PDA

View Full Version : Những biểu đồ cho thấy Mỹ đang đối mặt với cuộc suy thoái cận kề



duyanh
08-04-2024, 02:28 PM
Những biểu đồ cho thấy Mỹ đang đối mặt với cuộc suy thoái cận kề






https://img.ntdvn.net/2022/08/ntdvn_shutterstock-1689740182-700x420-1.jpg

Kinh tế Hoa Kỳ có dấu hiệu suy thoái (Ảnh: Maria Vonotna / Shutterstock)

Sau cú sốc trên thị trường tài chính Mỹ và toàn cầu hôm thứ Sáu (2/8/2024), hai biểu đồ nổi bật, lan truyền trong giới chuyên gia và các diễn đàn đầu tư đã chứng minh rằng Mỹ chắc chắn phải đối mặt với cuộc suy thoái cận kề, điều thường xảy ra sau khi Cục Dự trữ liên bang bắt đầu chu kỳ cắt giảm lãi suất, vốn được kỳ vọng vào tháng 9/2024 tới đây.

Bao giờ cũng vậy, giới phân tích và chuyên gia kinh tế thường nhìn vào các dữ liệu lịch sử để đưa ra dự báo viễn cảnh kinh tế. Các dữ liệu lịch sử luôn cho chúng ta bài học sâu sắc. Trong hầu hết các trường hợp, các thông điệp đến từ dữ liệu luôn chính xác và đáng tin cậy hơn bất kỳ cam kết nào của các chính trị gia.


Biểu đồ đầu tiên được giới chuyên môn quan tâm trong những ngày này là biểu đồ mối quan hệ giữa lãi suất chính sách của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (đường màu xanh) và các cuộc suy thoái trong quá khứ (cột màu xám). Trang Fred St. Louis Fed đã cung cấp dữ liệu lịch sử trong suốt 80 năm với 10 đợt suy thoái lớn nhỏ (biểu đồ dưới đây)


https://img.ntdvn.net/2024/08/ntdvn_fredgraph.jpg

Biểu đồ biểu diễn mối quan hệ giữa các chu kỳ tăng - giảm lãi suất chính sách đồng USD của Fed với khủng hoảng (cột mầu xám) (Nguồn: St. Louis Fred, cập nhật tới ngày 3/8/2024).

Biểu đồ cho thấy bất cứ kỳ khi nào Fed kết thúc chu kỳ tăng lãi suất, sau khi lãi suất đã đạt đỉnh trong quãng thời gian khoảng 10 - 30 năm, bắt đầu một chu kỳ giảm lãi suất thì khi đó suy thoái kinh tế xuất hiện. Quy luật kinh tế này ở Mỹ đã luôn đúng.

Gần đây nhất, trước khi nổ ra cuộc khủng hoảng vỡ bong bóng công nghệ Dotcom 2001, Fed đã đẩy lãi suất lên mức gần 7%, mức lãi suất cao nhất trong một thập kỷ. Và chỉ khi Fed bắt đầu hành trình giảm lãi suất cuộc khủng hoảng Dotcom đã xuất hiện.

Điều tương tự xảy ra với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Fed cũng đẩy lãi suất lên trên 5%, mức cao nhất trong gần một thập kỷ và sau đó chúng ta chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính từ Mỹ lan khắp toàn cầu, bắt đầu từ thời điểm Ngân hàng 157 năm tuổi Lemahn Brothers sụp đổ (tháng 10/2008).

Hôm nay, Fed dường như đã sẵn sàng cho việc bắt đầu một chu kỳ cắt giảm lãi suất sâu rộng sau khi đẩy lãi suất chính sách đồng USD lên tới 5.25% - 5.5%, mức lãi suất cao nhất trong 23 năm qua. Với xác suất cảnh báo suy thoái gần như chắc chắn, viễn cảnh suy thoái tồi tệ, kéo dài trong bối cảnh nợ công Mỹ và khắp toàn cầu kỷ lục và xung đột địa chính trị gay gắt ngày càng gần và rõ nét.

Biểu đồ thứ hai giới chuyên gia cũng thảo luận trong nhiều tháng qua chính là đường cong lợi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ (Bond yield curve) đảo chiều. Với xác suất 100% dự báo đúng, chính xác và chưa từng bỏ lỡ một lần nào, việc đảo chiều đường cong lợi suất TPCP Mỹ luôn là bằng chứng chắc chắn cho một cuộc suy thoái (hoặc khủng hoảng kinh tế -tài chính) ở nền kinh tế này.

Kevin L. Kliesen (2018) [1] trong một bài nghiên cứu công bố trên trang Economic Synopses, đã giải thích rằng các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách xem xét một số chỉ số hàng đầu khi cố gắng dự đoán suy thoái kinh tế. Có hai chỉ số nổi bật có thể dựa vào dự báo: độ dốc của đường cong lợi suất trái phiếu chính phủ (TPCP) Mỹ và tỷ lệ thất nghiệp.

Nghiên cứu của Kliesen chỉ ra rằng, cả hai chỉ số này, một cách độc lập, đều có thể dự báo khủng hoảng chắc chắn.


https://img.ntdvn.net/2024/08/ntdvn_fredgraph-yieldcurve.jpg

Đường cong lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm và 2 năm đã đảo chiều từ tháng 6/2022, gần như đã hoàn tất chu kỳ hình chữ V của nó, báo hiệu một cuộc suy thoái cận kề (Nguồn: Fred St. Louis Fed)

Các nhà kinh tế đã biết từ khá lâu rằng sự đảo ngược đường cong lợi suất TPCP Mỹ luôn dự báo chính xác mọi khủng hoảng kinh tế - tài chính từ thập kỷ 1960 tới nay. Điều đáng nói là chỉ số này không hề bỏ lỡ bất kỳ cuộc khủng hoảng nào từng xuất hiện hoặc phát tín hiệu có khủng hoảng mà khủng hoảng lại không xảy ra.

Nghiên cứu của Kliesen kết luận rằng, tính trung bình, kể từ năm 1969, sự đảo ngược của đường cong lợi suất TPCP Mỹ báo trước khủng hoảng 10 tháng. Thời gian kéo dài tối đa để khủng hoảng xuất hiện là 16 tháng sau khi đường cong lợi suất TPCP Mỹ đảo chiều.

Sự đảo ngược đường cong lợi suất TPCP diễn ra khi lợi tức của TPCP ngắn hạn lớn hơn (vượt qua) lợi tức của TPCP dài hạn. Điều này cho thấy, thị trường kỳ vọng rằng rủi ro, bất ổn kinh tế - tài chính sẽ xảy ra trong ngắn hạn trong khi ổn định lại trong dài hạn. Thông thường, đường cong lợi suất TPCP Mỹ đảo ngược xảy ra khi Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) tăng lãi suất chính sách ngắn hạn để chống lại áp lực lạm phát gia tăng. Đây chính xác là những gì đang xảy ra. Đáng lưu ý là suy thoái thường diễn ra sau khi sự đảo chiều của đường cong lợi suất TPCP Mỹ đã tạo xong hình chữ V. Theo dữ liệu lịch sử, thường là vài tháng hoặc ngay sau khi hoàn tất chu kỳ đảo chiều, cuộc khủng hoảng kế tiếp sẽ xuất hiện.

Biểu đồ trên mô tả chênh lệch lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm và kỳ hạn 2 năm. Đường cong lợi suất này đã đảo chiều từ 5/6/2022. Hiện tại, chênh lệch lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm và 2 năm đã xuống mức thấp nhất kể từ năm 1981 vào tháng 3/2023 và hiện đã hoàn tất chu kỳ đảo chiều hình chữ V. Chênh lệch lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm và 2 năm gần như đã tiệm cận về 0% vào ngày hôm nay (4/8/2024). Một đợt suy thoái kinh tế tồi tệ đang hiện hữu; không gì có thể ngăn hay đảo ngược sự xuất hiện của nó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Kevin L. Kliesen, "Recession Signals: The Yield Curve vs. Unemployment Rate Troughs," Economic Synopses, No. 16, 2018. https://doi.org/10.20955/es.2018.16