huế: Phát hiện lửng lợn Đông Dương quý hiếm xuất hiện ở Bạch Mã



duyanh
03-21-2024, 12:19 AM
Huế: Phát hiện lửng lợn Đông Dương quý hiếm xuất hiện ở Bạch Mã






https://img.ntdvn.net/2024/03/ntdvn_du-an-moi-3-13.jpg (https://img.ntdvn.net/2024/03/ntdvn_du-an-moi-3-13.jpg)

Loài lửng lợn quý hiếm mới đây được bắt gặp trở lại ở rừng Bạch Mã (Ảnh: Cắt từ clip)

Cá thể lửng lợn Đông Dương quý hiếm được nhân viên phát hiện tại khuôn viên bưu điện Bạch Mã. Chú lợn không hoảng sợ mà còn lững thững tiến lại khá gần nhân viên của Vườn quốc gia Bạch Mã.

Ngày 20/3, thông tin từ vườn Quốc gia Bạch Mã (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế), một con lửng lợn Đông Dương vừa được nhân viên tại đây phát hiện tại khuôn viên bưu điện Bạch Mã (cũ), đoạn km19 đường lên đỉnh Bạch Mã.

Chú lửng lợn này khá lớn, lúc phát hiện nó đang đi thong dong trên một tuyến đường tuần tra của kiểm lâm để kiếm ăn. Chú lợn không hoảng sợ mà còn lững thững tiến lại khá gần nhân viên của Vườn quốc gia Bạch Mã.

Khu vực phát hiện loại lửng lợn quý hiếm này là một trong những công trình kiến trúc thời thuộc địa, nằm trong quần thể các kiến trúc còn lại của người Pháp. Trước đó, một cá thể lửng lợn khác cũng nhân viên của đơn vị phát hiện ở khu rừng thuộc Bạch Mã, cách đó vị trí trên khoảng 2km.

Lửng lợn Đông Dương (có tên khoa học là Arctonyx collaris dictator), một phân nhánh của loài lửng lợn (Arctonyx collaris), phân bố ở miền đông Nepal, Bhutan, Ấn Độ, miền đông và miền nam Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào, Việt Nam.

Tại Việt Nam, lửng lợn Đông Dương (trong tiếng Tày gọi là lương mu), hay còn được gọi dưới một số tên khác, như: chồn hoang, cúi, gấu lợn.

Lửng lợn là loài thú duy nhất còn tồn tại trong chi Arctonyx thuộc họ chồn, sống trên cạn, tập trung tại Trung và Đông Nam Á. Chúng có bộ lông màu nâu dài trung bình, cơ thể chắc, họng màu trắng, hai sọc màu đen trên một khuôn mặt trắng kéo dài và một cái mõm màu hồng như mõm lợn.

Loài này chủ yếu ăn trái cây, động vật nhỏ và có đặc tính khá hiền lành. Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế đã xếp loài này vào loài sắp bị đe dọa tuyệt chủng trong Sách đỏ IUCN năm 2008 do nạn săn bắt quá mức.

Cũng tại Vườn quốc gia Bạch Mã, mới đây 2 du khách người Pháp đã chụp được hình ảnh 2 cá thể mang Trường Sơn, thuộc diện nguy cấp.


https://img.ntdvn.net/2024/03/ntdvn_2f6386750639ef67b628jpg-550x330.webp (https://img.ntdvn.net/2024/03/ntdvn_2f6386750639ef67b628jpg.webp)

Mang Trường Sơn được du khách chụp ảnh lại. Đây là loài từng được phát hiện trong dãy núi Trường Sơn ở Việt Nam vào năm 1997. Sau nhiều năm do không thấy xuất hiện loài mang này tưởng chừng như tuyệt chủng, tuy nhiên đến năm 2021, các nhà nghiên cứu đã phát hiện mang Trường Sơn ở vùng núi rừng thuộc Thừa Thiên-Huế.

Hay một đàn gà lôi trắng 6 con được nhân viên ghi hình lại sau khi đàn gà này xuất hiện tại Vọng Hải Đài.


https://img.ntdvn.net/2024/03/ntdvn_11f1bbe73babd2f58bbajpg-550x330.webp (https://img.ntdvn.net/2024/03/ntdvn_11f1bbe73babd2f58bbajpg.webp)

Cá thể gà lôi quý hiếm tại Vườn Quốc gia Bạch Mã (Ảnh: Vườn Quốc gia cung cấp) Việc thời gian gần đây tại khu vực núi Bạch Mã liên tục xuất hiện nhiều loại động vật quý hiếm thuộc diện nguy cấp cho thấy công tác cứu hộ và bảo tồn các loại động vật đã được thực hiện tốt.


https://img.ntdvn.net/2024/03/ntdvn_thu-o-vuon-bach-ma-1710936252424478509288-614x1024.webp (https://img.ntdvn.net/2024/03/ntdvn_thu-o-vuon-bach-ma-1710936252424478509288-614x1024.webp)

Đàn voọc chà vá chân nâu quý hiếm được du khách chụp lại. Hiện Vườn Quốc gia Bạch Mã đang tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, các đơn vị chức năng thực hiện tốt công tác cứu hộ, bảo tồn các loài động vật này. Đồng thời tiếp tục tiếp nhận, chăm sóc, tái thả những động vật quý hiếm để tiếp tục bảo tồn, phục hồi, đa dạng hóa hệ sinh thái động vật tại Vườn Quốc gia Bạch Mã.



Hoa Mỹ