giahamdzui
07-04-2024, 12:48 PM
Dân Việt Nam khốn khổ vì vụ ‘xác thực sinh trắc học’ để chuyển khoản từ gần $400
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Vụ bắt buộc các chủ tài khoản ngân hàng ở Việt Nam từ hôm 1 Tháng Bảy phải xác thực sinh trắc học mới được chuyển khoản từ 10 triệu đồng ($392) trở lên đang gây ra nhiều cảnh dở khóc dở cười.
Để làm được việc này, yêu cầu cơ bản là các chủ tài khoản ngân hàng phải có điện thoại di động “xịn” với ứng dụng NFC (kết nối không dây trong phạm vi ngắn) và thẻ căn cước gắn chip.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/07/VN-Tai-khoan-sinh-trac-hoc-1.webp
Nhiều khách hàng không thể tự “xác thực sinh trắc học” nên phải nhờ nhân viên ngân hàng trợ giúp. (Hình: Ngọc Hiển/Tuổi Trẻ)
Tuy vậy, theo ghi nhận của báo Tuổi Trẻ hôm 3 Tháng Bảy, nhiều người ở Sài Gòn không có cách nào để xác thực sinh trắc học, thậm chí đến phòng giao dịch ngân hàng để nhờ nhân viên trợ giúp nhưng cũng bất thành.
Bản tin dẫn trường hợp ông T. ở quận 5, Sài Gòn, đến chi nhánh ngân hàng Sacombank để cập nhật thông tin sinh trắc học trên ứng dụng (app) của nhà băng này trong điện thoại.
Dù nhiệt tình trợ giúp khách hàng, nhân viên ngân hàng sau nhiều lần thử cũng “bó tay” vì ứng dụng báo “không thể hoàn tất quá trình cập nhật sinh trắc học.”
Ông T. được khuyên nên quay lại phòng giao dịch vào lần sau.
Một trường hợp khác, ông Nguyễn Hữu Thuận ở thành phố Thủ Đức, Sài Gòn, lần lượt vào các ứng dụng của ngân hàng Techcombank, ACB, Vietcombank và HDBank nhưng đều bị báo lỗi “không thể quét được căn cước công dân” dù điện thoại của ông Thuận là iPhone đời mới, có ứng dụng NFC.
May mắn là cuối cùng ông này cũng hoàn tất được yêu cầu xác thực sinh trắc học sau khi đến chi nhánh ngân hàng Techcombank và được nhân viên gắn thẻ căn cước vào máy đọc thông tin của nhà băng.
Một nhân viên ngân hàng VietinBank ở Thủ Đức cho hay, ngoài chuyện khách hàng thao tác sai trên điện thoại, việc xác thực sinh trắc học không thể hoàn tất do “có quá nhiều người dùng ứng dụng để cập nhật thông tin nên xảy ra tình trạng hệ thống quá sức chứa.”
Trong lúc nhiều báo ở Việt Nam đăng bài kêu gọi người dân tiến hành xác thực sinh trắc học để tránh bị lừa đảo trực tuyến, báo VietNamNet hôm 3 Tháng Bảy khẳng định, tin tặc (hacker) vẫn có thể trộm tiền từ tài khoản dù các ngân hàng bắt buộc phải có thao tác nhận diện khuôn mặt.
Ông Ngô Minh Hiếu, người sáng lập dự án “Chống Lừa Đảo” và từng là tin tặc phải ngồi tù tại Mỹ, cho hay, yêu cầu xác thực sinh trắc học vẫn tồn tại một số lỗ hổng tiềm ẩn mà tội phạm có thể lợi dụng.
Nhiều nạn nhân của các vụ lừa đảo trực tuyến được ghi nhận chủ động chuyển tiền dựa trên thông tin sai lệch mà họ nhận được.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/07/VN-Tai-khoan-sinh-trac-hoc-2.jpeg
Từ hôm 1 Tháng Bảy, mọi giao dịch chuyển khoản từ 10 triệu đồng ($392) trở lên ở Việt Nam bắt buộc phải có thao tác nhận diện khuôn mặt. (Hình: Trọng Đạt/VietNamNet)
Trong trường hợp này, việc áp dụng công nghệ sinh trắc học không hoàn toàn loại bỏ được nạn lừa đảo, do kẻ gian vẫn có thể thuyết phục nạn nhân tự nguyện thực hiện giao dịch trên điện thoại.
Ngoài ra, còn một lỗ hổng khác là khi điện thoại của người dùng bị kẻ lừa đảo cài mã độc (malware) để điều khiển thiết bị từ xa, thu lại video các thao tác trên máy, bao gồm cả hình ảnh, video khuôn mặt của nạn nhân. Một khi đã thu thập được những thông tin này, kẻ gian có thể thực hiện hành vi rút tiền từ tài khoản của nạn nhân bằng chính khuôn mặt họ. (N.H.K)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Vụ bắt buộc các chủ tài khoản ngân hàng ở Việt Nam từ hôm 1 Tháng Bảy phải xác thực sinh trắc học mới được chuyển khoản từ 10 triệu đồng ($392) trở lên đang gây ra nhiều cảnh dở khóc dở cười.
Để làm được việc này, yêu cầu cơ bản là các chủ tài khoản ngân hàng phải có điện thoại di động “xịn” với ứng dụng NFC (kết nối không dây trong phạm vi ngắn) và thẻ căn cước gắn chip.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/07/VN-Tai-khoan-sinh-trac-hoc-1.webp
Nhiều khách hàng không thể tự “xác thực sinh trắc học” nên phải nhờ nhân viên ngân hàng trợ giúp. (Hình: Ngọc Hiển/Tuổi Trẻ)
Tuy vậy, theo ghi nhận của báo Tuổi Trẻ hôm 3 Tháng Bảy, nhiều người ở Sài Gòn không có cách nào để xác thực sinh trắc học, thậm chí đến phòng giao dịch ngân hàng để nhờ nhân viên trợ giúp nhưng cũng bất thành.
Bản tin dẫn trường hợp ông T. ở quận 5, Sài Gòn, đến chi nhánh ngân hàng Sacombank để cập nhật thông tin sinh trắc học trên ứng dụng (app) của nhà băng này trong điện thoại.
Dù nhiệt tình trợ giúp khách hàng, nhân viên ngân hàng sau nhiều lần thử cũng “bó tay” vì ứng dụng báo “không thể hoàn tất quá trình cập nhật sinh trắc học.”
Ông T. được khuyên nên quay lại phòng giao dịch vào lần sau.
Một trường hợp khác, ông Nguyễn Hữu Thuận ở thành phố Thủ Đức, Sài Gòn, lần lượt vào các ứng dụng của ngân hàng Techcombank, ACB, Vietcombank và HDBank nhưng đều bị báo lỗi “không thể quét được căn cước công dân” dù điện thoại của ông Thuận là iPhone đời mới, có ứng dụng NFC.
May mắn là cuối cùng ông này cũng hoàn tất được yêu cầu xác thực sinh trắc học sau khi đến chi nhánh ngân hàng Techcombank và được nhân viên gắn thẻ căn cước vào máy đọc thông tin của nhà băng.
Một nhân viên ngân hàng VietinBank ở Thủ Đức cho hay, ngoài chuyện khách hàng thao tác sai trên điện thoại, việc xác thực sinh trắc học không thể hoàn tất do “có quá nhiều người dùng ứng dụng để cập nhật thông tin nên xảy ra tình trạng hệ thống quá sức chứa.”
Trong lúc nhiều báo ở Việt Nam đăng bài kêu gọi người dân tiến hành xác thực sinh trắc học để tránh bị lừa đảo trực tuyến, báo VietNamNet hôm 3 Tháng Bảy khẳng định, tin tặc (hacker) vẫn có thể trộm tiền từ tài khoản dù các ngân hàng bắt buộc phải có thao tác nhận diện khuôn mặt.
Ông Ngô Minh Hiếu, người sáng lập dự án “Chống Lừa Đảo” và từng là tin tặc phải ngồi tù tại Mỹ, cho hay, yêu cầu xác thực sinh trắc học vẫn tồn tại một số lỗ hổng tiềm ẩn mà tội phạm có thể lợi dụng.
Nhiều nạn nhân của các vụ lừa đảo trực tuyến được ghi nhận chủ động chuyển tiền dựa trên thông tin sai lệch mà họ nhận được.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/07/VN-Tai-khoan-sinh-trac-hoc-2.jpeg
Từ hôm 1 Tháng Bảy, mọi giao dịch chuyển khoản từ 10 triệu đồng ($392) trở lên ở Việt Nam bắt buộc phải có thao tác nhận diện khuôn mặt. (Hình: Trọng Đạt/VietNamNet)
Trong trường hợp này, việc áp dụng công nghệ sinh trắc học không hoàn toàn loại bỏ được nạn lừa đảo, do kẻ gian vẫn có thể thuyết phục nạn nhân tự nguyện thực hiện giao dịch trên điện thoại.
Ngoài ra, còn một lỗ hổng khác là khi điện thoại của người dùng bị kẻ lừa đảo cài mã độc (malware) để điều khiển thiết bị từ xa, thu lại video các thao tác trên máy, bao gồm cả hình ảnh, video khuôn mặt của nạn nhân. Một khi đã thu thập được những thông tin này, kẻ gian có thể thực hiện hành vi rút tiền từ tài khoản của nạn nhân bằng chính khuôn mặt họ. (N.H.K)