duyanh
07-20-2024, 12:20 PM
Di sản và hệ quả Nguyễn Phú Trọng để lại sau khi qua đời?
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Tổng Bí Thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng qua đời chiều 19 Tháng Bảy khi đang tại vị ở tuổi 80. Trước sự ra đi của người đứng đầu đảng CSVN, nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu quốc tế đã đưa ra bình luận về di sản và hệ quả mà ông Trọng để lại.
Người ta điểm lại những gì ông đã làm, từ nỗ lực “đốt lò” chống tham nhũng trong nội bộ đến chính sách “ngoại giao cây tre” nhằm giữ cho Việt Nam không bị phương Bắc nuốt chửng, hay ngả hẳn theo Tây phương để phải đối phó với các đòn trả thù của Bắc Kinh.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/07/VN-Nguyen-Phu-Trong-hop-bao-tai-cu-MananVatsyayana-AFP-020121-scaled.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/07/VN-Nguyen-Phu-Trong-hop-bao-tai-cu-MananVatsyayana-AFP-020121-scaled.jpg)
Ông Nguyễn Phú Trọng họp báo ngày 1 Tháng Hai 2021 ở Hà Nội sau khi được “tín nhiệm” ở lại thêm nhiệm kỳ thứ ba, trái điều lệ đảng. (Hình: Manan Vatsyayana/AFP/Getty Images)
Một ngày trước khi chính thức thông báo ông Trọng qua đời, Bộ Chính Trị đảng CSVN họp khẩn, đưa Chủ Tịch Nước Tô Lâm lên tạm quyền, giải quyết các công việc ở vị trí tổng bí thư. Người ta tin rằng Bộ Chính Trị đã được Quân Y Viện 108 thông báo về cái chết đang đến của ông Trọng nên mới hành động này.
Chiến dịch “đốt lò”
“Một đất nước không có kỷ luật thì sẽ hỗn loạn và không ổn định.” Khi ông Trọng tái đắc cử chức tổng bí thư đầu năm 2016 đã nói như vậy. Trên nguyên tắc, chính quyền CSVN không có lãnh tụ nắm quyền tuyệt đối như kiểu độc tài tại Nga hay tại Trung Quốc. Tuy vậy, chức vụ tổng bí thư đảng thường là người quyền hành cao nhất, uy quyền nhất dù gọi là “dân chủ tập trung” mà cả Bộ Chính Trị đều có tiếng nói.
Từ khi ông Trọng lên làm tổng bí thư, một chiến dịch chống tham nhũng đã được phát động rầm rộ khắp nơi. Ông ta lập đi lập lại lời đe dọa chống tham nhũng “bất kể người đó là ai” và “không có ngoại lệ, không có vùng cấm.”
Tổng kết lại, trong 13 năm ông Trọng làm tổng bí thư, khoảng 200,000 đảng viên đảng CSVN từ trung ương xuống địa phương đã bị “kỷ luật” dưới nhiều hình thức, trong đó, không ít người đã bị bỏ tù.
Nạn nhân hay tội nhân, gồm cả một số ủy viên Bộ Chính Trị, trong đó có hai chủ tịch nước là Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng, Chủ Tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ, Thường Trực Ban Bí Thư Trương Thị Mai, Bí Thư Thành Ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, hai phó thủ tướng là Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam….
Một số nhà phân tích, như ý kiến ông Nguyễn Khắc Giang ở viện nghiên cứu ISEAS Yusof Ishak Institute tại Singapore hay ông Zachary Abuza tại Học viện Quốc Phòng Mỹ, cho rằng chiến dịch đốt lò của ông Trọng là con dao hai lưỡi.
Một mặt nỗ lực làm trong sạch hóa guồng máy cai trị, nhưng đồng thời lại cho mọi người thấy, cái chế độ này tham nhũng, thối nát khủng khiếp từ trên xuống dưới. Các quan đều tham nhũng và chỉ có “đồng chí chưa bị lộ” đập “đồng chí bị lộ” khi không cùng phe cánh và không có ô dù đủ mạnh.
Người ta cũng nhìn thấy mặt trái khác của chiến dịch đốt lò là ông Trọng càng ngày càng siết chặt các quyền tự do căn bản của người dân, theo Tổ Chức Nhân Quyền Project 88. Ít nhất 200 người đã bị tù vì phát biểu trái đường lối đảng.
Đồng thời với đánh tham nhũng, những đảng viên dù ở cấp cao, nhưng không cùng phe cánh cũng bị gạt ra ngoài khi bị gán cho những tội danh mơ hồ như “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng….” Một số nhà phân tích coi đó cũng là cơ hội để các phe phái đấu đá nhau, đạp lên nhau khi càng gần đến kỳ đại hội đảng năm năm một lần.
“Ngoại giao cây tre”
Báo chí tại Việt Nam nhiều lần đưa tin ông Trọng “tự sướng” đường lối “ngoại giao cây tre” khi ngả bên này khi nghiêng bên kia nhưng không ngả hẳn về bên nào. Trong những lần thăm Bắc Kinh, bản thông cáo chung của ông Trọng với Tập Cận Bình đều cả quyết Việt Nam coi mối quan hệ với Trung Quốc là “ưu tiên hàng đầu”. Không ít lần đưa ra những lời tung hô tình anh em đồng chí “núi liền núi, sông liền sông” với “16 chữ vàng” và “4 tốt.”
Nhưng ngay sau khi Tổng Thống Nga Putin kết thúc chuyến thăm Việt Nam ngày 20 Tháng Sáu, guồng máy tuyên truyền của Hà Nội dẫn lời Phụ Tá Ngoại Trưởng Mỹ Daniel Kritenbrink ngày 21 Tháng Sáu nói rằng “quan hệ đối tác Mỹ – Việt chưa bao giờ mạnh mẽ như hiện nay.”
CSVN ký thỏa hiệp Đối Tác Chiến Lược Toàn Diện với Mỹ năm 2023 khi Tổng Thống Joe Biden đến Hà Nội, nâng mối quan hệ song phương lên ngang với Trung Quốc, Nga và một số cường quốc khác.
Ai sẽ lên thay?
Đây là câu hỏi người ta đặt ra ngay khi có tin ông Nguyễn Phú Trọng qua đời. Nhiều phân tích gia quốc tế cho rằng ông ta chết sẽ đẻ ra một khoảng trống quyền lực và sẽ dẫn đến những tranh chấp đấu đá nội bộ ngấm ngầm để chiếm ghế tổng bí thư.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/07/VN-Nguyen-Phu-Trong-bau-tongbithu-daihoidang-HoangDinhNam-AFP-011911-scaled.jpg
Ông Nguyễn Phú Trọng chắp tay cảm ơn sau khi được bầu làm tổng bí thư đảng CSVN lần đầu ngày 19 Tháng Giêng 2011. (Hình: Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images)
Tạm thời thì Chủ Tịch Nước Tô Lâm cầm chịch theo sự “phân công” của Bộ Chính Trị. Một số người cho rằng ông Tô Lâm không còn nhiều đối thủ nên đang ở thế thượng phong nắm trọn quyền lực khi ông ta đã cài được một số tay chân vào các vị trí them chốt. Tướng Lương Tam Quang thay ông ta làm bộ trưởng Bộ Công An, tướng Nguyễn Duy Ngọc làm chánh Văn Phòng Trung Ương Đảng, chẳng hạn.
Các phe khác trong đảng có chịu để một ông tướng công an leo lên ghế tổng bí thư hay không, một diễn biến chưa từng có tiền lệ?
Dù sao, cái chết của ông Trọng cũng đã “chấm dứt một giai đoạn. Cái phiên bản cộng sản hay xã hội chủ nghĩa, bảo thủ đó, nay đã cáo chung. Cái gì tiếp diễn sẽ rất khó đoán. Tuy cái hệ thống cai trị cộng sản vẫn còn đó nhưng không còn cái vỏ bọc ý thức hệ cũng như các lý tưởng,” theo nhận định của ông Nguyễn Khắc Giang.(NTB)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Tổng Bí Thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng qua đời chiều 19 Tháng Bảy khi đang tại vị ở tuổi 80. Trước sự ra đi của người đứng đầu đảng CSVN, nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu quốc tế đã đưa ra bình luận về di sản và hệ quả mà ông Trọng để lại.
Người ta điểm lại những gì ông đã làm, từ nỗ lực “đốt lò” chống tham nhũng trong nội bộ đến chính sách “ngoại giao cây tre” nhằm giữ cho Việt Nam không bị phương Bắc nuốt chửng, hay ngả hẳn theo Tây phương để phải đối phó với các đòn trả thù của Bắc Kinh.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/07/VN-Nguyen-Phu-Trong-hop-bao-tai-cu-MananVatsyayana-AFP-020121-scaled.jpg (https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/07/VN-Nguyen-Phu-Trong-hop-bao-tai-cu-MananVatsyayana-AFP-020121-scaled.jpg)
Ông Nguyễn Phú Trọng họp báo ngày 1 Tháng Hai 2021 ở Hà Nội sau khi được “tín nhiệm” ở lại thêm nhiệm kỳ thứ ba, trái điều lệ đảng. (Hình: Manan Vatsyayana/AFP/Getty Images)
Một ngày trước khi chính thức thông báo ông Trọng qua đời, Bộ Chính Trị đảng CSVN họp khẩn, đưa Chủ Tịch Nước Tô Lâm lên tạm quyền, giải quyết các công việc ở vị trí tổng bí thư. Người ta tin rằng Bộ Chính Trị đã được Quân Y Viện 108 thông báo về cái chết đang đến của ông Trọng nên mới hành động này.
Chiến dịch “đốt lò”
“Một đất nước không có kỷ luật thì sẽ hỗn loạn và không ổn định.” Khi ông Trọng tái đắc cử chức tổng bí thư đầu năm 2016 đã nói như vậy. Trên nguyên tắc, chính quyền CSVN không có lãnh tụ nắm quyền tuyệt đối như kiểu độc tài tại Nga hay tại Trung Quốc. Tuy vậy, chức vụ tổng bí thư đảng thường là người quyền hành cao nhất, uy quyền nhất dù gọi là “dân chủ tập trung” mà cả Bộ Chính Trị đều có tiếng nói.
Từ khi ông Trọng lên làm tổng bí thư, một chiến dịch chống tham nhũng đã được phát động rầm rộ khắp nơi. Ông ta lập đi lập lại lời đe dọa chống tham nhũng “bất kể người đó là ai” và “không có ngoại lệ, không có vùng cấm.”
Tổng kết lại, trong 13 năm ông Trọng làm tổng bí thư, khoảng 200,000 đảng viên đảng CSVN từ trung ương xuống địa phương đã bị “kỷ luật” dưới nhiều hình thức, trong đó, không ít người đã bị bỏ tù.
Nạn nhân hay tội nhân, gồm cả một số ủy viên Bộ Chính Trị, trong đó có hai chủ tịch nước là Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng, Chủ Tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ, Thường Trực Ban Bí Thư Trương Thị Mai, Bí Thư Thành Ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, hai phó thủ tướng là Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam….
Một số nhà phân tích, như ý kiến ông Nguyễn Khắc Giang ở viện nghiên cứu ISEAS Yusof Ishak Institute tại Singapore hay ông Zachary Abuza tại Học viện Quốc Phòng Mỹ, cho rằng chiến dịch đốt lò của ông Trọng là con dao hai lưỡi.
Một mặt nỗ lực làm trong sạch hóa guồng máy cai trị, nhưng đồng thời lại cho mọi người thấy, cái chế độ này tham nhũng, thối nát khủng khiếp từ trên xuống dưới. Các quan đều tham nhũng và chỉ có “đồng chí chưa bị lộ” đập “đồng chí bị lộ” khi không cùng phe cánh và không có ô dù đủ mạnh.
Người ta cũng nhìn thấy mặt trái khác của chiến dịch đốt lò là ông Trọng càng ngày càng siết chặt các quyền tự do căn bản của người dân, theo Tổ Chức Nhân Quyền Project 88. Ít nhất 200 người đã bị tù vì phát biểu trái đường lối đảng.
Đồng thời với đánh tham nhũng, những đảng viên dù ở cấp cao, nhưng không cùng phe cánh cũng bị gạt ra ngoài khi bị gán cho những tội danh mơ hồ như “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng….” Một số nhà phân tích coi đó cũng là cơ hội để các phe phái đấu đá nhau, đạp lên nhau khi càng gần đến kỳ đại hội đảng năm năm một lần.
“Ngoại giao cây tre”
Báo chí tại Việt Nam nhiều lần đưa tin ông Trọng “tự sướng” đường lối “ngoại giao cây tre” khi ngả bên này khi nghiêng bên kia nhưng không ngả hẳn về bên nào. Trong những lần thăm Bắc Kinh, bản thông cáo chung của ông Trọng với Tập Cận Bình đều cả quyết Việt Nam coi mối quan hệ với Trung Quốc là “ưu tiên hàng đầu”. Không ít lần đưa ra những lời tung hô tình anh em đồng chí “núi liền núi, sông liền sông” với “16 chữ vàng” và “4 tốt.”
Nhưng ngay sau khi Tổng Thống Nga Putin kết thúc chuyến thăm Việt Nam ngày 20 Tháng Sáu, guồng máy tuyên truyền của Hà Nội dẫn lời Phụ Tá Ngoại Trưởng Mỹ Daniel Kritenbrink ngày 21 Tháng Sáu nói rằng “quan hệ đối tác Mỹ – Việt chưa bao giờ mạnh mẽ như hiện nay.”
CSVN ký thỏa hiệp Đối Tác Chiến Lược Toàn Diện với Mỹ năm 2023 khi Tổng Thống Joe Biden đến Hà Nội, nâng mối quan hệ song phương lên ngang với Trung Quốc, Nga và một số cường quốc khác.
Ai sẽ lên thay?
Đây là câu hỏi người ta đặt ra ngay khi có tin ông Nguyễn Phú Trọng qua đời. Nhiều phân tích gia quốc tế cho rằng ông ta chết sẽ đẻ ra một khoảng trống quyền lực và sẽ dẫn đến những tranh chấp đấu đá nội bộ ngấm ngầm để chiếm ghế tổng bí thư.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/07/VN-Nguyen-Phu-Trong-bau-tongbithu-daihoidang-HoangDinhNam-AFP-011911-scaled.jpg
Ông Nguyễn Phú Trọng chắp tay cảm ơn sau khi được bầu làm tổng bí thư đảng CSVN lần đầu ngày 19 Tháng Giêng 2011. (Hình: Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images)
Tạm thời thì Chủ Tịch Nước Tô Lâm cầm chịch theo sự “phân công” của Bộ Chính Trị. Một số người cho rằng ông Tô Lâm không còn nhiều đối thủ nên đang ở thế thượng phong nắm trọn quyền lực khi ông ta đã cài được một số tay chân vào các vị trí them chốt. Tướng Lương Tam Quang thay ông ta làm bộ trưởng Bộ Công An, tướng Nguyễn Duy Ngọc làm chánh Văn Phòng Trung Ương Đảng, chẳng hạn.
Các phe khác trong đảng có chịu để một ông tướng công an leo lên ghế tổng bí thư hay không, một diễn biến chưa từng có tiền lệ?
Dù sao, cái chết của ông Trọng cũng đã “chấm dứt một giai đoạn. Cái phiên bản cộng sản hay xã hội chủ nghĩa, bảo thủ đó, nay đã cáo chung. Cái gì tiếp diễn sẽ rất khó đoán. Tuy cái hệ thống cai trị cộng sản vẫn còn đó nhưng không còn cái vỏ bọc ý thức hệ cũng như các lý tưởng,” theo nhận định của ông Nguyễn Khắc Giang.(NTB)