duyanh
06-25-2024, 12:15 PM
Thích Chân Quang lấy bằng tiến sĩ Luật ‘tốc hành’ chỉ trong hơn 2 năm
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Thượng Tọa Thích Chân Quang nhận bằng tiến sĩ Luật “trước thời hạn” chỉ hơn hai năm, trong khi theo quy chế của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Việt Nam phải học bốn năm sau khi có bằng cử nhân.
Theo xác minh của báo Tuổi Trẻ hôm 24 Tháng Sáu, nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt, tức sư Thích Chân Quang, nhận bằng tốt nghiệp cử nhân Luật hệ tại chức hôm 26 Tháng Giêng, 2019, đến ngày 2 Tháng Tư, 2022 thì đã nhận được bằng tốt nghiệp tiến sĩ Luật. Cả bằng cử nhân lẫn bằng tiến sĩ của ông Vương Tấn Việt đều do Đại Học Luật Hà Nội cấp.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/06/VN-tien-si-thich-chan-quang-1.jpg
Sư Thích Chân Quang (thứ hai từ phải) nhận bằng tiến sĩ Luật hồi Tháng Tư, 2022. (Hình: Tuổi Trẻ)
Vì vậy, công luận hoài nghi thắc mắc sư Thích Chân Quang lấy bằng tiến sĩ bằng cách nào chỉ trong hai năm sau khi tốt nghiệp đại học?
Để giảm áp lực từ công luận, nói với báo đài trong nước về sự việc, ông Tô Văn Hòa, phó hiệu trưởng trường Đại Học Luật Hà Nội, xoa dịu cho biết nhà trường “đang rà soát các mốc thời gian học cử nhân, tiến sĩ của sư Thích Chân Quang, sau đó sẽ có văn bản báo cáo chi tiết.”
Tuy nhiên, ông Tô Văn Hòa cho rằng theo quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Việt Nam nêu rõ người được học tiến sĩ bao gồm hai đối tượng: Đã tốt nghiệp thạc sĩ, hoặc đã tốt nghiệp đại học hạng giỏi trở lên ở ngành phù hợp.
“Thượng Tọa Thích Chân Quang học cử nhân tốt nghiệp loại giỏi và học thẳng lên trình độ tiến sĩ ngành Luật Hiến Pháp-Hành Chính,” ông Hòa nói.
Theo ông Hòa, khi học lên trình độ tiến sĩ, sư Thích Chân Quang chỉ phải học thêm các môn học của chương trình thạc sĩ thuộc chuyên ngành tương ứng, làm luận án và bảo vệ luận án tốt nghiệp.
Giải thích việc sư Thích Chân Quang nhận bằng tốt nghiệp tiến sĩ sớm, ông Hòa cho rằng sư Thích Chân Quang học thẳng từ cử nhân lên tiến sĩ, làm xong và bảo vệ luận án tiến sĩ sớm.
“Thượng Tọa Thích Chân Quang đáp ứng được những điều kiện về thời gian đào tạo nên được bảo vệ luận án sớm. Tất cả các quy trình đều đầy đủ theo các bước theo quy định của Bộ Giáo Dục,” ông Hòa khẳng định.
Thế nhưng, điều khiến công luận hoài nghi là vào thời điểm trên trường Đại Học Luật Hà Nội đã ban hành một quy định tuyển sinh trình độ tiến sĩ trái với quy chế của Bộ Giáo Dục ban hành trên cả nước.
Cụ thể, hôm 24 Tháng Giêng, 2019, hiệu trưởng trường Đại Học Luật Hà Nội ban hành “Quy định chi tiết về tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ.” Theo đó, “hiệu trưởng sẽ xem xét, quyết định cho phép nghiên cứu sinh được gia hạn hoặc rút ngắn thời gian đào tạo so với thời gian quy định. Thời gian gia hạn không quá 24 tháng.”
Tuy nhiên đến hôm 16 Tháng Tám, 2021, nhà trường lại ra quyết định thay thế quy định trên. Yêu cầu “thời gian đào tạo tiêu chuẩn quy định đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ cùng nhóm ngành là ba năm (36 tháng), thời gian đào tạo tiêu chuẩn đối với nghiên cứu sinh có bằng đại học nhưng chưa có bằng thạc sĩ cùng nhóm ngành là bốn năm (48 tháng).”
“Các Facebook hãy thận trọng và cân nhắc kỹ trước khi bình luận. Không xúc phạm đến danh dự, tổ chức, cá nhân, đừng tự đưa mình vào trạng thái như Nguyễn Phương Hằng, bà chủ của công ty Đại Nam,” Giáo Sư Nguyễn Minh Đoan, người hướng dẫn luận án tiến sĩ cho sư Chân Quang cảnh báo dư công luận.
Trước đó, theo báo Thanh Niên hôm 19 Tháng Sáu, hơn 10 ngày sau khi bị đề nghị thẩm tra các bài thuyết giảng, Thượng Tọa Thích Chân Quang bị Giáo Hội Phật Giáo CSVN kỷ luật bằng lệnh cấm thuyết giảng dưới mọi hình thức trong hai năm.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/06/VN-tien-si-thich-chan-quang-2.jpeg
Một phần trong bản tường trình cáo buộc sư Thích Chân Quang lạm dụng tình dục một số sư cô tại Thiền Tôn Phật Quang. (Hình: Chụp qua màn hình)
Lệnh cấm nêu trên được coi là đòn giáng mạnh vào “thu nhập” của sư Chân Quang, người lâu nay gây tranh cãi với việc hù dọa Phật tử về thuyết nhân quả để họ cúng dường thật nhiều cho chùa của ông.
Chưa dừng lại, vài ngày sau khi bị Giáo Hội Phật Giáo CSVN cấm thuyết giảng, sư Chân Quang tiếp tục bị một số sư cô tố giác ông ta lạm dụng tình dục.
Theo mô tả của các nạn nhân, bên cạnh những lời nói dụ dỗ, sư Chân Quang còn có các hành vi như sờ soạng ngực, cưỡng hôn, cầm tay sư cô đặt vào bộ phận sinh dục của ông, thậm chí xâm hại tình dục một sư cô rồi sau đó đưa nạn nhân 10 triệu đồng ($392) để đi phá thai tại bệnh viện Từ Dũ ở Sài Gòn… (Tr.N)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Thượng Tọa Thích Chân Quang nhận bằng tiến sĩ Luật “trước thời hạn” chỉ hơn hai năm, trong khi theo quy chế của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Việt Nam phải học bốn năm sau khi có bằng cử nhân.
Theo xác minh của báo Tuổi Trẻ hôm 24 Tháng Sáu, nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt, tức sư Thích Chân Quang, nhận bằng tốt nghiệp cử nhân Luật hệ tại chức hôm 26 Tháng Giêng, 2019, đến ngày 2 Tháng Tư, 2022 thì đã nhận được bằng tốt nghiệp tiến sĩ Luật. Cả bằng cử nhân lẫn bằng tiến sĩ của ông Vương Tấn Việt đều do Đại Học Luật Hà Nội cấp.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/06/VN-tien-si-thich-chan-quang-1.jpg
Sư Thích Chân Quang (thứ hai từ phải) nhận bằng tiến sĩ Luật hồi Tháng Tư, 2022. (Hình: Tuổi Trẻ)
Vì vậy, công luận hoài nghi thắc mắc sư Thích Chân Quang lấy bằng tiến sĩ bằng cách nào chỉ trong hai năm sau khi tốt nghiệp đại học?
Để giảm áp lực từ công luận, nói với báo đài trong nước về sự việc, ông Tô Văn Hòa, phó hiệu trưởng trường Đại Học Luật Hà Nội, xoa dịu cho biết nhà trường “đang rà soát các mốc thời gian học cử nhân, tiến sĩ của sư Thích Chân Quang, sau đó sẽ có văn bản báo cáo chi tiết.”
Tuy nhiên, ông Tô Văn Hòa cho rằng theo quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Việt Nam nêu rõ người được học tiến sĩ bao gồm hai đối tượng: Đã tốt nghiệp thạc sĩ, hoặc đã tốt nghiệp đại học hạng giỏi trở lên ở ngành phù hợp.
“Thượng Tọa Thích Chân Quang học cử nhân tốt nghiệp loại giỏi và học thẳng lên trình độ tiến sĩ ngành Luật Hiến Pháp-Hành Chính,” ông Hòa nói.
Theo ông Hòa, khi học lên trình độ tiến sĩ, sư Thích Chân Quang chỉ phải học thêm các môn học của chương trình thạc sĩ thuộc chuyên ngành tương ứng, làm luận án và bảo vệ luận án tốt nghiệp.
Giải thích việc sư Thích Chân Quang nhận bằng tốt nghiệp tiến sĩ sớm, ông Hòa cho rằng sư Thích Chân Quang học thẳng từ cử nhân lên tiến sĩ, làm xong và bảo vệ luận án tiến sĩ sớm.
“Thượng Tọa Thích Chân Quang đáp ứng được những điều kiện về thời gian đào tạo nên được bảo vệ luận án sớm. Tất cả các quy trình đều đầy đủ theo các bước theo quy định của Bộ Giáo Dục,” ông Hòa khẳng định.
Thế nhưng, điều khiến công luận hoài nghi là vào thời điểm trên trường Đại Học Luật Hà Nội đã ban hành một quy định tuyển sinh trình độ tiến sĩ trái với quy chế của Bộ Giáo Dục ban hành trên cả nước.
Cụ thể, hôm 24 Tháng Giêng, 2019, hiệu trưởng trường Đại Học Luật Hà Nội ban hành “Quy định chi tiết về tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ.” Theo đó, “hiệu trưởng sẽ xem xét, quyết định cho phép nghiên cứu sinh được gia hạn hoặc rút ngắn thời gian đào tạo so với thời gian quy định. Thời gian gia hạn không quá 24 tháng.”
Tuy nhiên đến hôm 16 Tháng Tám, 2021, nhà trường lại ra quyết định thay thế quy định trên. Yêu cầu “thời gian đào tạo tiêu chuẩn quy định đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ cùng nhóm ngành là ba năm (36 tháng), thời gian đào tạo tiêu chuẩn đối với nghiên cứu sinh có bằng đại học nhưng chưa có bằng thạc sĩ cùng nhóm ngành là bốn năm (48 tháng).”
“Các Facebook hãy thận trọng và cân nhắc kỹ trước khi bình luận. Không xúc phạm đến danh dự, tổ chức, cá nhân, đừng tự đưa mình vào trạng thái như Nguyễn Phương Hằng, bà chủ của công ty Đại Nam,” Giáo Sư Nguyễn Minh Đoan, người hướng dẫn luận án tiến sĩ cho sư Chân Quang cảnh báo dư công luận.
Trước đó, theo báo Thanh Niên hôm 19 Tháng Sáu, hơn 10 ngày sau khi bị đề nghị thẩm tra các bài thuyết giảng, Thượng Tọa Thích Chân Quang bị Giáo Hội Phật Giáo CSVN kỷ luật bằng lệnh cấm thuyết giảng dưới mọi hình thức trong hai năm.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/06/VN-tien-si-thich-chan-quang-2.jpeg
Một phần trong bản tường trình cáo buộc sư Thích Chân Quang lạm dụng tình dục một số sư cô tại Thiền Tôn Phật Quang. (Hình: Chụp qua màn hình)
Lệnh cấm nêu trên được coi là đòn giáng mạnh vào “thu nhập” của sư Chân Quang, người lâu nay gây tranh cãi với việc hù dọa Phật tử về thuyết nhân quả để họ cúng dường thật nhiều cho chùa của ông.
Chưa dừng lại, vài ngày sau khi bị Giáo Hội Phật Giáo CSVN cấm thuyết giảng, sư Chân Quang tiếp tục bị một số sư cô tố giác ông ta lạm dụng tình dục.
Theo mô tả của các nạn nhân, bên cạnh những lời nói dụ dỗ, sư Chân Quang còn có các hành vi như sờ soạng ngực, cưỡng hôn, cầm tay sư cô đặt vào bộ phận sinh dục của ông, thậm chí xâm hại tình dục một sư cô rồi sau đó đưa nạn nhân 10 triệu đồng ($392) để đi phá thai tại bệnh viện Từ Dũ ở Sài Gòn… (Tr.N)