duyanh
06-12-2024, 01:13 PM
Ngày 15/6: Mua bán vàng phải có hoá đơn điện tử
https://img.ntdvn.net/2024/06/ntdvn_ban-vang.jpg
Đến 15/6 mua bán vàng không có hóa đơn điện tử sẽ bị rút giấy phép. (Ảnh minh hoạ: Cắt từ clip)
Từ ngày 15/6/2024, các tổ chức, cá nhân kinh doanh vàng bạc, đá quý không xuất hoá đơn điện tử sẽ bị thu hồi giấy phép hoạt động.
Vừa qua, Bộ Tài chính yêu cầu lãnh đạo các tỉnh phối hợp chỉ đạo trong công tác quản lý thuế, đẩy mạnh áp dụng hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc.
Bộ Tài chính vừa có công văn gửi các tỉnh phối hợp chỉ đạo trong công tác quản lý thuế. Trong công văn, Bộ Tài chính yêu cầu các tỉnh thành lập Ban chỉ đạo triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền tại địa phương.
Các thành viên tham gia là đại diện Cục Thuế, cơ quan Công an, cơ quan Quản lý thị trường, Sở Tài chính, Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Công Thương, Sở Thông tin Truyền thông, Sở Y tế, Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch, Sở Giao thông Vận tải…
Ban chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên để triển khai thực hiện.
Áp dụng tại các lĩnh vực kinh doanh như vàng bạc, nhà hàng, khách sạn, ăn uống, vận tải hành khách đường bộ, xăng dầu, trung tâm thương mại, vui chơi giải trí, thẩm mỹ, bán lẻ thuốc tân dược, phí đường bộ, cáp treo…
Thực hiện đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền trong năm 2024 đạt tối thiểu 70% tổng số doanh nghiệp, hộ kinh doanh thuộc nhóm người phải áp dụng theo Kế hoạch triển khai của Cục Thuế.
Song song đó thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành thực hiện kiểm tra các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền trong các lĩnh vực kinh doanh.
"Đảm bảo 100% giao dịch được ghi nhận và xuất đầy đủ hóa đơn điện tử. Nếu phát hiện, xử lý nghiêm", Bộ Tài chính chỉ đạo.
Trong đó yêu cầu Tổng cục Thuế chỉ đạo các Cục Thuế chủ động, tích cực phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh kiểm tra việc chấp hành quy định áp dụng hóa đơn điện tử tại các doanh nghiệp, cửa hàng, địa điểm kinh doanh vàng.
Về phía Ngân hàng Nhà nước (NHNN), cơ quan quản lý tiền tệ vừa có văn bản hỏa tốc đề nghị Bộ Công an phối hợp xử lý hành vi đầu cơ, tung tin thất thiệt hoặc thuê người xếp hàng mua gom vàng để đẩy giá, thao túng thị trường.
Trước đó nhà điều hành đã phát đi công văn khẳng định có đủ nguồn lực và quyết tâm để bình ổn thị trường, kiểm soát mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới ở mức phù hợp.
Đồng thời khuyến cáo người dân không cần phải xếp hàng mua vàng ngay từ những ngày đầu, đề cao cảnh giác, tránh bị tác động, lợi dụng bởi các kẻ gian có dụng ý xấu.
Triển khai hóa đơn điện tử
Về kê khai, nộp thuế, Bộ Tài chính đã áp dụng định danh và xác thực điện tử đối với cá nhân thực hiện đăng ký kê khai, nộp thuế; dịch vụ chữ ký số, viễn thông, tên miền; cá nhân mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng; đang triển khai khuyến khích các sàn giao dịch thương mại điện tử áp dụng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh trên sàn.
Về kết quả quản lý thuế với thương mại điện tử tại Việt Nam, triển khai hóa đơn điện tử, máy khởi tạo tính tiền, Bộ Tài Chính đã triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Tính đến hiện tại, có 61.009 cơ sở kinh doanh áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền với số lượng hóa đơn đã sử dụng là 464,8 triệu hóa đơn.
Đối với việc áp dụng hóa đơn điện tử trong lĩnh vực kinh doanh vàng, 100% các doanh nghiệp (9.419 doanh nghiệp) đã áp dụng hóa đơn điện tử có kết nối với cơ quan thuế theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Trong đó, có 7.225 doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh vàng, bạc đã thực hiện áp dụng giải pháp hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền với số lượng hóa đơn đã sử dụng là 1,34 triệu hóa đơn.
Theo số liệu quản lý thuế đến năm 2024, ngành thuế đang quản lý 123.759 người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử. Trong đó, có 88.147 cá nhân, 35.131 doanh nghiệp bán hàng hóa thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử, 361 doanh nghiệp là chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử, 24 doanh nghiệp lớn hoạt động quảng cáo trên môi trường mạng, 96 nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam.
Về số thu Ngân sách Nhà nước, số liệu quản lý thuế trong 2 năm gần nhất đã ghi nhận kết quả thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử năm 2022 là 83.000 tỷ đồng. Năm 2023, số thuế đã nộp là 97.000 tỷ đồng và 5 tháng đầu năm 2024 đã nộp hơn 50.000 tỷ đồng. Lũy kế đến nay đã có 96 nhà cung cấp nước ngoài kê khai, nộp thuế với số thuế là trên 15,6 nghìn tỷ đồng.
Từ thực trạng trên, Bộ Tài chính đề xuất cần kết nối dữ liệu, liên thông đồng bộ giữa các bộ, ngành. Đặc biệt là dữ liệu dân cư, dữ liệu thương mại điện tử, dữ liệu thanh toán qua ngân hàng… để đối chiếu một cách nhanh chóng yêu cầu kê khai nộp thuế, yêu cầu thanh tra kiểm tra.
Định danh và xác thực điện tử, đồng bộ liên thông dữ liệu thông tin hàng hóa. Áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán không dùng tiền mặt càng nhiều thì quản lý và thu thuế càng cao.
Ngoài ra, cần sửa đổi Nghị định 117/2018 về giữ bí mật và cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, ngân hàng. Quản lý hoạt động thương mại điện tử qua mạng xã hội để thu thuế bởi tình trạng livestream, bán hàng qua mạng xã hội rất nhiều. Do vậy, việc phát triển mạng xã hội cùng với đối chiếu với ngân hàng sẽ thu được nguồn thuế rất lớn.
NTD VN
https://img.ntdvn.net/2024/06/ntdvn_ban-vang.jpg
Đến 15/6 mua bán vàng không có hóa đơn điện tử sẽ bị rút giấy phép. (Ảnh minh hoạ: Cắt từ clip)
Từ ngày 15/6/2024, các tổ chức, cá nhân kinh doanh vàng bạc, đá quý không xuất hoá đơn điện tử sẽ bị thu hồi giấy phép hoạt động.
Vừa qua, Bộ Tài chính yêu cầu lãnh đạo các tỉnh phối hợp chỉ đạo trong công tác quản lý thuế, đẩy mạnh áp dụng hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc.
Bộ Tài chính vừa có công văn gửi các tỉnh phối hợp chỉ đạo trong công tác quản lý thuế. Trong công văn, Bộ Tài chính yêu cầu các tỉnh thành lập Ban chỉ đạo triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền tại địa phương.
Các thành viên tham gia là đại diện Cục Thuế, cơ quan Công an, cơ quan Quản lý thị trường, Sở Tài chính, Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Công Thương, Sở Thông tin Truyền thông, Sở Y tế, Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch, Sở Giao thông Vận tải…
Ban chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên để triển khai thực hiện.
Áp dụng tại các lĩnh vực kinh doanh như vàng bạc, nhà hàng, khách sạn, ăn uống, vận tải hành khách đường bộ, xăng dầu, trung tâm thương mại, vui chơi giải trí, thẩm mỹ, bán lẻ thuốc tân dược, phí đường bộ, cáp treo…
Thực hiện đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền trong năm 2024 đạt tối thiểu 70% tổng số doanh nghiệp, hộ kinh doanh thuộc nhóm người phải áp dụng theo Kế hoạch triển khai của Cục Thuế.
Song song đó thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành thực hiện kiểm tra các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền trong các lĩnh vực kinh doanh.
"Đảm bảo 100% giao dịch được ghi nhận và xuất đầy đủ hóa đơn điện tử. Nếu phát hiện, xử lý nghiêm", Bộ Tài chính chỉ đạo.
Trong đó yêu cầu Tổng cục Thuế chỉ đạo các Cục Thuế chủ động, tích cực phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh kiểm tra việc chấp hành quy định áp dụng hóa đơn điện tử tại các doanh nghiệp, cửa hàng, địa điểm kinh doanh vàng.
Về phía Ngân hàng Nhà nước (NHNN), cơ quan quản lý tiền tệ vừa có văn bản hỏa tốc đề nghị Bộ Công an phối hợp xử lý hành vi đầu cơ, tung tin thất thiệt hoặc thuê người xếp hàng mua gom vàng để đẩy giá, thao túng thị trường.
Trước đó nhà điều hành đã phát đi công văn khẳng định có đủ nguồn lực và quyết tâm để bình ổn thị trường, kiểm soát mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới ở mức phù hợp.
Đồng thời khuyến cáo người dân không cần phải xếp hàng mua vàng ngay từ những ngày đầu, đề cao cảnh giác, tránh bị tác động, lợi dụng bởi các kẻ gian có dụng ý xấu.
Triển khai hóa đơn điện tử
Về kê khai, nộp thuế, Bộ Tài chính đã áp dụng định danh và xác thực điện tử đối với cá nhân thực hiện đăng ký kê khai, nộp thuế; dịch vụ chữ ký số, viễn thông, tên miền; cá nhân mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng; đang triển khai khuyến khích các sàn giao dịch thương mại điện tử áp dụng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh trên sàn.
Về kết quả quản lý thuế với thương mại điện tử tại Việt Nam, triển khai hóa đơn điện tử, máy khởi tạo tính tiền, Bộ Tài Chính đã triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Tính đến hiện tại, có 61.009 cơ sở kinh doanh áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền với số lượng hóa đơn đã sử dụng là 464,8 triệu hóa đơn.
Đối với việc áp dụng hóa đơn điện tử trong lĩnh vực kinh doanh vàng, 100% các doanh nghiệp (9.419 doanh nghiệp) đã áp dụng hóa đơn điện tử có kết nối với cơ quan thuế theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Trong đó, có 7.225 doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh vàng, bạc đã thực hiện áp dụng giải pháp hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền với số lượng hóa đơn đã sử dụng là 1,34 triệu hóa đơn.
Theo số liệu quản lý thuế đến năm 2024, ngành thuế đang quản lý 123.759 người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử. Trong đó, có 88.147 cá nhân, 35.131 doanh nghiệp bán hàng hóa thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử, 361 doanh nghiệp là chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử, 24 doanh nghiệp lớn hoạt động quảng cáo trên môi trường mạng, 96 nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam.
Về số thu Ngân sách Nhà nước, số liệu quản lý thuế trong 2 năm gần nhất đã ghi nhận kết quả thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử năm 2022 là 83.000 tỷ đồng. Năm 2023, số thuế đã nộp là 97.000 tỷ đồng và 5 tháng đầu năm 2024 đã nộp hơn 50.000 tỷ đồng. Lũy kế đến nay đã có 96 nhà cung cấp nước ngoài kê khai, nộp thuế với số thuế là trên 15,6 nghìn tỷ đồng.
Từ thực trạng trên, Bộ Tài chính đề xuất cần kết nối dữ liệu, liên thông đồng bộ giữa các bộ, ngành. Đặc biệt là dữ liệu dân cư, dữ liệu thương mại điện tử, dữ liệu thanh toán qua ngân hàng… để đối chiếu một cách nhanh chóng yêu cầu kê khai nộp thuế, yêu cầu thanh tra kiểm tra.
Định danh và xác thực điện tử, đồng bộ liên thông dữ liệu thông tin hàng hóa. Áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán không dùng tiền mặt càng nhiều thì quản lý và thu thuế càng cao.
Ngoài ra, cần sửa đổi Nghị định 117/2018 về giữ bí mật và cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, ngân hàng. Quản lý hoạt động thương mại điện tử qua mạng xã hội để thu thuế bởi tình trạng livestream, bán hàng qua mạng xã hội rất nhiều. Do vậy, việc phát triển mạng xã hội cùng với đối chiếu với ngân hàng sẽ thu được nguồn thuế rất lớn.
NTD VN