giahamdzui
07-27-2024, 01:39 AM
Tăng huyết áp: triệu chứng, nguyên nhân, điều trị và các phương pháp tự nhiên
https://img.ntdvn.net/2024/07/ntdvn_1-38.webp (https://img.ntdvn.net/2024/07/ntdvn_1-38.webp)
Khoảng một nửa số người trưởng thành ở Hoa Kỳ bị tăng huyết áp, nhưng chỉ một phần tư trong số họ kiểm soát được nó.Xem nhanh
Tăng huyết áp, hay còn gọi là huyết áp cao là tình trạng áp lực trong động mạch cao liên tục. Đây là một trong những bệnh mãn tính phổ biến nhất nhưng đôi khi được gọi là "sát thủ thầm lặng" do thường không có triệu chứng.
Hơn 119 triệu người Mỹ trưởng thành, hay gần 50% dân số trưởng thành, bị huyết áp cao, nhưng chỉ khoảng 25% kiểm soát được tình trạng của họ. Nếu không được điều trị, tăng huyết áp có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm bệnh tim mạch, đột quỵ và suy thận.
Có những loại tăng huyết áp nào?
Tùy thuộc vào các hoạt động bạn làm, huyết áp của bạn tăng và giảm suốt cả ngày. Huyết áp được ghi lại dưới dạng hai con số. Ví dụ 120/80 mm Hg. Đọc là "120 trên 80 (milimet thủy ngân)." Số đầu tiên là huyết áp tâm thu, đại diện cho lực của dòng máu khi tim bơm. Số thứ hai là huyết áp tâm trương, là lực giữa các nhịp tim khi tim đầy máu, hoặc đang nghỉ ngơi. Tăng huyết áp xảy ra khi một hoặc cả hai huyết áp liên tục cao hơn bình thường.Tại Hoa Kỳ, tăng huyết áp là huyết áp tâm thu từ 130 mm Hg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương trên 80 mm Hg. Ở Châu Âu, ngưỡng chẩn đoán do Hiệp hội Tăng huyết áp Châu Âu đặt ra là 140/90 mm Hg.Có hai loại tăng huyết áp: nguyên phát và thứ phát. Chúng được mô tả như sau:
Tăng huyết áp nguyên phát: Còn được gọi là tăng huyết áp vô căn. Tăng huyết áp nguyên phát chiếm tỷ lệ 90 phần trăm trong tất cả các trường hợp tăng huyết áp. Các trường hợp tăng huyết áp nguyên phát không có nguyên nhân rõ ràng. Ở hầu hết các trường hợp, bệnh sẽ tiến triển dần theo tuổi.
Thứ phát: Tăng huyết áp thứ phát là do các bệnh lý khác gây ra ví dụ như bệnh thận hay bệnh rối loạn nội tiết.
Tăng huyết áp còn có một số phân loại phụ, có thể xếp vào nhóm nguyên phát hoặc thứ phát. Những phân loại phụ này gồm có:Tăng huyết áp tâm thu đơn độc
Loại tăng huyết áp thường gặp ở người cao tuổi là tăng huyết áp tâm thu đơn độc, chiếm tỷ lệ khoảng 15 phần trăm ở những người từ 60 tuổi trở lên. Loại tăng huyết áp này có đặc trưng là huyết áp tâm thu ít nhất là 130 mmHg trong khi đó áp suất tâm trương vẫn dưới 90 mmHg.Tăng huyết áp tâm thu đơn độc thường là nguyên phát. Loại tăng huyết áp này thường xảy ra do các độ đàn hồi của động mạch giảm dần theo tuổi. Đây là hiện tượng phổ biến ở người lớn tuổi do sự tích tụ canxi và collagen trong thành động mạch. Khi thành động mạch cứng lại, khả năng co và giãn của động mạnh sẽ giảm, dẫn đến huyết áp tâm thu cao hơn và đôi khi huyết áp tâm sẽ trương thấp hơn.
Tăng huyết áp ác tính
Tăng huyết áp ác tính là tình trạng huyết áp tâm thu lớn hơn 180 mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn 120 mmHg. Đây là một trường hợp cấp cứu tăng huyết áp do bệnh có thể tiến triển nhanh, gây ra nhiều biến chứng (ví dụ: tổn thương cơ quan đích) và tiên lượng xấu. Khoảng 0,5 phần trăm đến 3 phần trăm số bệnh nhân khám tại phòng cấp cứu bị nghi ngờ có tình trạng tăng huyết áp cấp cứu. Tuy nhiên, trên thực tế các trường hợp cấp cứu tăng huyết áp rất hiếm với tỷ lệ khoảng một đến hai trường hợp trên 1 triệu người mỗi năm.Nếu không được điều trị, tăng huyết áp ác tính có thể gây tử vong. Tăng huyết áp cấp cứu là một loại cơn tăng huyết áp. Ngoài ra, còn có một loại cơn tăng huyết áp thường gặp khác là tăng huyết áp khẩn cấp - thường không có triệu chứng và chưa gây tổn thương cơ quan rõ ràng.Tăng huyết áp ác tính có thể do nhiều nguyên nhân:
Không tuân thủ điều trị
Bệnh mạch máu thận
Bệnh nhu mô thận ví dụ như viêm cầu thận, viêm ống kẽ thận, xơ cứng hệ thống và lupus ban đỏ hệ thống
Các vấn đề về nội tiết
Hẹp động mạch chủ
Tiếp xúc với các chất như cocaine, phencyclidine, sympathomimetics, erythropoietin và cyclosporine
Ngưng đột ngột thuốc hạ huyết áp
Sử dụng amphetamine
Bệnh lý hệ thần kinh trung ương như chấn thương đầu và xuất huyết não
Tăng huyết áp kháng trị
Tăng huyết áp kháng trị là tình trạng chỉ số huyết áp cao liên tục trên 130/80 mmHg mặc dù đã sử dụng tối ưu ba loại thuốc hạ huyết áp khác nhau, trong đó bao gồm cả thuốc lợi tiểu. Ngoài ra còn có định nghĩa: tăng huyết áp kháng trị là tình trạng huyết áp chỉ kiểm soát được khi dùng bốn loại thuốc hoặc nhiều hơn. Tăng huyết áp kháng trị nguy cơ bị đau tim, đột quỵ hoặc suy thận của bệnh nhân gia tăng đáng kể.Có khoảng 25 phần trăm các trường hợp tăng huyết áp kháng trị có nguyên nhân thứ phát. Tính kháng trị càng cao thì khả năng có nguyên nhân thứ phát càng lớn.
Các phân loại phụ khác
Một số phân loại phụ của tăng huyết áp mang tính chất tình huống hơn ví dụ như:
Tăng huyết áp áo choàng trắng: hay còn gọi là hội chứng áo choàng trắng, là tình trạng tăng các chỉ số huyết áp xảy ra trong môi trường y tế (ví dụ: phòng khám của bác sĩ) nhưng lại bình thường ở những thời điểm khác. Trạng thái này có thể do người bệnh lo lắng hoặc căng thẳng khi đến môi trường y tế.
Tăng huyết áp mặt nạ: Trái ngược với tăng huyết áp áo choàng trắng, tăng huyết áp mặt nạ là tình trạng huyết áp bình thường ở môi trường y tế nhưng lại tăng cao ở địa điểm khác. Loại tăng huyết áp này sẽ không được phát hiện nếu không theo dõi thường xuyên ngoài các lần khám bệnh.
Tăng huyết áp thai kỳ: Tăng huyết áp chiếm khoảng 15 phần trăm các ca tử vong mẹ ở Hoa Kỳ, là nguyên nhân gây tử vong mẹ phổ biến thứ hai. Tăng huyết áp thai kỳ có đặc trưng là huyết áp cao (áp suất tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc áp suất tâm trương lớn hơn ≥ 90 mmHg) xuất hiện sau tuần thứ 20 tuần của thai kỳ ở những phụ nữ không bị tăng huyết áp trước đó. Tăng huyết áp thai kỳ xảy ra với tỷ lệ khoảng từ 6 phần trăm đến 10 phần trăm các trường hợp mang thai và có thể dẫn đến nhiều biến chứng cho cả mẹ và thai nếu không được điều trị đúng.
Các triệu chứng và dấu hiệu sớm của bệnh tăng huyết áp là gì?
Tăng huyết áp, đặc biệt là tăng huyết áp nguyên phát, thường không có triệu chứng. Do đó, bệnh sẽ không được phát hiện trừ khi được thăm khám lâm sàng hoặc khi đã có các biến chứng như bệnh lý tim hoặc bệnh lý về thận. Các triệu chứng thông thường của bệnh gồm có đau đầu, chảy máu cam, chóng mặt, đỏ mặt và mệt mỏi. Những triệu chứng cảnh báo này thường không đáng tin cậy do chúng vẫn có thể xuất hiện ở những người có huyết áp bình thường.
Tuy nhiên, có một số dấu hiệu và triệu chứng nhất định sẽ xuất hiện trong một số loại tăng huyết áp.Các dấu hiệu gợi ý cần tìm nguyên nhân thứ phát gây ra tăng huyết áp gồm có:
Tăng huyết áp kháng trị.
Huyết áp tăng đột ngột ở người trước đó có huyết áp ổn định.
Tăng huyết áp khởi phát trước tuổi dậy thì.
Mô hình huyết áp không giảm hoặc giảm ngược. Huyết áp giảm ngược là tình trạng huyết áp vào ban đêm cao hơn so với ban ngày. Huyết áp không giảm là tình trạng huyết áp không thay đổi trong suốt cả đêm, dù đúng ra huyết áp lúc này nên phải giảm.
Những người bị tăng huyết áp ác tính có thể gặp các triệu chứng sau:
Đau đầu dữ dội
Buồn nôn và nôn mửa
Lú lẫn
Thay đổi thị lực, ví dụ như nhìn mờ
Chảy máu cam
Co giật
Yếu hoặc tê tay, chân, mặt và các bộ phận khác của cơ thể
Khó thở
Cần phải thực hiện cấp cứu tăng huyết áp khi huyết áp tăng nhanh trong thời gian ngắn. Huyết áp tăng nhanh có thể gây tổn thương các cơ quan do làm co thắt mạch máu, dẫn đến giảm lưu lượng máu và nguồn cung cấp oxy. Các triệu chứng tổn thương cơ quan quan trọng có thể biểu hiện là đau đầu, nhìn mờ, khó thở và khó chịu ở ngực. Các mạch máu nhỏ cũng có thể bị tổn thương, gây chết mô gọi là hoại tử dạng tơ huyết.
Nguyên nhân gây tăng huyết áp là gì?
Mặc dù nguyên nhân chính xác của bệnh vẫn chưa được biết rõ, nguy cơ tăng huyết áp nguyên phát bị ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền, tuổi và lối sống như chế độ ăn và mức độ hoạt động thể chất. Ngoài ra, khi già đi, các mạch máu sẽ có xu hướng cứng hơn do đó gây ra tình trạng tăng huyết áp.Huyết áp là áp lực tác động lên thành động mạch. Huyết áp ≥ 130/80 mmHg. (Minh họa của The Epoch Times, Shutterstock)
Tăng huyết áp thứ phát
Có nhiều bệnh lý có thể gây tăng huyết áp thứ phát, ví dụ như:
Bệnh thận do đái tháo đường
Bệnh thận mạn tính
Viêm cầu thận
Bệnh mô kẽ thận (bệnh lý thận ở các phần chức năng của thận)
Cường aldosterone nguyên phát (hội chứng Conn sản xuất quá mức một loại hormone)
Hội chứng Cushing
Hẹp động mạch chủ
Hẹp một hoặc cả hai động mạch thận
Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn
Hội chứng buồng trứng đa nang
Tiền sản giật
Một số loại thuốc và chất khác cũng có thể là nguyên nhân gây tăng huyết áp, ví dụ như:
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Thuốc kháng axit chứa natri
Một số thuốc dược thảo như St. John’s wort
Sử dụng corticosteroid toàn thân
Thuốc chống trầm cảm ví dụ như thuốc ức chế monoamine oxidase
Các loại ma túy như cocaine và methamphetamine
Nicotine
Rượu
Estrogen, androgen và thuốc tránh thai
Bệnh tăng huyết áp có những giai đoạn nào?
Theo hướng dẫn của Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ (ACC), tăng huyết áp được phân loại và chia thành các giai đoạn như sau:
Bình thường: Huyết áp tâm thu (SBP) dưới 120 mmHg VÀ huyết áp tâm trương (DBP) dưới 80 mmHg.
Tăng nhẹ: SBP từ 120 đến 129 mmHg VÀ DBP dưới 80mmHg.
Tăng huyết áp giai đoạn 1: SBP từ 130 đến 139 mmHg HOẶC DBP từ 80 đến 89 mmHg.
Tăng huyết áp giai đoạn 2: SBP từ 140 mmHg trở lên HOẶC DBP từ 90 mmHg trở lên.
Cơn tăng huyết áp: SBP từ 180 mmHg trở lên VÀ/HOẶC DBP từ 120 mmHg trở lên.
Các giai đoạn của tăng huyết áp. (The Epoch Times)
Những ai có nguy cơ bị tăng huyết áp?
Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp gồm có:
Thừa cân hoặc béo phì.
Chủng tộc: Bệnh tăng huyết áp phổ biến ở người lớn da đen hơn so với các chủng tộc khác. Theo Khảo sát Kiểm tra Sức khỏe và Dinh dưỡng Quốc gia (NHANES) 2017–2018, hơn 57 phần trăm người da đen không phải gốc Tây Ban Nha bị tăng huyết, trong khi đó chỉ có khoảng 43 phần trăm dân số da trắng bị tăng huyết áp.
Giới tính: Nam giới có khả năng bị tăng huyết áp cao hơn ở độ tuổi trung niên, trong khi đó phụ nữ lớn tuổi có khả năng bị tăng huyết áp cao hơn so với nam giới.
Tuổi tác: Theo NHANES, tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành Mỹ từ 60 tuổi trở lên là khoảng 73 phần trăm ở phụ nữ và hơn 75 phần trăm ở nam giới. Đối với người Mỹ từ 55 đến 65 tuổi, nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp suốt đời là hơn 90 phần trăm.
Uống quá nhiều rượu: Lượng rượu quá một ly mỗi ngày với phụ nữ hoặc quá hai ly đối với nam giới được xem là quá mức.
Chế độ ăn: Những người ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn hoặc có chế độ ăn nhiều muối, nhiều chất béo, nhiều đường sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Ít hoạt động thể chất.
Căng thẳng: Căng thẳng thường gây ra tăng huyết áp tạm thời. Huyết áp sẽ bình thường trở lại khi không còn tình huống căng thẳng (ví dụ như trong tăng huyết áp áo choàng trắng). Tuy nhiên, những người bị căng thẳng liên tục hoặc đã từng trải qua các sự kiện căng thẳng, chấn thương, đặc biệt là trong thời thơ ấu, sẽ có nguy cơ cao hơn.
Tiền sử gia đình bị bệnh tăng huyết áp.
Đái tháo đường
Hút thuốc lá
Nồng độ axit uric trong huyết thanh cao: Nồng độ axit uric trong huyết thanh cao là yếu tố dự báo sự phát triển của bệnh tăng huyết áp.
Làm việc theo ca: Những người làm việc ca sớm hoặc ca muộn có nguy cơ mắc bệnh hơn.
Bệnh tăng huyết áp được chẩn đoán như thế nào?
Trước khi chẩn đoán bệnh tăng huyết áp, các bác sĩ sẽ đo huyết áp của bạn nhiều lần do huyết áp có thể dao động trong suốt cả ngày. Những người lớn trên 18 tuổi nên kiểm tra huyết áp định kỳ hàng năm, những người có tiền sử chỉ số huyết áp cao hoặc các yếu tố nguy cơ nên theo dõi thường xuyên hơn. ACC khuyến cáo rằng chúng ta nên đo huyết áp ít nhất hai lần tại phòng khám trong hai lần khám khác nhau để chẩn đoán bệnh tăng huyết áp. ACC cũng khuyến cáo chúng ta sử dụng chỉ số huyết áp trong lần đo cao hơn và phân loại bệnh nhân vào các giai đoạn bệnh cao hơn để đảm bảo bệnh nhân được sử dụng phương pháp điều trị thích hợp.Chỉ số huyết áp tại nhà thường chính xác hơn chỉ số huyết áp đo được tại phòng khám của bác sĩ. Khi tự đo huyết áp, bạn nên sử dụng máy đo huyết áp chất lượng cao với băng tay có kích thước phù hợp và có màn hình kỹ thuật số.Một số xét nghiệm, phương pháp sẽ được thực hiện để theo dõi huyết áp và nồng độ cholesterol của bạn và kiểm tra tim, thận, các bệnh khác cũng như kiểm tra tổn thương cơ quan đích. Các xét nghiệm này gồm có:
Theo dõi huyết áp lưu động (ABPM): ABPM được khuyến cáo sử dụng trong một số trường hợp do phương pháp này giúp chúng ta đánh giá được mức huyết áp tổng thể. Khi đo ABPM, người bệnh sẽ đeo một máy đo nhỏ chạy bằng pin trong vòng 24 giờ khi thực hiện các hoạt động hàng ngày. ABPM sẽ rất hữu ích khi bệnh nhân có các triệu chứng như chóng mặt khi dùng thuốc hạ huyết áp hoặc có chỉ số huyết áp ở phòng khám cao hơn so với ở nhà. ABPM được xem là tiêu chuẩn vàng để đánh giá huyết áp.
Đo điện tâm đồ 12 chuyển đạo (ECG): Điện tâm đồ 12 chuyển đạo là xét nghiệm ghi lại hoạt động điện của tim bằng 12 chuyển đạo hay 12 vị trí. Hoạt động điện của tim sẽ chuyển thành hình ảnh trên giấy, nhờ đó chúng ta có thể đánh giá sự bất thường về nhịp tim, dẫn truyền, cấu trúc và phì đại cơ tim.
Soi đáy mắt: Soi đáy mắt là một xét nghiệm sử dụng ánh sáng và một thấu kính phóng đại để kiểm tra đáy mắt (bề mặt bên trong phía sau của mắt). Soi đáy mắt giúp phát hiện các vấn đề về mạch máu của võng mạc và những vấn đề của điểm vàng, phần trung tâm của võng mạc.
Tỷ lệ albumin–creatinine trong nước tiểu (uACR): uACR đo lượng albumin (một loại protein) so với lượng creatinine (một chất được thải ra qua đường tiểu) trong mẫu nước tiểu. Tỷ lệ này được sử dụng để phát hiện tổn thương thận.
Đo chỉ số huyết áp cổ chân cánh tay (ABI): Xét nghiệm này sẽ so sánh huyết áp giữa chi trên và dưới, được dùng để đánh giá bệnh lý động mạch ngoại biên.
Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh gồm có:
Siêu âm Doppler động mạch cảnh: Siêu âm Doppler động mạch cảnh có thể đánh giá tình trạng xơ vữa ở động mạch cảnh.
Siêu âm tim: Đây là xét nghiệm dùng sóng siêu âm để kiểm tra cấu trúc và hoạt động của tim.
Chụp hình ảnh học của não: gồm có chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI) và chụp cắt lớp phát xạ positron (PET).
Các bác sĩ cũng có thể chỉ định cho bạn thực hiện xét nghiệm máu:
Xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC): Xét nghiệm này đo các loại tế bào khác nhau trong máu gồm có hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
Tốc độ lắng hồng cầu (ESR): Xét nghiệm này đo tốc độ lắng của hồng cầu (hồng cầu) trong một ống nghiệm theo thời gian. Kết quả xét nghiệm này là một chỉ báo không đặc hiệu của tình trạng viêm trong cơ thể.
Creatinine và tốc độ lọc cầu thận ước tính (eGFR): Xét nghiệm này đánh giá chức năng thận. Công thức tính eGFR sử dụng nồng độ creatinine, tuổi, giới tính và chủng tộc để ước tính khả năng lọc chất thải của thận.
Điện giải đồ: Điện giải đồ gồm xét nghiệm nồng độ natri, kali, clorua, bicarbonate và các chất điện giải khác trong máu của bạn.
Xét nghiệm Hemoglobin A1C (HbA1c): Xét nghiệm máu HbA1c giúp chẩn đoán bệnh đái tháo đường type 2 và theo dõi quản lý đường huyết ở những người mắc bệnh đái tháo đường.
Xét nghiệm tuyến giáp: xét nghiệm này bao gồm các xét nghiệm hormon tuyến giáp như hormone kích thích tuyến giáp (TSH). Đây là xét nghiệm giúp chẩn đoán các bệnh lý tuyến giáp như suy giáp và cường giáp. Đây là những bệnh có thể gây tăng huyết áp.
Xét nghiệm nồng độ cholesterol máu.
Xét nghiệm axit uric trong huyết thanh: Xét nghiệm này đo nồng độ axit uric trong máu của bạn.
Các biến chứng của bệnh tăng huyết áp
Thông thường bệnh tăng huyết áp không được chúng ta quan tâm đầu tiên do bệnh thường không có triệu chứng. Tuy nhiên, sẽ rất đáng lo nếu huyết áp liên tục tăng cao trong thời gian dài, thường là 10 năm trở lên. Vào thời điểm này, nguy cơ xuất hiện các biến chứng như biến cố tim mạch nghiêm trọng sẽ gia tăng tăng đáng kể.Các biến chứng của bệnh tăng huyết áp bao gồm có:
Các bệnh tim mạch: Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với các bệnh tim mạch.
Đau thắt ngực: Cơn đau ngực có thể do mạch máu bị co thắt hoặc cơ tim bị suy yếu.
Đau tim: Khi lưu lượng máu đến tim bị tắc nghẽn, cơ tim sẽ bắt đầu chết do thiếu oxy. Tắc nghẽn càng kéo dài, tổn thương ở tim càng nghiêm trọng.
Suy tim: Đây là tình trạng tim không còn khả năng bơm đủ máu và oxy đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Suy thận: Suy thận xảy ra khi thận không còn khả năng lọc các chất thải chuyển hóa trong máu một cách hiệu quả.
Đột quỵ.
Co giật.
Bệnh động mạch ngoại biên: Đây là bệnh lý có đặc trưng là các động mạch bị hẹp làm hạn chế lưu lượng máu đến các chi.
Sa sút trí tuệ mạch máu và các vấn đề về trí nhớ: Sa sút trí tuệ mạch máu là kết quả của tình trạng giảm lưu lượng máu, oxy và các chất dinh dưỡng đến nuôi dưỡng các phần của não do mạch máu bị tắc nghẽn hoặc bị hẹp, dẫn đến suy giảm khả năng nhận thức. Khi đó, trí nhớ của người bệnh cũng có thể bị suy giảm.
Xơ vữa động mạch: Đó là tình trạng động mạch dày lên hoặc cứng lại do sự tích tụ các mảng bám ở lớp nội mạc mạch máu. Huyết áp cao còn góp phần làm dày thành mạch và tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
Mù vĩnh viễn: Tăng huyết áp có thể làm hỏng các mạch máu của mắt.
Phù phổi: Đó tình trạng tích tụ dịch bất thường trong phổi. Huyết áp cao làm nặng thêm tình trạng rối loạn chức năng tâm trương của tim hoặc tăng huyết áp đột ngột gây suy tim sung huyết đều có thể gây ra phù phổi.
Phình động mạch chủ: Đây là tình trạng phình hoặc sưng của động mạch chủ. Động mạch chủ là động mạch lớn nhất của cơ thể chịu trách nhiệm mang máu giàu oxy từ tim đến các cơ quan. Tình trạng phình động mạch chủ này rất nguy hiểm do túi phình có thể phồng lớn và vỡ ra, gây xuất huyết nội tạng nghiêm trọng và những biến chứng đe dọa tính mạng.
Tổn thương dây thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường type 1.
Rối loạn cương dương.
Có những phương pháp điều trị nào cho bệnh tăng huyết áp?
Do nguyên nhân chính xác của tăng huyết áp nguyên phát vẫn chưa xác định được, nên hiện tại đây là dạng tăng huyết áp không thể chữa khỏi. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể quản lý một cách hiệu quả căn bệnh này nhờ sự kết hợp giữa các phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc.Ngược lại, bệnh tăng huyết áp thứ phát có thể sẽ thuyên giảm nếu giải quyết các nguyên nhân nền và thực hiện các phương pháp điều trị giống như tăng huyết áp nguyên phát. Mục tiêu điều trị là giảm huyết áp và giảm nguy cơ biến chứng.Trong các trường hợp cấp cứu tăng huyết áp, việc giảm huyết áp kịp thời có vai trò rất quan trọng. Những bệnh nhân này thường được điều trị tại các đơn vị chăm sóc đặc biệt ở bệnh viện bằng các loại thuốc truyền tĩnh mạch như fenoldopam, nitroprusside, nicardipine hoặc labetalol.Tùy thuộc vào mức huyết áp của bạn, các bác sĩ sẽ đề xuất một hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trị sau đây.
Thay đổi lối sống
Phương pháp thay đổi lối sống được khuyến cáo cho tất cả các bệnh nhân tăng huyết áp, bất kể tuổi tác, giới tính, có các bệnh lý đi kèm hay mức độ nguy cơ tim mạch. Chỉ riêng phương pháp thay đổi lối sống đã có thể giúp giảm đến 15 phần trăm các biến cố liên quan đến tim mạch. Thay đổi lối sống bao gồm:
Chế độ ăn lành mạnh: Chế độ ăn bệnh nhân tăng huyết áp nên giàu kali và chất xơ. Ví dụ về chế độ ăn DASH (Phương pháp ăn kiêng để ngừng tăng huyết áp) và chế độ ăn Địa Trung Hải. Chế độ ăn DASH làm giảm tình trạng huyết áp cao và cải thiện nồng độ cholesterol máu, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Chế độ ăn này tập trung vào các loại rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc và chất béo lành mạnh, đồng thời hạn chế chất béo bão hòa, đồ uống có đường và đồ ngọt.
Uống đủ nước
Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục nhịp điệu từ vừa đến mạnh ít nhất 40 phút từ ba đến bốn ngày một tuần.
Tránh hút thuốc lá
Bỏ hoặc hạn chế uống rượu chỉ còn một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và hai ly đối với nam giới.
Khuyến cáo hạn chế lượng muối hấp thu dưới 1.500 miligam mỗi ngày.
Quản lý căng thẳng.
Duy trì cân nặng cơ thể khỏe mạnh: Giảm cân có thể làm giảm khoảng 2,5/1,5 mmHg huyết áp cho mỗi kg giảm được.
Hạn chế sử dụng caffeine.
Ngủ đủ giấc: Khuyến cáo nên ngủ từ bảy đến tám tiếng mỗi đêm.
Thuốc
Thông thường các bác sĩ sẽ khuyên bạn thay đổi lối sống và theo dõi huyết áp của bạn nhiều lần trước khi cân nhắc dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu chỉ số huyết áp của bạn liên tục cao với huyết áp tâm thu từ 130 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 80 mmHg trở lên, bác sĩ có thể khuyến cáo dùng thuốc ngay từ đầu. Bạn thường phải dùng hai hoặc nhiều loại thuốc cùng một lúc. Có những loại thuốc huyết áp như sau:
Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) ví dụ như captopril có thể làm giảm một số chất gây co thắt mạch máu, khiến máu lưu thông dễ hơn và cải thiện hiệu suất bơm máu của tim
Thuốc chẹn beta adrenergic ví dụ như labetalol có tác dụng làm giãn mạch máu và làm chậm nhịp tim, giảm cung lượng tim và cải thiện lưu lượng máu
Thuốc chẹn kênh canxi ví dụ như amlodipine và nicardipine hoạt động thông qua cơ chế ngăn chặn canxi xâm nhập vào một số tế bào cơ của mạch máu, từ đó khiến mạch máu giãn ra. Có ba phân nhóm của thuốc chẹn kênh canxi là: dihydropyridines, dẫn xuất phenylalkylamine và benzothiazepines.
Thuốc chẹn alpha adrenergic ngoại vi ví dụ như prazosin có thể làm giãn mạch máu, khiến cho máu lưu thông dễ dàng hơn trong cơ thể.
Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARB) ví dụ như losartan có cơ chế ngăn chặn tác dụng của hormone tự nhiên angiotensin II (hormone làm co thắt mạch máu), từ đó giúp máu di chuyển dễ dàng hơn và cải thiện hiệu suất bơm máu của tim.
Thuốc giãn mạch ví dụ như nitroprusside có tác dụng làm giãn mạch máu, khiến máu lưu thông dễ dàng hơn
Thuốc chẹn alpha adrenergic trung ương có tác dụng làm giảm nhịp tim và giãn mạch máu, tạo điều kiện cho máu lưu thông dễ dàng hơn. Hiện nay nhóm thuốc này ít được sử dụng do có nguy cơ tăng huyết áp dội ngược.
Thuốc ức chế renin ví dụ như aliskiren làm giảm renin (một chất quan trọng trong quá trình sản xuất angiotensin II), từ đó làm giãn mạch máu và cải thiện hiệu suất bơm của tim.
Thuốc lợi tiểu tác động lên thận để loại bỏ lượng nước và muối dư thừa khỏi cơ thể qua nước tiểu. Thuốc lợi tiểu được sử dụng phổ biến nhất là thiazide.
Theo các khuyến cáo gần đây, nếu không có lý do nào để chọn các loại thuốc khác, đầu tiên nên ưu tiên chọn thuốc lợi tiểu thiazide, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc ức chế ACE hoặc ARB.
Các phương pháp khác
Ở Châu Âu và Úc, đốt điện thần kinh giao cảm của động mạch thận là một phương pháp được sử dụng trong những trường hợp tăng huyết áp kháng trị. Mặc dù có thể làm giảm huyết áp nhưng hiệu quả của phương pháp trong việc làm giảm các biến cố tim mạch chính vẫn còn chưa rõ ràng. Do đó, đây vẫn là một quy trình thử nghiệm và thường dành cho các trung tâm chuyên sâu.Một phương pháp điều trị mới khác được sử dụng để điều trị tăng huyết áp kháng trị là liệu pháp kích hoạt phản xạ áp lực. Một nghiên cứu năm 2017 trên 383 bệnh nhân đã chứng minh rằng khoảng 25 phần trăm bệnh nhân đã giảm số lượng thuốc trung bình từ sáu thuốc xuống còn ba thuốc sau khi áp dụng liệu pháp này. Mặc dù có thể xảy ra các tác dụng phụ tạm thời nhưng những tác dụng phụ này thường tự khỏi và không cần can thiệp. Trong quá trình theo dõi sáu năm, liệu pháp này đã duy trì được hiệu quả giảm huyết áp mà không có lo ngại đáng kể nào về độ an toàn.
Suy nghĩ ảnh hưởng như thế nào đến bệnh tăng huyết áp?
Suy nghĩ đóng một vai trò quan trọng trong bệnh tăng huyết áp, cả về sự phát triển của bệnh và quá trình quản lý bệnh. Suy nghĩ tiêu cực có thể dẫn đến lo lắng, buồn bã và tuyệt vọng, từ đó lại tạo ra một chu kỳ cảm xúc tiêu cực. Ngược lại, cảm xúc tiêu cực kích hoạt sự giải phóng hormone căng thẳng và những phản ứng căng thẳng về thể chất, dẫn đến sự gia tăng nhịp tim và tăng huyết áp.Căng thẳng mạn tính hoặc tâm trạng tiêu cực có thể dẫn đến những phản ứng căng thẳng quá mức trong cơ thể và có thể làm tăng huyết áp. Trong một nghiên cứu năm 2023, những người làm công việc phản ứng với các tình huống khẩn cấp nếu suy nghĩ căng thẳng, tiêu cực thì tỷ lệ tăng huyết áp cũng cao hơn. Ngược lại, suy nghĩ tích cực có thể khiến chúng ta chủ động hơn, thúc đẩy chúng ta quản lý và giảm căng thẳng một cách hiệu quả. Một phân tích tổng hợp năm 2019 của 15 nghiên cứu ở gần 230.000 người cho thấy suy nghĩ lạc quan thì các nguy cơ về đau tim, đột quỵ và tử vong do mọi nguyên nhân sẽ thấp hơn.Suy nghĩ cũng có thể ảnh hưởng đến những thay đổi và việc lựa chọn các lối sống tốt cho huyết áp. Ví dụ, người có những suy nghĩ tích cực đối với việc tập thể dục và ăn uống lành mạnh sẽ khuyến khích người đó tham gia vào các hoạt động thể chất thường xuyên hơn và có chế độ ăn uống cân bằng hơn. Suy nghĩ tích cực cũng có thể cải thiện sự tuân thủ kế hoạch điều trị và sử dụng thuốc. Niềm tin vào hiệu quả của thuốc và thái độ tích cực đối với quá trình điều trị có thể dẫn đến sự tuân thủ sử dụng thuốc tốt hơn.
Các phương pháp điều trị tự nhiên cho bệnh tăng huyết áp
Trước khi bạn sử dụng bất cứ phương pháp tự nhiên nào để điều trị tăng huyết áp, xin hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Thảo dược
Tỏi (Allium sativum): Tỏi có thể giúp ngăn ngừa những bệnh phổ biến như ung thư, các bệnh về tim và chuyển hóa, huyết áp cao và đái tháo đường. Tác dụng của tỏi là nhờ đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và giảm lipid. Một phân tích tổng hợp năm 2019 của 12 nghiên cứu với 553 bệnh nhân tăng huyết áp đã phát hiện rằng các thực phẩm bổ sung chứa tỏi có thể làm giảm huyết áp tâm thu khoảng 8,3 mmHg và giảm huyết áp tâm trương khoảng 5,5 mmHg, tương đương với các loại thuốc hạ huyết áp tiêu chuẩn. Hiệu quả giảm huyết áp này làm giảm nguy cơ tim mạch từ 16 phần trăm đến 40 phần trăm. Ngoài ra, chiết xuất từ tỏi già có tác dụng làm giảm huyết áp và cải thiện huyết áp trung tâm, áp lực mạch đập, tốc độ sóng mạch, độ cứng của động mạch và sức khỏe đường ruột. Do đó, các nhà nghiên cứu cho rằng chất này là một phương pháp điều trị tăng huyết áp an toàn và hiệu quả.
Hành tây (Allium cepa): Trong một nghiên cứu năm 2015 với 70 người tham gia, trong đó một nhóm được sử dụng 162 miligam quercetin từ bột chiết xuất vỏ hành mỗi ngày và một nhóm khác sử dụng giả dược. Mỗi nhóm có sáu tuần điều trị và sáu tuần giai đoạn rửa trôi. Trong số những bệnh nhân tăng huyết áp, nhóm được dùng quercetin đã giảm 3,6 mmHg huyết áp tâm thu 24 giờ so với nhóm dùng giả dược. Quercetin cũng làm giảm đáng kể huyết áp tâm thu ban ngày và ban đêm ở những người bị tăng huyết áp.
Hương nhu tía (Ocimum sanctum): Hương nhu tía hay húng quế thánh là một loại thảo dược quý trong y học Ayurvedic. Loại thảo dược này có thể làm giảm stress chuyển hóa bằng cách bình thường hóa nồng độ đường huyết, huyết áp và lipid. Một đánh giá có hệ thống năm 2017 của 24 nghiên cứu trên người đã phát hiện rằng có hai nghiên cứu cho thấy sự cải thiện huyết áp đáng kể ở những bệnh nhân tăng huyết áp uống 30 ml nước lá hương nhu tía tươi một hoặc hai lần mỗi ngày trong vòng 10 và 12 ngày.
Thực phẩm bổ sung
Vitamin C: Vitamin C có thể làm giảm huyết áp ở những người có huyết áp bình thường và huyết áp cao. Một nghiên cứu năm 2002 trên những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 đã so sánh tác dụng của liều bổ sung 500 mg vitamin C hàng ngày so với giả dược trong một tháng. Kết quả đã phát hiện ra huyết áp của những người tham gia đã giảm đáng kể ở mức là 9,9/4,4 mmHg. Các nhà nghiên cứu cho rằng bổ sung vitamin C cho thấy là một liệu pháp hỗ trợ đầy hứa hẹn về hiệu quả và chi phí. Trong một nghiên cứu năm 2020, bổ sung vitamin C cũng làm giảm đáng kể huyết áp ở những người bị tăng huyết áp nguyên phát.
Dầu cá: Dầu cá rất giàu axit béo omega-3, đặc biệt là axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA). Một phân tích tổng hợp năm 2022 cho thấy rằng những người thường xuyên sử dụng từ 2 đến 3 gam hỗn hợp của hai axit béo omega-3 này hàng ngày có thể giảm trung bình 2mmHg cả huyết áp tâm thu và tâm trương so với những người không sử dụng. Ngoài ra, dùng axit béo omega-3 vượt nhiều hơn mức khuyến nghị 3 gam mỗi ngày có thể mang lại những lợi ích bổ sung làm giảm huyết áp, đặc biệt là đối với những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao.
Coenzyme Q10 (CoQ10): Coenzyme Q10 là một chất chống oxy hóa tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là trong ty thể của các tế bào. Coenzyme này đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất năng lượng. Các loại thực phẩm bổ sung CoQ10 thường được sử dụng để hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Trong một nghiên cứu năm 1999, 30 bệnh nhân được sử dụng 60 miligam CoQ10 hai lần mỗi ngày trong tám tuần. Kết quả cho thấy các bệnh nhân này đã giảm 16 mmHg áp suất tâm thu và giảm 9 mmHg áp suất tâm trương.
Chế độ ăn
Sô cô la đen và các sản phẩm từ ca cao: Sô cô la đen và các sản phẩm từ ca cao rất giàu flavanol. Chất này đã được chứng minh là có khả năng tăng cường sản xuất nitric oxide nội mạc, gây giãn mạch nên có tác dụng làm giảm huyết áp. Một phân tích tổng hợp năm 2017 của 40 nghiên cứu so sánh cho thấy khi sử dụng ca cao, huyết áp giảm vừa phải nhưng có ý nghĩa thống kê (cả huyết áp tâm thu và tâm trương) là 1,8 mmHg. Mặc dù nhỏ nhưng hiệu quả giảm huyết áp này vẫn có thể bổ sung cho các phương pháp điều trị hiện có và có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Trà xanh: Trà xanh rất giàu polyphenol, gồm có flavanol, flavandiol, flavonoid và axit phenolic. Một phân tích tổng hợp năm 2023 của chín nghiên cứu đã phát hiện rằng uống trà xanh làm giảm huyết áp tâm thu 2,99 mmHg và huyết áp tâm trương 0,95 mmHg ở những người khỏe mạnh.
Trà hoa dâm bụt: Một phân tích tổng hợp năm 2022 cho thấy trà hoa dâm bụt có tác dụng giảm huyết áp tâm thu rõ rệt. Hơn nữa, loại trà này còn có hiệu quả làm giảm nồng độ lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) so với các loại trà khác.
Các phương pháp dựa trên chánh niệm
Các phương pháp dựa trên chánh niệm gồm có thiền, yoga, liệu pháp nhận thức dựa trên chánh niệm và các phương pháp khác, cũng có hiệu quả trong việc hạ huyết áp. Một phân tích tổng hợp năm 2024 của 12 nghiên cứu đã chứng minh tác dụng giảm huyết áp tâm thu (với sự khác biệt trung bình là 9,12 mmHg) và huyết áp tâm trương (với sự khác biệt trung bình là 5,66 mmHg) của phương pháp này. Ngoài ra, những người có mức huyết áp cao hơn ở thời điểm trước can thiệp ghi nhận được hiệu quả tốt hơn.
5. Y học và các phương pháp cổ truyền
Khí công: Là một phương pháp thực hành cổ xưa của Trung Quốc, liên quan đến các tư thế, thiền định và các bài tập thở để di chuyển khí hay năng lượng đi khắp cơ thể. Một phân tích tổng hợp năm 2007 của hai thử nghiệm với dữ liệu đầy đủ cho thấy khí công đã làm giảm áp suất tâm thu 12,1 mmHg và áp suất tâm trương 8,5 mmHg. Trong hai thử nghiệm khác, khí công được so sánh với nhóm đối chứng đã cho thấy hiệu quả giảm đáng kể huyết áp tâm thu với sự khác biệt trung bình có trọng số là 18,5 mmHg. Một phân tích tổng hợp năm 2015 của 20 thử nghiệm cho thấy khí công làm giảm đáng kể áp suất tâm thu so với những trường hợp không can thiệp, với sự khác biệt trung bình có trọng số là 17,40 mmHg.
Châm cứu: Châm cứu cũng có hiệu quả làm giảm huyết áp, có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với các loại thuốc hạ huyết áp, giúp giảm đáng kể liều lượng thuốc cần sử dụng và các tác dụng phụ liên quan. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp châm cứu cần thận trọng vì đôi khi châm cứu có thể làm giảm huyết áp đột ngột. Một phân tích tổng hợp năm 2022 của 10 thử nghiệm với 1.196 bệnh nhân đã phát hiện rằng châm cứu hiệu quả hơn so với dùng giả dược, không điều trị hoặc chỉ thay đổi lối sống trong trường hợp tăng huyết áp giai đoạn 1. Phân tích cho thấy châm cứu giúp cải thiện đáng kể về áp suất tâm thu và huyết áp tâm trương (với mức giảm trung bình lần lượt là 3,62 mmHg và 3,12 mmHg), có hiệu quả điều trị với tác dụng phụ tối thiểu.
Ngải cứu: Ngải cứu là một liệu pháp y học cổ truyền sử dụng cách đốt ngải cứu khô (Artemisia vulgaris) gần các huyệt đạo trên cơ thể. Một phân tích tổng hợp năm 2021 của 18 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng đã phát hiện ra rằng ngải cứu làm giảm áp suất tâm thu 7,85 mmHg và áp suất tâm trương 4,09 mmHg ở những bệnh nhân bị tăng huyết áp nguyên phát trong khoảng thời gian quan sát bốn tháng.
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp?
Chìa khóa để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp chính là duy trì lối sống lành mạnh bằng cách:
Có một chế độ ăn uống cân bằng, ít muối và nhiều kali hơn và tuân theo các chế độ ăn như DASH và chế độ ăn Địa Trung Hải. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyên cáo chúng ta nên hạn chế lượng muối hàng ngày ở mức 2.300 miligam và đề xuất rằng phần lớn những người trưởng thành nên đặt mục tiêu giới hạn lý tưởng là 1.500 miligam mỗi ngày. Tuy nhiên có những bằng chứng mâu thuẫn cho thấy nhiều cơ quan y tế đã giới hạn lượng muối quá mức và cơ thể chúng ta có thể hoạt động tốt hơn khi tiêu thụ một lượng muối cao hơn mức hiện đang được khuyến cáo.
Duy trì hoạt động thể chất bằng cách tập thể dục 30 phút mỗi ngày, năm ngày một tuần.
Duy trì cân nặng hợp lý.
Hạn chế uống rượu.
Tránh hút thuốc.
Ngủ đủ giấc với chất lượng giấc ngủ tốt
Thường xuyên theo dõi huyết áp.
Mercura Wang, The Epoch Times
Đức Nhân biên dịch
https://img.ntdvn.net/2024/07/ntdvn_1-38.webp (https://img.ntdvn.net/2024/07/ntdvn_1-38.webp)
Khoảng một nửa số người trưởng thành ở Hoa Kỳ bị tăng huyết áp, nhưng chỉ một phần tư trong số họ kiểm soát được nó.Xem nhanh
Tăng huyết áp, hay còn gọi là huyết áp cao là tình trạng áp lực trong động mạch cao liên tục. Đây là một trong những bệnh mãn tính phổ biến nhất nhưng đôi khi được gọi là "sát thủ thầm lặng" do thường không có triệu chứng.
Hơn 119 triệu người Mỹ trưởng thành, hay gần 50% dân số trưởng thành, bị huyết áp cao, nhưng chỉ khoảng 25% kiểm soát được tình trạng của họ. Nếu không được điều trị, tăng huyết áp có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm bệnh tim mạch, đột quỵ và suy thận.
Có những loại tăng huyết áp nào?
Tùy thuộc vào các hoạt động bạn làm, huyết áp của bạn tăng và giảm suốt cả ngày. Huyết áp được ghi lại dưới dạng hai con số. Ví dụ 120/80 mm Hg. Đọc là "120 trên 80 (milimet thủy ngân)." Số đầu tiên là huyết áp tâm thu, đại diện cho lực của dòng máu khi tim bơm. Số thứ hai là huyết áp tâm trương, là lực giữa các nhịp tim khi tim đầy máu, hoặc đang nghỉ ngơi. Tăng huyết áp xảy ra khi một hoặc cả hai huyết áp liên tục cao hơn bình thường.Tại Hoa Kỳ, tăng huyết áp là huyết áp tâm thu từ 130 mm Hg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương trên 80 mm Hg. Ở Châu Âu, ngưỡng chẩn đoán do Hiệp hội Tăng huyết áp Châu Âu đặt ra là 140/90 mm Hg.Có hai loại tăng huyết áp: nguyên phát và thứ phát. Chúng được mô tả như sau:
Tăng huyết áp nguyên phát: Còn được gọi là tăng huyết áp vô căn. Tăng huyết áp nguyên phát chiếm tỷ lệ 90 phần trăm trong tất cả các trường hợp tăng huyết áp. Các trường hợp tăng huyết áp nguyên phát không có nguyên nhân rõ ràng. Ở hầu hết các trường hợp, bệnh sẽ tiến triển dần theo tuổi.
Thứ phát: Tăng huyết áp thứ phát là do các bệnh lý khác gây ra ví dụ như bệnh thận hay bệnh rối loạn nội tiết.
Tăng huyết áp còn có một số phân loại phụ, có thể xếp vào nhóm nguyên phát hoặc thứ phát. Những phân loại phụ này gồm có:Tăng huyết áp tâm thu đơn độc
Loại tăng huyết áp thường gặp ở người cao tuổi là tăng huyết áp tâm thu đơn độc, chiếm tỷ lệ khoảng 15 phần trăm ở những người từ 60 tuổi trở lên. Loại tăng huyết áp này có đặc trưng là huyết áp tâm thu ít nhất là 130 mmHg trong khi đó áp suất tâm trương vẫn dưới 90 mmHg.Tăng huyết áp tâm thu đơn độc thường là nguyên phát. Loại tăng huyết áp này thường xảy ra do các độ đàn hồi của động mạch giảm dần theo tuổi. Đây là hiện tượng phổ biến ở người lớn tuổi do sự tích tụ canxi và collagen trong thành động mạch. Khi thành động mạch cứng lại, khả năng co và giãn của động mạnh sẽ giảm, dẫn đến huyết áp tâm thu cao hơn và đôi khi huyết áp tâm sẽ trương thấp hơn.
Tăng huyết áp ác tính
Tăng huyết áp ác tính là tình trạng huyết áp tâm thu lớn hơn 180 mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn 120 mmHg. Đây là một trường hợp cấp cứu tăng huyết áp do bệnh có thể tiến triển nhanh, gây ra nhiều biến chứng (ví dụ: tổn thương cơ quan đích) và tiên lượng xấu. Khoảng 0,5 phần trăm đến 3 phần trăm số bệnh nhân khám tại phòng cấp cứu bị nghi ngờ có tình trạng tăng huyết áp cấp cứu. Tuy nhiên, trên thực tế các trường hợp cấp cứu tăng huyết áp rất hiếm với tỷ lệ khoảng một đến hai trường hợp trên 1 triệu người mỗi năm.Nếu không được điều trị, tăng huyết áp ác tính có thể gây tử vong. Tăng huyết áp cấp cứu là một loại cơn tăng huyết áp. Ngoài ra, còn có một loại cơn tăng huyết áp thường gặp khác là tăng huyết áp khẩn cấp - thường không có triệu chứng và chưa gây tổn thương cơ quan rõ ràng.Tăng huyết áp ác tính có thể do nhiều nguyên nhân:
Không tuân thủ điều trị
Bệnh mạch máu thận
Bệnh nhu mô thận ví dụ như viêm cầu thận, viêm ống kẽ thận, xơ cứng hệ thống và lupus ban đỏ hệ thống
Các vấn đề về nội tiết
Hẹp động mạch chủ
Tiếp xúc với các chất như cocaine, phencyclidine, sympathomimetics, erythropoietin và cyclosporine
Ngưng đột ngột thuốc hạ huyết áp
Sử dụng amphetamine
Bệnh lý hệ thần kinh trung ương như chấn thương đầu và xuất huyết não
Tăng huyết áp kháng trị
Tăng huyết áp kháng trị là tình trạng chỉ số huyết áp cao liên tục trên 130/80 mmHg mặc dù đã sử dụng tối ưu ba loại thuốc hạ huyết áp khác nhau, trong đó bao gồm cả thuốc lợi tiểu. Ngoài ra còn có định nghĩa: tăng huyết áp kháng trị là tình trạng huyết áp chỉ kiểm soát được khi dùng bốn loại thuốc hoặc nhiều hơn. Tăng huyết áp kháng trị nguy cơ bị đau tim, đột quỵ hoặc suy thận của bệnh nhân gia tăng đáng kể.Có khoảng 25 phần trăm các trường hợp tăng huyết áp kháng trị có nguyên nhân thứ phát. Tính kháng trị càng cao thì khả năng có nguyên nhân thứ phát càng lớn.
Các phân loại phụ khác
Một số phân loại phụ của tăng huyết áp mang tính chất tình huống hơn ví dụ như:
Tăng huyết áp áo choàng trắng: hay còn gọi là hội chứng áo choàng trắng, là tình trạng tăng các chỉ số huyết áp xảy ra trong môi trường y tế (ví dụ: phòng khám của bác sĩ) nhưng lại bình thường ở những thời điểm khác. Trạng thái này có thể do người bệnh lo lắng hoặc căng thẳng khi đến môi trường y tế.
Tăng huyết áp mặt nạ: Trái ngược với tăng huyết áp áo choàng trắng, tăng huyết áp mặt nạ là tình trạng huyết áp bình thường ở môi trường y tế nhưng lại tăng cao ở địa điểm khác. Loại tăng huyết áp này sẽ không được phát hiện nếu không theo dõi thường xuyên ngoài các lần khám bệnh.
Tăng huyết áp thai kỳ: Tăng huyết áp chiếm khoảng 15 phần trăm các ca tử vong mẹ ở Hoa Kỳ, là nguyên nhân gây tử vong mẹ phổ biến thứ hai. Tăng huyết áp thai kỳ có đặc trưng là huyết áp cao (áp suất tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc áp suất tâm trương lớn hơn ≥ 90 mmHg) xuất hiện sau tuần thứ 20 tuần của thai kỳ ở những phụ nữ không bị tăng huyết áp trước đó. Tăng huyết áp thai kỳ xảy ra với tỷ lệ khoảng từ 6 phần trăm đến 10 phần trăm các trường hợp mang thai và có thể dẫn đến nhiều biến chứng cho cả mẹ và thai nếu không được điều trị đúng.
Các triệu chứng và dấu hiệu sớm của bệnh tăng huyết áp là gì?
Tăng huyết áp, đặc biệt là tăng huyết áp nguyên phát, thường không có triệu chứng. Do đó, bệnh sẽ không được phát hiện trừ khi được thăm khám lâm sàng hoặc khi đã có các biến chứng như bệnh lý tim hoặc bệnh lý về thận. Các triệu chứng thông thường của bệnh gồm có đau đầu, chảy máu cam, chóng mặt, đỏ mặt và mệt mỏi. Những triệu chứng cảnh báo này thường không đáng tin cậy do chúng vẫn có thể xuất hiện ở những người có huyết áp bình thường.
Tuy nhiên, có một số dấu hiệu và triệu chứng nhất định sẽ xuất hiện trong một số loại tăng huyết áp.Các dấu hiệu gợi ý cần tìm nguyên nhân thứ phát gây ra tăng huyết áp gồm có:
Tăng huyết áp kháng trị.
Huyết áp tăng đột ngột ở người trước đó có huyết áp ổn định.
Tăng huyết áp khởi phát trước tuổi dậy thì.
Mô hình huyết áp không giảm hoặc giảm ngược. Huyết áp giảm ngược là tình trạng huyết áp vào ban đêm cao hơn so với ban ngày. Huyết áp không giảm là tình trạng huyết áp không thay đổi trong suốt cả đêm, dù đúng ra huyết áp lúc này nên phải giảm.
Những người bị tăng huyết áp ác tính có thể gặp các triệu chứng sau:
Đau đầu dữ dội
Buồn nôn và nôn mửa
Lú lẫn
Thay đổi thị lực, ví dụ như nhìn mờ
Chảy máu cam
Co giật
Yếu hoặc tê tay, chân, mặt và các bộ phận khác của cơ thể
Khó thở
Cần phải thực hiện cấp cứu tăng huyết áp khi huyết áp tăng nhanh trong thời gian ngắn. Huyết áp tăng nhanh có thể gây tổn thương các cơ quan do làm co thắt mạch máu, dẫn đến giảm lưu lượng máu và nguồn cung cấp oxy. Các triệu chứng tổn thương cơ quan quan trọng có thể biểu hiện là đau đầu, nhìn mờ, khó thở và khó chịu ở ngực. Các mạch máu nhỏ cũng có thể bị tổn thương, gây chết mô gọi là hoại tử dạng tơ huyết.
Nguyên nhân gây tăng huyết áp là gì?
Mặc dù nguyên nhân chính xác của bệnh vẫn chưa được biết rõ, nguy cơ tăng huyết áp nguyên phát bị ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền, tuổi và lối sống như chế độ ăn và mức độ hoạt động thể chất. Ngoài ra, khi già đi, các mạch máu sẽ có xu hướng cứng hơn do đó gây ra tình trạng tăng huyết áp.Huyết áp là áp lực tác động lên thành động mạch. Huyết áp ≥ 130/80 mmHg. (Minh họa của The Epoch Times, Shutterstock)
Tăng huyết áp thứ phát
Có nhiều bệnh lý có thể gây tăng huyết áp thứ phát, ví dụ như:
Bệnh thận do đái tháo đường
Bệnh thận mạn tính
Viêm cầu thận
Bệnh mô kẽ thận (bệnh lý thận ở các phần chức năng của thận)
Cường aldosterone nguyên phát (hội chứng Conn sản xuất quá mức một loại hormone)
Hội chứng Cushing
Hẹp động mạch chủ
Hẹp một hoặc cả hai động mạch thận
Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn
Hội chứng buồng trứng đa nang
Tiền sản giật
Một số loại thuốc và chất khác cũng có thể là nguyên nhân gây tăng huyết áp, ví dụ như:
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Thuốc kháng axit chứa natri
Một số thuốc dược thảo như St. John’s wort
Sử dụng corticosteroid toàn thân
Thuốc chống trầm cảm ví dụ như thuốc ức chế monoamine oxidase
Các loại ma túy như cocaine và methamphetamine
Nicotine
Rượu
Estrogen, androgen và thuốc tránh thai
Bệnh tăng huyết áp có những giai đoạn nào?
Theo hướng dẫn của Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ (ACC), tăng huyết áp được phân loại và chia thành các giai đoạn như sau:
Bình thường: Huyết áp tâm thu (SBP) dưới 120 mmHg VÀ huyết áp tâm trương (DBP) dưới 80 mmHg.
Tăng nhẹ: SBP từ 120 đến 129 mmHg VÀ DBP dưới 80mmHg.
Tăng huyết áp giai đoạn 1: SBP từ 130 đến 139 mmHg HOẶC DBP từ 80 đến 89 mmHg.
Tăng huyết áp giai đoạn 2: SBP từ 140 mmHg trở lên HOẶC DBP từ 90 mmHg trở lên.
Cơn tăng huyết áp: SBP từ 180 mmHg trở lên VÀ/HOẶC DBP từ 120 mmHg trở lên.
Các giai đoạn của tăng huyết áp. (The Epoch Times)
Những ai có nguy cơ bị tăng huyết áp?
Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp gồm có:
Thừa cân hoặc béo phì.
Chủng tộc: Bệnh tăng huyết áp phổ biến ở người lớn da đen hơn so với các chủng tộc khác. Theo Khảo sát Kiểm tra Sức khỏe và Dinh dưỡng Quốc gia (NHANES) 2017–2018, hơn 57 phần trăm người da đen không phải gốc Tây Ban Nha bị tăng huyết, trong khi đó chỉ có khoảng 43 phần trăm dân số da trắng bị tăng huyết áp.
Giới tính: Nam giới có khả năng bị tăng huyết áp cao hơn ở độ tuổi trung niên, trong khi đó phụ nữ lớn tuổi có khả năng bị tăng huyết áp cao hơn so với nam giới.
Tuổi tác: Theo NHANES, tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành Mỹ từ 60 tuổi trở lên là khoảng 73 phần trăm ở phụ nữ và hơn 75 phần trăm ở nam giới. Đối với người Mỹ từ 55 đến 65 tuổi, nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp suốt đời là hơn 90 phần trăm.
Uống quá nhiều rượu: Lượng rượu quá một ly mỗi ngày với phụ nữ hoặc quá hai ly đối với nam giới được xem là quá mức.
Chế độ ăn: Những người ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn hoặc có chế độ ăn nhiều muối, nhiều chất béo, nhiều đường sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Ít hoạt động thể chất.
Căng thẳng: Căng thẳng thường gây ra tăng huyết áp tạm thời. Huyết áp sẽ bình thường trở lại khi không còn tình huống căng thẳng (ví dụ như trong tăng huyết áp áo choàng trắng). Tuy nhiên, những người bị căng thẳng liên tục hoặc đã từng trải qua các sự kiện căng thẳng, chấn thương, đặc biệt là trong thời thơ ấu, sẽ có nguy cơ cao hơn.
Tiền sử gia đình bị bệnh tăng huyết áp.
Đái tháo đường
Hút thuốc lá
Nồng độ axit uric trong huyết thanh cao: Nồng độ axit uric trong huyết thanh cao là yếu tố dự báo sự phát triển của bệnh tăng huyết áp.
Làm việc theo ca: Những người làm việc ca sớm hoặc ca muộn có nguy cơ mắc bệnh hơn.
Bệnh tăng huyết áp được chẩn đoán như thế nào?
Trước khi chẩn đoán bệnh tăng huyết áp, các bác sĩ sẽ đo huyết áp của bạn nhiều lần do huyết áp có thể dao động trong suốt cả ngày. Những người lớn trên 18 tuổi nên kiểm tra huyết áp định kỳ hàng năm, những người có tiền sử chỉ số huyết áp cao hoặc các yếu tố nguy cơ nên theo dõi thường xuyên hơn. ACC khuyến cáo rằng chúng ta nên đo huyết áp ít nhất hai lần tại phòng khám trong hai lần khám khác nhau để chẩn đoán bệnh tăng huyết áp. ACC cũng khuyến cáo chúng ta sử dụng chỉ số huyết áp trong lần đo cao hơn và phân loại bệnh nhân vào các giai đoạn bệnh cao hơn để đảm bảo bệnh nhân được sử dụng phương pháp điều trị thích hợp.Chỉ số huyết áp tại nhà thường chính xác hơn chỉ số huyết áp đo được tại phòng khám của bác sĩ. Khi tự đo huyết áp, bạn nên sử dụng máy đo huyết áp chất lượng cao với băng tay có kích thước phù hợp và có màn hình kỹ thuật số.Một số xét nghiệm, phương pháp sẽ được thực hiện để theo dõi huyết áp và nồng độ cholesterol của bạn và kiểm tra tim, thận, các bệnh khác cũng như kiểm tra tổn thương cơ quan đích. Các xét nghiệm này gồm có:
Theo dõi huyết áp lưu động (ABPM): ABPM được khuyến cáo sử dụng trong một số trường hợp do phương pháp này giúp chúng ta đánh giá được mức huyết áp tổng thể. Khi đo ABPM, người bệnh sẽ đeo một máy đo nhỏ chạy bằng pin trong vòng 24 giờ khi thực hiện các hoạt động hàng ngày. ABPM sẽ rất hữu ích khi bệnh nhân có các triệu chứng như chóng mặt khi dùng thuốc hạ huyết áp hoặc có chỉ số huyết áp ở phòng khám cao hơn so với ở nhà. ABPM được xem là tiêu chuẩn vàng để đánh giá huyết áp.
Đo điện tâm đồ 12 chuyển đạo (ECG): Điện tâm đồ 12 chuyển đạo là xét nghiệm ghi lại hoạt động điện của tim bằng 12 chuyển đạo hay 12 vị trí. Hoạt động điện của tim sẽ chuyển thành hình ảnh trên giấy, nhờ đó chúng ta có thể đánh giá sự bất thường về nhịp tim, dẫn truyền, cấu trúc và phì đại cơ tim.
Soi đáy mắt: Soi đáy mắt là một xét nghiệm sử dụng ánh sáng và một thấu kính phóng đại để kiểm tra đáy mắt (bề mặt bên trong phía sau của mắt). Soi đáy mắt giúp phát hiện các vấn đề về mạch máu của võng mạc và những vấn đề của điểm vàng, phần trung tâm của võng mạc.
Tỷ lệ albumin–creatinine trong nước tiểu (uACR): uACR đo lượng albumin (một loại protein) so với lượng creatinine (một chất được thải ra qua đường tiểu) trong mẫu nước tiểu. Tỷ lệ này được sử dụng để phát hiện tổn thương thận.
Đo chỉ số huyết áp cổ chân cánh tay (ABI): Xét nghiệm này sẽ so sánh huyết áp giữa chi trên và dưới, được dùng để đánh giá bệnh lý động mạch ngoại biên.
Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh gồm có:
Siêu âm Doppler động mạch cảnh: Siêu âm Doppler động mạch cảnh có thể đánh giá tình trạng xơ vữa ở động mạch cảnh.
Siêu âm tim: Đây là xét nghiệm dùng sóng siêu âm để kiểm tra cấu trúc và hoạt động của tim.
Chụp hình ảnh học của não: gồm có chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI) và chụp cắt lớp phát xạ positron (PET).
Các bác sĩ cũng có thể chỉ định cho bạn thực hiện xét nghiệm máu:
Xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC): Xét nghiệm này đo các loại tế bào khác nhau trong máu gồm có hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
Tốc độ lắng hồng cầu (ESR): Xét nghiệm này đo tốc độ lắng của hồng cầu (hồng cầu) trong một ống nghiệm theo thời gian. Kết quả xét nghiệm này là một chỉ báo không đặc hiệu của tình trạng viêm trong cơ thể.
Creatinine và tốc độ lọc cầu thận ước tính (eGFR): Xét nghiệm này đánh giá chức năng thận. Công thức tính eGFR sử dụng nồng độ creatinine, tuổi, giới tính và chủng tộc để ước tính khả năng lọc chất thải của thận.
Điện giải đồ: Điện giải đồ gồm xét nghiệm nồng độ natri, kali, clorua, bicarbonate và các chất điện giải khác trong máu của bạn.
Xét nghiệm Hemoglobin A1C (HbA1c): Xét nghiệm máu HbA1c giúp chẩn đoán bệnh đái tháo đường type 2 và theo dõi quản lý đường huyết ở những người mắc bệnh đái tháo đường.
Xét nghiệm tuyến giáp: xét nghiệm này bao gồm các xét nghiệm hormon tuyến giáp như hormone kích thích tuyến giáp (TSH). Đây là xét nghiệm giúp chẩn đoán các bệnh lý tuyến giáp như suy giáp và cường giáp. Đây là những bệnh có thể gây tăng huyết áp.
Xét nghiệm nồng độ cholesterol máu.
Xét nghiệm axit uric trong huyết thanh: Xét nghiệm này đo nồng độ axit uric trong máu của bạn.
Các biến chứng của bệnh tăng huyết áp
Thông thường bệnh tăng huyết áp không được chúng ta quan tâm đầu tiên do bệnh thường không có triệu chứng. Tuy nhiên, sẽ rất đáng lo nếu huyết áp liên tục tăng cao trong thời gian dài, thường là 10 năm trở lên. Vào thời điểm này, nguy cơ xuất hiện các biến chứng như biến cố tim mạch nghiêm trọng sẽ gia tăng tăng đáng kể.Các biến chứng của bệnh tăng huyết áp bao gồm có:
Các bệnh tim mạch: Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với các bệnh tim mạch.
Đau thắt ngực: Cơn đau ngực có thể do mạch máu bị co thắt hoặc cơ tim bị suy yếu.
Đau tim: Khi lưu lượng máu đến tim bị tắc nghẽn, cơ tim sẽ bắt đầu chết do thiếu oxy. Tắc nghẽn càng kéo dài, tổn thương ở tim càng nghiêm trọng.
Suy tim: Đây là tình trạng tim không còn khả năng bơm đủ máu và oxy đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Suy thận: Suy thận xảy ra khi thận không còn khả năng lọc các chất thải chuyển hóa trong máu một cách hiệu quả.
Đột quỵ.
Co giật.
Bệnh động mạch ngoại biên: Đây là bệnh lý có đặc trưng là các động mạch bị hẹp làm hạn chế lưu lượng máu đến các chi.
Sa sút trí tuệ mạch máu và các vấn đề về trí nhớ: Sa sút trí tuệ mạch máu là kết quả của tình trạng giảm lưu lượng máu, oxy và các chất dinh dưỡng đến nuôi dưỡng các phần của não do mạch máu bị tắc nghẽn hoặc bị hẹp, dẫn đến suy giảm khả năng nhận thức. Khi đó, trí nhớ của người bệnh cũng có thể bị suy giảm.
Xơ vữa động mạch: Đó là tình trạng động mạch dày lên hoặc cứng lại do sự tích tụ các mảng bám ở lớp nội mạc mạch máu. Huyết áp cao còn góp phần làm dày thành mạch và tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
Mù vĩnh viễn: Tăng huyết áp có thể làm hỏng các mạch máu của mắt.
Phù phổi: Đó tình trạng tích tụ dịch bất thường trong phổi. Huyết áp cao làm nặng thêm tình trạng rối loạn chức năng tâm trương của tim hoặc tăng huyết áp đột ngột gây suy tim sung huyết đều có thể gây ra phù phổi.
Phình động mạch chủ: Đây là tình trạng phình hoặc sưng của động mạch chủ. Động mạch chủ là động mạch lớn nhất của cơ thể chịu trách nhiệm mang máu giàu oxy từ tim đến các cơ quan. Tình trạng phình động mạch chủ này rất nguy hiểm do túi phình có thể phồng lớn và vỡ ra, gây xuất huyết nội tạng nghiêm trọng và những biến chứng đe dọa tính mạng.
Tổn thương dây thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường type 1.
Rối loạn cương dương.
Có những phương pháp điều trị nào cho bệnh tăng huyết áp?
Do nguyên nhân chính xác của tăng huyết áp nguyên phát vẫn chưa xác định được, nên hiện tại đây là dạng tăng huyết áp không thể chữa khỏi. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể quản lý một cách hiệu quả căn bệnh này nhờ sự kết hợp giữa các phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc.Ngược lại, bệnh tăng huyết áp thứ phát có thể sẽ thuyên giảm nếu giải quyết các nguyên nhân nền và thực hiện các phương pháp điều trị giống như tăng huyết áp nguyên phát. Mục tiêu điều trị là giảm huyết áp và giảm nguy cơ biến chứng.Trong các trường hợp cấp cứu tăng huyết áp, việc giảm huyết áp kịp thời có vai trò rất quan trọng. Những bệnh nhân này thường được điều trị tại các đơn vị chăm sóc đặc biệt ở bệnh viện bằng các loại thuốc truyền tĩnh mạch như fenoldopam, nitroprusside, nicardipine hoặc labetalol.Tùy thuộc vào mức huyết áp của bạn, các bác sĩ sẽ đề xuất một hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trị sau đây.
Thay đổi lối sống
Phương pháp thay đổi lối sống được khuyến cáo cho tất cả các bệnh nhân tăng huyết áp, bất kể tuổi tác, giới tính, có các bệnh lý đi kèm hay mức độ nguy cơ tim mạch. Chỉ riêng phương pháp thay đổi lối sống đã có thể giúp giảm đến 15 phần trăm các biến cố liên quan đến tim mạch. Thay đổi lối sống bao gồm:
Chế độ ăn lành mạnh: Chế độ ăn bệnh nhân tăng huyết áp nên giàu kali và chất xơ. Ví dụ về chế độ ăn DASH (Phương pháp ăn kiêng để ngừng tăng huyết áp) và chế độ ăn Địa Trung Hải. Chế độ ăn DASH làm giảm tình trạng huyết áp cao và cải thiện nồng độ cholesterol máu, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Chế độ ăn này tập trung vào các loại rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc và chất béo lành mạnh, đồng thời hạn chế chất béo bão hòa, đồ uống có đường và đồ ngọt.
Uống đủ nước
Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục nhịp điệu từ vừa đến mạnh ít nhất 40 phút từ ba đến bốn ngày một tuần.
Tránh hút thuốc lá
Bỏ hoặc hạn chế uống rượu chỉ còn một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và hai ly đối với nam giới.
Khuyến cáo hạn chế lượng muối hấp thu dưới 1.500 miligam mỗi ngày.
Quản lý căng thẳng.
Duy trì cân nặng cơ thể khỏe mạnh: Giảm cân có thể làm giảm khoảng 2,5/1,5 mmHg huyết áp cho mỗi kg giảm được.
Hạn chế sử dụng caffeine.
Ngủ đủ giấc: Khuyến cáo nên ngủ từ bảy đến tám tiếng mỗi đêm.
Thuốc
Thông thường các bác sĩ sẽ khuyên bạn thay đổi lối sống và theo dõi huyết áp của bạn nhiều lần trước khi cân nhắc dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu chỉ số huyết áp của bạn liên tục cao với huyết áp tâm thu từ 130 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 80 mmHg trở lên, bác sĩ có thể khuyến cáo dùng thuốc ngay từ đầu. Bạn thường phải dùng hai hoặc nhiều loại thuốc cùng một lúc. Có những loại thuốc huyết áp như sau:
Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) ví dụ như captopril có thể làm giảm một số chất gây co thắt mạch máu, khiến máu lưu thông dễ hơn và cải thiện hiệu suất bơm máu của tim
Thuốc chẹn beta adrenergic ví dụ như labetalol có tác dụng làm giãn mạch máu và làm chậm nhịp tim, giảm cung lượng tim và cải thiện lưu lượng máu
Thuốc chẹn kênh canxi ví dụ như amlodipine và nicardipine hoạt động thông qua cơ chế ngăn chặn canxi xâm nhập vào một số tế bào cơ của mạch máu, từ đó khiến mạch máu giãn ra. Có ba phân nhóm của thuốc chẹn kênh canxi là: dihydropyridines, dẫn xuất phenylalkylamine và benzothiazepines.
Thuốc chẹn alpha adrenergic ngoại vi ví dụ như prazosin có thể làm giãn mạch máu, khiến cho máu lưu thông dễ dàng hơn trong cơ thể.
Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARB) ví dụ như losartan có cơ chế ngăn chặn tác dụng của hormone tự nhiên angiotensin II (hormone làm co thắt mạch máu), từ đó giúp máu di chuyển dễ dàng hơn và cải thiện hiệu suất bơm máu của tim.
Thuốc giãn mạch ví dụ như nitroprusside có tác dụng làm giãn mạch máu, khiến máu lưu thông dễ dàng hơn
Thuốc chẹn alpha adrenergic trung ương có tác dụng làm giảm nhịp tim và giãn mạch máu, tạo điều kiện cho máu lưu thông dễ dàng hơn. Hiện nay nhóm thuốc này ít được sử dụng do có nguy cơ tăng huyết áp dội ngược.
Thuốc ức chế renin ví dụ như aliskiren làm giảm renin (một chất quan trọng trong quá trình sản xuất angiotensin II), từ đó làm giãn mạch máu và cải thiện hiệu suất bơm của tim.
Thuốc lợi tiểu tác động lên thận để loại bỏ lượng nước và muối dư thừa khỏi cơ thể qua nước tiểu. Thuốc lợi tiểu được sử dụng phổ biến nhất là thiazide.
Theo các khuyến cáo gần đây, nếu không có lý do nào để chọn các loại thuốc khác, đầu tiên nên ưu tiên chọn thuốc lợi tiểu thiazide, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc ức chế ACE hoặc ARB.
Các phương pháp khác
Ở Châu Âu và Úc, đốt điện thần kinh giao cảm của động mạch thận là một phương pháp được sử dụng trong những trường hợp tăng huyết áp kháng trị. Mặc dù có thể làm giảm huyết áp nhưng hiệu quả của phương pháp trong việc làm giảm các biến cố tim mạch chính vẫn còn chưa rõ ràng. Do đó, đây vẫn là một quy trình thử nghiệm và thường dành cho các trung tâm chuyên sâu.Một phương pháp điều trị mới khác được sử dụng để điều trị tăng huyết áp kháng trị là liệu pháp kích hoạt phản xạ áp lực. Một nghiên cứu năm 2017 trên 383 bệnh nhân đã chứng minh rằng khoảng 25 phần trăm bệnh nhân đã giảm số lượng thuốc trung bình từ sáu thuốc xuống còn ba thuốc sau khi áp dụng liệu pháp này. Mặc dù có thể xảy ra các tác dụng phụ tạm thời nhưng những tác dụng phụ này thường tự khỏi và không cần can thiệp. Trong quá trình theo dõi sáu năm, liệu pháp này đã duy trì được hiệu quả giảm huyết áp mà không có lo ngại đáng kể nào về độ an toàn.
Suy nghĩ ảnh hưởng như thế nào đến bệnh tăng huyết áp?
Suy nghĩ đóng một vai trò quan trọng trong bệnh tăng huyết áp, cả về sự phát triển của bệnh và quá trình quản lý bệnh. Suy nghĩ tiêu cực có thể dẫn đến lo lắng, buồn bã và tuyệt vọng, từ đó lại tạo ra một chu kỳ cảm xúc tiêu cực. Ngược lại, cảm xúc tiêu cực kích hoạt sự giải phóng hormone căng thẳng và những phản ứng căng thẳng về thể chất, dẫn đến sự gia tăng nhịp tim và tăng huyết áp.Căng thẳng mạn tính hoặc tâm trạng tiêu cực có thể dẫn đến những phản ứng căng thẳng quá mức trong cơ thể và có thể làm tăng huyết áp. Trong một nghiên cứu năm 2023, những người làm công việc phản ứng với các tình huống khẩn cấp nếu suy nghĩ căng thẳng, tiêu cực thì tỷ lệ tăng huyết áp cũng cao hơn. Ngược lại, suy nghĩ tích cực có thể khiến chúng ta chủ động hơn, thúc đẩy chúng ta quản lý và giảm căng thẳng một cách hiệu quả. Một phân tích tổng hợp năm 2019 của 15 nghiên cứu ở gần 230.000 người cho thấy suy nghĩ lạc quan thì các nguy cơ về đau tim, đột quỵ và tử vong do mọi nguyên nhân sẽ thấp hơn.Suy nghĩ cũng có thể ảnh hưởng đến những thay đổi và việc lựa chọn các lối sống tốt cho huyết áp. Ví dụ, người có những suy nghĩ tích cực đối với việc tập thể dục và ăn uống lành mạnh sẽ khuyến khích người đó tham gia vào các hoạt động thể chất thường xuyên hơn và có chế độ ăn uống cân bằng hơn. Suy nghĩ tích cực cũng có thể cải thiện sự tuân thủ kế hoạch điều trị và sử dụng thuốc. Niềm tin vào hiệu quả của thuốc và thái độ tích cực đối với quá trình điều trị có thể dẫn đến sự tuân thủ sử dụng thuốc tốt hơn.
Các phương pháp điều trị tự nhiên cho bệnh tăng huyết áp
Trước khi bạn sử dụng bất cứ phương pháp tự nhiên nào để điều trị tăng huyết áp, xin hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Thảo dược
Tỏi (Allium sativum): Tỏi có thể giúp ngăn ngừa những bệnh phổ biến như ung thư, các bệnh về tim và chuyển hóa, huyết áp cao và đái tháo đường. Tác dụng của tỏi là nhờ đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và giảm lipid. Một phân tích tổng hợp năm 2019 của 12 nghiên cứu với 553 bệnh nhân tăng huyết áp đã phát hiện rằng các thực phẩm bổ sung chứa tỏi có thể làm giảm huyết áp tâm thu khoảng 8,3 mmHg và giảm huyết áp tâm trương khoảng 5,5 mmHg, tương đương với các loại thuốc hạ huyết áp tiêu chuẩn. Hiệu quả giảm huyết áp này làm giảm nguy cơ tim mạch từ 16 phần trăm đến 40 phần trăm. Ngoài ra, chiết xuất từ tỏi già có tác dụng làm giảm huyết áp và cải thiện huyết áp trung tâm, áp lực mạch đập, tốc độ sóng mạch, độ cứng của động mạch và sức khỏe đường ruột. Do đó, các nhà nghiên cứu cho rằng chất này là một phương pháp điều trị tăng huyết áp an toàn và hiệu quả.
Hành tây (Allium cepa): Trong một nghiên cứu năm 2015 với 70 người tham gia, trong đó một nhóm được sử dụng 162 miligam quercetin từ bột chiết xuất vỏ hành mỗi ngày và một nhóm khác sử dụng giả dược. Mỗi nhóm có sáu tuần điều trị và sáu tuần giai đoạn rửa trôi. Trong số những bệnh nhân tăng huyết áp, nhóm được dùng quercetin đã giảm 3,6 mmHg huyết áp tâm thu 24 giờ so với nhóm dùng giả dược. Quercetin cũng làm giảm đáng kể huyết áp tâm thu ban ngày và ban đêm ở những người bị tăng huyết áp.
Hương nhu tía (Ocimum sanctum): Hương nhu tía hay húng quế thánh là một loại thảo dược quý trong y học Ayurvedic. Loại thảo dược này có thể làm giảm stress chuyển hóa bằng cách bình thường hóa nồng độ đường huyết, huyết áp và lipid. Một đánh giá có hệ thống năm 2017 của 24 nghiên cứu trên người đã phát hiện rằng có hai nghiên cứu cho thấy sự cải thiện huyết áp đáng kể ở những bệnh nhân tăng huyết áp uống 30 ml nước lá hương nhu tía tươi một hoặc hai lần mỗi ngày trong vòng 10 và 12 ngày.
Thực phẩm bổ sung
Vitamin C: Vitamin C có thể làm giảm huyết áp ở những người có huyết áp bình thường và huyết áp cao. Một nghiên cứu năm 2002 trên những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 đã so sánh tác dụng của liều bổ sung 500 mg vitamin C hàng ngày so với giả dược trong một tháng. Kết quả đã phát hiện ra huyết áp của những người tham gia đã giảm đáng kể ở mức là 9,9/4,4 mmHg. Các nhà nghiên cứu cho rằng bổ sung vitamin C cho thấy là một liệu pháp hỗ trợ đầy hứa hẹn về hiệu quả và chi phí. Trong một nghiên cứu năm 2020, bổ sung vitamin C cũng làm giảm đáng kể huyết áp ở những người bị tăng huyết áp nguyên phát.
Dầu cá: Dầu cá rất giàu axit béo omega-3, đặc biệt là axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA). Một phân tích tổng hợp năm 2022 cho thấy rằng những người thường xuyên sử dụng từ 2 đến 3 gam hỗn hợp của hai axit béo omega-3 này hàng ngày có thể giảm trung bình 2mmHg cả huyết áp tâm thu và tâm trương so với những người không sử dụng. Ngoài ra, dùng axit béo omega-3 vượt nhiều hơn mức khuyến nghị 3 gam mỗi ngày có thể mang lại những lợi ích bổ sung làm giảm huyết áp, đặc biệt là đối với những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao.
Coenzyme Q10 (CoQ10): Coenzyme Q10 là một chất chống oxy hóa tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là trong ty thể của các tế bào. Coenzyme này đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất năng lượng. Các loại thực phẩm bổ sung CoQ10 thường được sử dụng để hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Trong một nghiên cứu năm 1999, 30 bệnh nhân được sử dụng 60 miligam CoQ10 hai lần mỗi ngày trong tám tuần. Kết quả cho thấy các bệnh nhân này đã giảm 16 mmHg áp suất tâm thu và giảm 9 mmHg áp suất tâm trương.
Chế độ ăn
Sô cô la đen và các sản phẩm từ ca cao: Sô cô la đen và các sản phẩm từ ca cao rất giàu flavanol. Chất này đã được chứng minh là có khả năng tăng cường sản xuất nitric oxide nội mạc, gây giãn mạch nên có tác dụng làm giảm huyết áp. Một phân tích tổng hợp năm 2017 của 40 nghiên cứu so sánh cho thấy khi sử dụng ca cao, huyết áp giảm vừa phải nhưng có ý nghĩa thống kê (cả huyết áp tâm thu và tâm trương) là 1,8 mmHg. Mặc dù nhỏ nhưng hiệu quả giảm huyết áp này vẫn có thể bổ sung cho các phương pháp điều trị hiện có và có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Trà xanh: Trà xanh rất giàu polyphenol, gồm có flavanol, flavandiol, flavonoid và axit phenolic. Một phân tích tổng hợp năm 2023 của chín nghiên cứu đã phát hiện rằng uống trà xanh làm giảm huyết áp tâm thu 2,99 mmHg và huyết áp tâm trương 0,95 mmHg ở những người khỏe mạnh.
Trà hoa dâm bụt: Một phân tích tổng hợp năm 2022 cho thấy trà hoa dâm bụt có tác dụng giảm huyết áp tâm thu rõ rệt. Hơn nữa, loại trà này còn có hiệu quả làm giảm nồng độ lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) so với các loại trà khác.
Các phương pháp dựa trên chánh niệm
Các phương pháp dựa trên chánh niệm gồm có thiền, yoga, liệu pháp nhận thức dựa trên chánh niệm và các phương pháp khác, cũng có hiệu quả trong việc hạ huyết áp. Một phân tích tổng hợp năm 2024 của 12 nghiên cứu đã chứng minh tác dụng giảm huyết áp tâm thu (với sự khác biệt trung bình là 9,12 mmHg) và huyết áp tâm trương (với sự khác biệt trung bình là 5,66 mmHg) của phương pháp này. Ngoài ra, những người có mức huyết áp cao hơn ở thời điểm trước can thiệp ghi nhận được hiệu quả tốt hơn.
5. Y học và các phương pháp cổ truyền
Khí công: Là một phương pháp thực hành cổ xưa của Trung Quốc, liên quan đến các tư thế, thiền định và các bài tập thở để di chuyển khí hay năng lượng đi khắp cơ thể. Một phân tích tổng hợp năm 2007 của hai thử nghiệm với dữ liệu đầy đủ cho thấy khí công đã làm giảm áp suất tâm thu 12,1 mmHg và áp suất tâm trương 8,5 mmHg. Trong hai thử nghiệm khác, khí công được so sánh với nhóm đối chứng đã cho thấy hiệu quả giảm đáng kể huyết áp tâm thu với sự khác biệt trung bình có trọng số là 18,5 mmHg. Một phân tích tổng hợp năm 2015 của 20 thử nghiệm cho thấy khí công làm giảm đáng kể áp suất tâm thu so với những trường hợp không can thiệp, với sự khác biệt trung bình có trọng số là 17,40 mmHg.
Châm cứu: Châm cứu cũng có hiệu quả làm giảm huyết áp, có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với các loại thuốc hạ huyết áp, giúp giảm đáng kể liều lượng thuốc cần sử dụng và các tác dụng phụ liên quan. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp châm cứu cần thận trọng vì đôi khi châm cứu có thể làm giảm huyết áp đột ngột. Một phân tích tổng hợp năm 2022 của 10 thử nghiệm với 1.196 bệnh nhân đã phát hiện rằng châm cứu hiệu quả hơn so với dùng giả dược, không điều trị hoặc chỉ thay đổi lối sống trong trường hợp tăng huyết áp giai đoạn 1. Phân tích cho thấy châm cứu giúp cải thiện đáng kể về áp suất tâm thu và huyết áp tâm trương (với mức giảm trung bình lần lượt là 3,62 mmHg và 3,12 mmHg), có hiệu quả điều trị với tác dụng phụ tối thiểu.
Ngải cứu: Ngải cứu là một liệu pháp y học cổ truyền sử dụng cách đốt ngải cứu khô (Artemisia vulgaris) gần các huyệt đạo trên cơ thể. Một phân tích tổng hợp năm 2021 của 18 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng đã phát hiện ra rằng ngải cứu làm giảm áp suất tâm thu 7,85 mmHg và áp suất tâm trương 4,09 mmHg ở những bệnh nhân bị tăng huyết áp nguyên phát trong khoảng thời gian quan sát bốn tháng.
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp?
Chìa khóa để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp chính là duy trì lối sống lành mạnh bằng cách:
Có một chế độ ăn uống cân bằng, ít muối và nhiều kali hơn và tuân theo các chế độ ăn như DASH và chế độ ăn Địa Trung Hải. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyên cáo chúng ta nên hạn chế lượng muối hàng ngày ở mức 2.300 miligam và đề xuất rằng phần lớn những người trưởng thành nên đặt mục tiêu giới hạn lý tưởng là 1.500 miligam mỗi ngày. Tuy nhiên có những bằng chứng mâu thuẫn cho thấy nhiều cơ quan y tế đã giới hạn lượng muối quá mức và cơ thể chúng ta có thể hoạt động tốt hơn khi tiêu thụ một lượng muối cao hơn mức hiện đang được khuyến cáo.
Duy trì hoạt động thể chất bằng cách tập thể dục 30 phút mỗi ngày, năm ngày một tuần.
Duy trì cân nặng hợp lý.
Hạn chế uống rượu.
Tránh hút thuốc.
Ngủ đủ giấc với chất lượng giấc ngủ tốt
Thường xuyên theo dõi huyết áp.
Mercura Wang, The Epoch Times
Đức Nhân biên dịch