duyanh
12-10-2024, 02:13 PM
Syria: Pháp và Đức sẵn sàng « hợp tác với ban lãnh đạo mới » nhưng với điều kiện
Thủ tướng Đức Olaf Scholz và tổng thống Pháp Emmanuel Macron, hôm qua, 09/12/2024, đã trao đổi về tình hình Syria sau khi chế độ Bachar al-Assad sụp đổ. Lãnh đạo Pháp, Đức cùng tuyên bố, « sẵn sàng hợp tác với các nhà lãnh đạo mới » nhưng với các điều kiện.
https://s.rfi.fr/media/display/9d937060-b6ce-11ef-bee1-005056a97e36/w:980/p:16x9/AP22299411368217.jpg
Ảnh tư liệu : Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (P) tiếp thủ tướng Đức Olaf Scholz tại điện Elysée ở Paris, Pháp, ngày 26/10/2022. © Christophe Ena / AP
Cụ thể, theo thông cáo từ Berlin, được AFP trích dẫn, tổng thống Pháp và thủ tướng Đức cho biết cả hai nước sẵn sàng hợp tác với ban lãnh đạo mới của Syria, « dựa trên cơ sở tôn trọng nhân quyền và bảo vệ các sắc tộc thiểu số và các cộng đồng tôn giáo ». Lãnh đạo hai nước nhấn mạnh đến « tầm quan trọng của việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền Syria ».
Thủ tướng Scholz và tổng thống Macron cũng cho biết sẽ hợp sức củng cố sự can dự của Liên Hiệp Châu Âu tại Syria, đặc biệt để hậu thuẫn một « tiến trình chính trị toàn diện » cho đất nước, qua việc hợp tác chặt chẽ với các đối tác tại Trung Đông.
Trong khi đó, Hoa Kỳ, thông qua lời ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Washington « quyết tâm » không để tổ chức Nhà nước Hồi Giáo (IS) được tái lập hay hình thành các cơ sở hoạt động bí mật ở Syria, đồng thời kêu gọi mọi việc phải được thực hiện, nhằm « tránh sự phân mảnh » của đất nước trong thời kỳ hậu Bachar al-Assad.
Trước những diễn biến bất ngờ tại Syria, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã có cuộc họp khẩn hôm qua. Tuy nhiên, 15 nước thành viên đã tỏ thái độ thận trọng.
Thông tín viên đài RFI Carrie Nooten tại New York cho biết thêm :
Tình hình thay đổi khó lường và sẽ còn thay đổi từng ngày, đó là nghi nhận phản ánh thái độ thận trọng chung ở Liên Hiệp Quốc trước sự sụp đổ chế độ. Ưu tiên hàng đầu là 1.800 nhân viên Liên Hiệp Quốc người Syria có thể đến hỗ trợ người dân Syria trong lúc hỗn loạn.
Dù vậy, họ cũng tỏ ra hài lòng trước hình ảnh tù nhân được phóng thích, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em, những người chẳng có tội tình mà lại bị giam. Hội Đồng Bảo An đã không ngờ rằng chế độ Bachar Al-Assad sụp đổ nhanh như thế.
Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vassily Nebenzia phát biểu : « Quý vị biết đấy, tất cả mọi người đều bị bất ngờ, kể cả các thành viên của Hội Đồng Bảo An. Vì vậy, chúng ta cần phải chờ xem, quan sát và thẩm định tình hình sẽ tiến triển như thế nào ».
Vào lúc Hội Đồng thường xuyên bị tê liệt về hồ sơ Syria do lá phiếu phủ quyết của Nga nhằm bảo vệ chế độ Assad, Hội Đồng Bảo An muốn quyền chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Syria phải được tôn trọng. Hội Đồng rất có thể sẽ có một tuyên bố chung trong những ngày tới.
Đối với đại sứ Mỹ Robert Wood, một thông điệp rõ ràng gởi đến những ai sắp lên cầm quyền tại Syria là điều cần thiết. Ông nói : « Đây là một cơ hội lớn để chúng ta cùng nhau làm việc hướng đến một quá trình chuyển tiếp mà người dân Syria ủng hộ, đại diện cho chính họ chứ không phải ai khác. »
Hiện tại, Hội Đồng Bảo An chưa đề cập đến khả năng rút tổ chức thánh chiến Hồi giáo HTS ra khỏi danh sách trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.
RFI
Thủ tướng Đức Olaf Scholz và tổng thống Pháp Emmanuel Macron, hôm qua, 09/12/2024, đã trao đổi về tình hình Syria sau khi chế độ Bachar al-Assad sụp đổ. Lãnh đạo Pháp, Đức cùng tuyên bố, « sẵn sàng hợp tác với các nhà lãnh đạo mới » nhưng với các điều kiện.
https://s.rfi.fr/media/display/9d937060-b6ce-11ef-bee1-005056a97e36/w:980/p:16x9/AP22299411368217.jpg
Ảnh tư liệu : Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (P) tiếp thủ tướng Đức Olaf Scholz tại điện Elysée ở Paris, Pháp, ngày 26/10/2022. © Christophe Ena / AP
Cụ thể, theo thông cáo từ Berlin, được AFP trích dẫn, tổng thống Pháp và thủ tướng Đức cho biết cả hai nước sẵn sàng hợp tác với ban lãnh đạo mới của Syria, « dựa trên cơ sở tôn trọng nhân quyền và bảo vệ các sắc tộc thiểu số và các cộng đồng tôn giáo ». Lãnh đạo hai nước nhấn mạnh đến « tầm quan trọng của việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền Syria ».
Thủ tướng Scholz và tổng thống Macron cũng cho biết sẽ hợp sức củng cố sự can dự của Liên Hiệp Châu Âu tại Syria, đặc biệt để hậu thuẫn một « tiến trình chính trị toàn diện » cho đất nước, qua việc hợp tác chặt chẽ với các đối tác tại Trung Đông.
Trong khi đó, Hoa Kỳ, thông qua lời ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Washington « quyết tâm » không để tổ chức Nhà nước Hồi Giáo (IS) được tái lập hay hình thành các cơ sở hoạt động bí mật ở Syria, đồng thời kêu gọi mọi việc phải được thực hiện, nhằm « tránh sự phân mảnh » của đất nước trong thời kỳ hậu Bachar al-Assad.
Trước những diễn biến bất ngờ tại Syria, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã có cuộc họp khẩn hôm qua. Tuy nhiên, 15 nước thành viên đã tỏ thái độ thận trọng.
Thông tín viên đài RFI Carrie Nooten tại New York cho biết thêm :
Tình hình thay đổi khó lường và sẽ còn thay đổi từng ngày, đó là nghi nhận phản ánh thái độ thận trọng chung ở Liên Hiệp Quốc trước sự sụp đổ chế độ. Ưu tiên hàng đầu là 1.800 nhân viên Liên Hiệp Quốc người Syria có thể đến hỗ trợ người dân Syria trong lúc hỗn loạn.
Dù vậy, họ cũng tỏ ra hài lòng trước hình ảnh tù nhân được phóng thích, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em, những người chẳng có tội tình mà lại bị giam. Hội Đồng Bảo An đã không ngờ rằng chế độ Bachar Al-Assad sụp đổ nhanh như thế.
Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vassily Nebenzia phát biểu : « Quý vị biết đấy, tất cả mọi người đều bị bất ngờ, kể cả các thành viên của Hội Đồng Bảo An. Vì vậy, chúng ta cần phải chờ xem, quan sát và thẩm định tình hình sẽ tiến triển như thế nào ».
Vào lúc Hội Đồng thường xuyên bị tê liệt về hồ sơ Syria do lá phiếu phủ quyết của Nga nhằm bảo vệ chế độ Assad, Hội Đồng Bảo An muốn quyền chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Syria phải được tôn trọng. Hội Đồng rất có thể sẽ có một tuyên bố chung trong những ngày tới.
Đối với đại sứ Mỹ Robert Wood, một thông điệp rõ ràng gởi đến những ai sắp lên cầm quyền tại Syria là điều cần thiết. Ông nói : « Đây là một cơ hội lớn để chúng ta cùng nhau làm việc hướng đến một quá trình chuyển tiếp mà người dân Syria ủng hộ, đại diện cho chính họ chứ không phải ai khác. »
Hiện tại, Hội Đồng Bảo An chưa đề cập đến khả năng rút tổ chức thánh chiến Hồi giáo HTS ra khỏi danh sách trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.
RFI