giahamdzui
11-29-2024, 10:59 PM
Cảnh sát Nhật bố ráp đường dây ăn cắp vặt do băng đảng Việt Nam cầm đầu
SAITAMA, Nhật Bản (NV) – Hôm Thứ Tư, 27 Tháng Mười Một, một lực lượng đặc nhiệm phối hợp với cảnh sát tiến hành đột kích hàng loạt cơ sở tại bốn địa điểm tọa lạc ở ba tỉnh liên can tới một băng đảng tội phạm người Việt Nam bị tình nghi đồng lõa với hoạt động buôn lậu thuốc men và mỹ phẩm bị ăn cắp từ các nhà thuốc trên khắp Nhật Bản, theo tờ Asahi Shimbun Asia.
Cảnh sát bắt giữ hai người đàn ông Việt Nam quản lý các cơ sở này vì tình nghi vi phạm luật trừng phạt tội phạm có tổ chức.
Cảnh sát tin rằng các cơ sở này là các địa điểm tập trung hàng hóa bị ăn cắp tại các cửa hàng trên khắp Nhật Bản đồng thời các sản phẩm này cũng được tuồn qua Việt Nam từ Phi Trường Narita và các địa điểm khác.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/11/Police-raid-Vietnam-gang.png
Các nhà điều tra Nhật khuân những thùng hàng tang vật nghi do người Việt Nam ăn cắp ở Sakado, tỉnh Saitama ngày 28 Tháng Mười Một, 2024 (Hình: Shomei Nagatsuma)
Việc phát giác ra một đường dây buôn lậu hàng hóa bị ăn cắp trong một cuộc điều tra tội phạm có tổ chức dính líu tới các công dân ngoại quốc là điều vô cùng bất thường tại Nhật Bản.
Lực lượng đặc nhiệm gồm có các sĩ quan đến từ Sở Cảnh Sát Thủ Đô Tokyo TMPD và sở cảnh sát của các tỉnh Gifu, Saitama, Kanagawa và Chiba.
TMPD cho biết họ tin rằng các công dân Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản từng nhiều lần thực hiện hành vi trộm cắp sau khi nhận lệnh trên các trang mạng xã hội từ “kẻ cầm đầu” ở Việt Nam.
Cảnh sát đang cố gắng khám phá từng đường tơ kẽ tóc của tổ chức này.
Các nghi can bị bắt giữ là Vũ Văn Khang, 26 tuổi, sinh sống tại Sakado, tỉnh Saitama, và Nguyễn Hữu Tú, 29 tuổi, sinh sống tại phường Tennoji, Osaka.
Cảnh sát ngờ rằng hai nghi can này là đầu nậu đứng ra gom mỹ phẩm và các mặt hàng bị ăn cắp tại một cửa hàng bỏ hoang ở Sakado và tại một văn phòng ở phường Chuo, Osaka.
Theo các nhà điều tra, những kẻ cầm đầu ở Việt Nam chỉ định một nhóm người thừa hành mệnh lệnh tại Nhật Bản để gửi hàng hóa bị ăn cắp tới một số địa điểm thu gom nhất định. Sau đó, số hàng hóa này sẽ lên đường qua Việt Nam từ các phi trường Narita và Kansai, rồi được bán lại ngay tại quốc gia Đông Nam Á này.
Hai địa điểm bị bố ráp hôm 27 Tháng Mười Một là những nơi được Khang và Tú trông coi. Cảnh sát cho biết các địa điểm thu gom hàng hóa tại thành phố Yachiyo và Matsudo tọa lạc ở tỉnh Chiba cũng bị cảnh sát đột kích.
Cảnh sát tìm được khoảng 20 thùng carton và một số lượng lớn các tờ biên lai được gỡ ra từ các kiện hàng có mặt tại các địa điểm bị bố ráp.
Cảnh sát tịch thu khoảng 700 món hàng trong chiến dịch bố ráp. Vẫn chưa rõ tổng giá trị tiền mặt của số hàng hóa là bao nhiêu.
Cảnh sát cho biết những kẻ cầm đầu và những người khác dùng các trang mạng xã hội để tìm kiếm tài xế và chiêu dụ thêm đồng bọn. Sau đó băng cướp sẽ yêu cầu những kẻ cướp mới gia nhập sử dụng một ứng dụng mạng xã hội khác rồi nhận danh sách những mặt hàng cụ thể cần phải ăn cắp.
Lực lượng đặc nhiệm tin rằng có hơn 10 hang ổ thu gom hàng hóa trên khắp Nhật Bản.
Địa điểm bị vây bắt tại Sakado, một thành phố ở trung tâm tỉnh Saitama, nằm trong một tòa nhà gần khu vực Tobu Tojo Line, nơi có một nhà hàng Việt Nam.
Các nhà điều tra tình nghi công dân Việt Nam sinh sống khắp Nhật Bản đã tập hợp hàng hóa mà họ ăn cắp được từ các nhà thuốc và các doanh nghiệp khác tới tòa nhà này.
Theo âm mưu được vạch ra sẵn, trước tiên những kẻ trộm sẽ liên lạc với những kẻ cầm đầu ở Việt Nam để thông báo về tình hình của các hàng hóa bị ăn cắp. Cảnh sát cho biết những kẻ cầm đầu thường thay đổi địa điểm thu gom sau mỗi vụ ăn cắp vặt.
“Hình thức này tương tự như một công ty buôn bán hàng hóa chợ đen,” một nhà điều tra cấp cao cho biết.
Theo Cơ Quan Cảnh Sát Quốc Gia, trong năm 2023, các nhà thuốc từng bị trộm 1,119 lần với số hàng hóa trị giá 100,000 yen ($660) trở lên.
Sáu mươi tám công dân ngoại quốc bị bắt giữ trong các vụ ăn cắp vặt và 47 trong số đó là người Việt Nam.
Trong khoảng sáu tháng đầu năm 2024, hơn 90 phần trăm công dân ngoại quốc bị bắt giữ trong các vụ trộm tương tự là dân Việt Nam.
Các nhà thuốc không phải là mục tiêu duy nhất. Các hiệu buôn phục trang cũng bị nhắm tới trong 108 vụ ăn cắp vặt vào năm 2023 và 59 vụ trong nửa đầu năm 2024.
Mười một người từng bị bắt giữ trong một năm rưỡi qua liên can tới các vụ ăn cắp phục trang, tất cả đều là dân Việt Nam.
Woko Asato, giáo sư Khoa Văn Chương tại đại học Kyoto University, chuyên gia nghiên cứu chính sách nhập cư, tin rằng khuynh hướng gia tăng tội phạm bắt nguồn từ việc các thực tập sinh người Việt Nam theo học ngành kỹ thuật mắc nợ trước khi tới Nhật Bản.
Theo một cuộc khảo sát năm 2021-22 do Cơ Quan Dịch Vụ Di Trú thực hiện, số tiền trung bình cần bỏ ra ban đầu để đặt chân tới Nhật Bản là khoảng 670,000 yen ($4,463) đối với dân Việt Nam, cao nhất trong số tất cả các thành phần nhập cư.
Một số thực tập sinh người Việt Nam theo học ngành kỹ thuật tại Nhật Bản đã “mất dạng” trong thời gian làm việc. Asato nhắm chừng khoản nợ của họ lên tới khoảng 1 triệu yen ($6,661) mỗi người.
Từ đó, Asato cho biết, số lượng dân nhập cư Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Nhật Bản cũng vì thế mà tăng lên.
“Họ cấu kết với nhau để thành lập các băng nhóm trộm cắp có tổ chức,” ông nói thêm.
Theo Bộ Lao Động Nhật Bản, công dân Việt Nam vượt qua Trung Quốc về số lượng thực tập sinh kỹ thuật vào năm 2017.
Tỷ lệ thực tập sinh kỹ thuật người Việt Nam “mất dạng” chỉ khoảng 2 phần trăm. (TTHN)
SAITAMA, Nhật Bản (NV) – Hôm Thứ Tư, 27 Tháng Mười Một, một lực lượng đặc nhiệm phối hợp với cảnh sát tiến hành đột kích hàng loạt cơ sở tại bốn địa điểm tọa lạc ở ba tỉnh liên can tới một băng đảng tội phạm người Việt Nam bị tình nghi đồng lõa với hoạt động buôn lậu thuốc men và mỹ phẩm bị ăn cắp từ các nhà thuốc trên khắp Nhật Bản, theo tờ Asahi Shimbun Asia.
Cảnh sát bắt giữ hai người đàn ông Việt Nam quản lý các cơ sở này vì tình nghi vi phạm luật trừng phạt tội phạm có tổ chức.
Cảnh sát tin rằng các cơ sở này là các địa điểm tập trung hàng hóa bị ăn cắp tại các cửa hàng trên khắp Nhật Bản đồng thời các sản phẩm này cũng được tuồn qua Việt Nam từ Phi Trường Narita và các địa điểm khác.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/11/Police-raid-Vietnam-gang.png
Các nhà điều tra Nhật khuân những thùng hàng tang vật nghi do người Việt Nam ăn cắp ở Sakado, tỉnh Saitama ngày 28 Tháng Mười Một, 2024 (Hình: Shomei Nagatsuma)
Việc phát giác ra một đường dây buôn lậu hàng hóa bị ăn cắp trong một cuộc điều tra tội phạm có tổ chức dính líu tới các công dân ngoại quốc là điều vô cùng bất thường tại Nhật Bản.
Lực lượng đặc nhiệm gồm có các sĩ quan đến từ Sở Cảnh Sát Thủ Đô Tokyo TMPD và sở cảnh sát của các tỉnh Gifu, Saitama, Kanagawa và Chiba.
TMPD cho biết họ tin rằng các công dân Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản từng nhiều lần thực hiện hành vi trộm cắp sau khi nhận lệnh trên các trang mạng xã hội từ “kẻ cầm đầu” ở Việt Nam.
Cảnh sát đang cố gắng khám phá từng đường tơ kẽ tóc của tổ chức này.
Các nghi can bị bắt giữ là Vũ Văn Khang, 26 tuổi, sinh sống tại Sakado, tỉnh Saitama, và Nguyễn Hữu Tú, 29 tuổi, sinh sống tại phường Tennoji, Osaka.
Cảnh sát ngờ rằng hai nghi can này là đầu nậu đứng ra gom mỹ phẩm và các mặt hàng bị ăn cắp tại một cửa hàng bỏ hoang ở Sakado và tại một văn phòng ở phường Chuo, Osaka.
Theo các nhà điều tra, những kẻ cầm đầu ở Việt Nam chỉ định một nhóm người thừa hành mệnh lệnh tại Nhật Bản để gửi hàng hóa bị ăn cắp tới một số địa điểm thu gom nhất định. Sau đó, số hàng hóa này sẽ lên đường qua Việt Nam từ các phi trường Narita và Kansai, rồi được bán lại ngay tại quốc gia Đông Nam Á này.
Hai địa điểm bị bố ráp hôm 27 Tháng Mười Một là những nơi được Khang và Tú trông coi. Cảnh sát cho biết các địa điểm thu gom hàng hóa tại thành phố Yachiyo và Matsudo tọa lạc ở tỉnh Chiba cũng bị cảnh sát đột kích.
Cảnh sát tìm được khoảng 20 thùng carton và một số lượng lớn các tờ biên lai được gỡ ra từ các kiện hàng có mặt tại các địa điểm bị bố ráp.
Cảnh sát tịch thu khoảng 700 món hàng trong chiến dịch bố ráp. Vẫn chưa rõ tổng giá trị tiền mặt của số hàng hóa là bao nhiêu.
Cảnh sát cho biết những kẻ cầm đầu và những người khác dùng các trang mạng xã hội để tìm kiếm tài xế và chiêu dụ thêm đồng bọn. Sau đó băng cướp sẽ yêu cầu những kẻ cướp mới gia nhập sử dụng một ứng dụng mạng xã hội khác rồi nhận danh sách những mặt hàng cụ thể cần phải ăn cắp.
Lực lượng đặc nhiệm tin rằng có hơn 10 hang ổ thu gom hàng hóa trên khắp Nhật Bản.
Địa điểm bị vây bắt tại Sakado, một thành phố ở trung tâm tỉnh Saitama, nằm trong một tòa nhà gần khu vực Tobu Tojo Line, nơi có một nhà hàng Việt Nam.
Các nhà điều tra tình nghi công dân Việt Nam sinh sống khắp Nhật Bản đã tập hợp hàng hóa mà họ ăn cắp được từ các nhà thuốc và các doanh nghiệp khác tới tòa nhà này.
Theo âm mưu được vạch ra sẵn, trước tiên những kẻ trộm sẽ liên lạc với những kẻ cầm đầu ở Việt Nam để thông báo về tình hình của các hàng hóa bị ăn cắp. Cảnh sát cho biết những kẻ cầm đầu thường thay đổi địa điểm thu gom sau mỗi vụ ăn cắp vặt.
“Hình thức này tương tự như một công ty buôn bán hàng hóa chợ đen,” một nhà điều tra cấp cao cho biết.
Theo Cơ Quan Cảnh Sát Quốc Gia, trong năm 2023, các nhà thuốc từng bị trộm 1,119 lần với số hàng hóa trị giá 100,000 yen ($660) trở lên.
Sáu mươi tám công dân ngoại quốc bị bắt giữ trong các vụ ăn cắp vặt và 47 trong số đó là người Việt Nam.
Trong khoảng sáu tháng đầu năm 2024, hơn 90 phần trăm công dân ngoại quốc bị bắt giữ trong các vụ trộm tương tự là dân Việt Nam.
Các nhà thuốc không phải là mục tiêu duy nhất. Các hiệu buôn phục trang cũng bị nhắm tới trong 108 vụ ăn cắp vặt vào năm 2023 và 59 vụ trong nửa đầu năm 2024.
Mười một người từng bị bắt giữ trong một năm rưỡi qua liên can tới các vụ ăn cắp phục trang, tất cả đều là dân Việt Nam.
Woko Asato, giáo sư Khoa Văn Chương tại đại học Kyoto University, chuyên gia nghiên cứu chính sách nhập cư, tin rằng khuynh hướng gia tăng tội phạm bắt nguồn từ việc các thực tập sinh người Việt Nam theo học ngành kỹ thuật mắc nợ trước khi tới Nhật Bản.
Theo một cuộc khảo sát năm 2021-22 do Cơ Quan Dịch Vụ Di Trú thực hiện, số tiền trung bình cần bỏ ra ban đầu để đặt chân tới Nhật Bản là khoảng 670,000 yen ($4,463) đối với dân Việt Nam, cao nhất trong số tất cả các thành phần nhập cư.
Một số thực tập sinh người Việt Nam theo học ngành kỹ thuật tại Nhật Bản đã “mất dạng” trong thời gian làm việc. Asato nhắm chừng khoản nợ của họ lên tới khoảng 1 triệu yen ($6,661) mỗi người.
Từ đó, Asato cho biết, số lượng dân nhập cư Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Nhật Bản cũng vì thế mà tăng lên.
“Họ cấu kết với nhau để thành lập các băng nhóm trộm cắp có tổ chức,” ông nói thêm.
Theo Bộ Lao Động Nhật Bản, công dân Việt Nam vượt qua Trung Quốc về số lượng thực tập sinh kỹ thuật vào năm 2017.
Tỷ lệ thực tập sinh kỹ thuật người Việt Nam “mất dạng” chỉ khoảng 2 phần trăm. (TTHN)