duyanh
12-14-2024, 02:35 PM
Nhật Bản- Anh-Ý hợp tác chế tạo máy bay siêu thanh
Tại Luân Đôn hôm 13/12/2024 lãnh đạo ba tập đoàn công nghiệp hàng đầu của Nhật Bản, Anh Quốc và Ý chính thức ký kết thỏa thuận cùng chế tạo máy bay siêu thanh. « Sản phẩm mới » được trình làng vào quãng 2035 để thay thế máy bay tiếm kích lớp F-2 của Nhật và chiến đấu cơ Eurofighter của Anh và Ý. Đây là dự án cạnh tranh trực tiếp với một chương trình đang được Pháp, Đức và Tây Ban Nha phát triển.
https://s.rfi.fr/media/display/4cf87da2-ba08-11ef-9921-005056a97e36/w:980/p:16x9/AP23348152066610.jpg
Từ trái: Bộ trưởng Quốc Phòng Ý, Nhật và Anh ký văn kiện hợp tác chương trình Global Combat Air Programme (GCAP), tại Tokyo, ngày 14/12/2023. AP - David Mareuil
Tập đoàn công nghiệp của Anh, BAE Systems, Leonardo của Ý và ông khổng lồ Nhật Bản JAIEC một chi nhánh của tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries, chính thức thông báo cho ra đời thực thể mang tên GCAP (Global Combat Air Programme). Trụ sở được đặt tại Luân Đôn và mỗi bên tham gia nắm giữ 1/3 vốn. Anh, Ý và Nhật Bản đang đầu tư « hàng tỷ đô la cho dự án chung ».
GCAP là dự án ba bên được khởi xướng từ 2022 và sẽ chính thức đi vào hoạt động kể từ giữa năm 2025. Ba tập đoàn công nghiệp lớn này cùng nhau chế tạo chiến đấu cơ siêu thanh có đuôi cánh kép hình chữ V, với thời hạn sử dụng 70 năm. Các chiến đấu cơ siêu thanh của GCAP trong tương lai sẽ có cả một đội ngũ drone hộ tống. Tất cả sẽ được kết nối với các thiết bị quân sự khác của Nhật, Anh và Ý khi được huy động trong các « chiến dịch quân sự ».
Tổng giám đốc tập đoàn Ý Leonardo cho biết, Roma đã dành hẳn hơn 9 tỷ đô la cho chương trình này. Tham quan hội chợ hàng không Farnborough tháng 7/2024 thủ tướng Anh, Keir Starmer đặc biệt nhấn mạnh đến tầm mức quan trọng của dự án hợp tác với Ý và Nhật Bản trong lĩnh vực chế tạo máy bay quân sự siêu thanh đối với Anh Quốc.
Hãng tin Anh Reuters ghi nhận : « GCAP là công cụ làm đối trọng với các mối đe dọa mà Nga và Trung Quốc đang đặt ra ».
Giới trong ngành ghi nhận, chương trình hợp tác giữa Nhật Bản và Anh, Ý cạnh tranh trực tiếp với SCAF, một dự án tương tự giữa Pháp, Đức và Tây Ban Nha. Nhưng GCAP đang đi trước Paris, Berlin và Madrid « tối thiểu 5 năm ».
RFI
Tại Luân Đôn hôm 13/12/2024 lãnh đạo ba tập đoàn công nghiệp hàng đầu của Nhật Bản, Anh Quốc và Ý chính thức ký kết thỏa thuận cùng chế tạo máy bay siêu thanh. « Sản phẩm mới » được trình làng vào quãng 2035 để thay thế máy bay tiếm kích lớp F-2 của Nhật và chiến đấu cơ Eurofighter của Anh và Ý. Đây là dự án cạnh tranh trực tiếp với một chương trình đang được Pháp, Đức và Tây Ban Nha phát triển.
https://s.rfi.fr/media/display/4cf87da2-ba08-11ef-9921-005056a97e36/w:980/p:16x9/AP23348152066610.jpg
Từ trái: Bộ trưởng Quốc Phòng Ý, Nhật và Anh ký văn kiện hợp tác chương trình Global Combat Air Programme (GCAP), tại Tokyo, ngày 14/12/2023. AP - David Mareuil
Tập đoàn công nghiệp của Anh, BAE Systems, Leonardo của Ý và ông khổng lồ Nhật Bản JAIEC một chi nhánh của tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries, chính thức thông báo cho ra đời thực thể mang tên GCAP (Global Combat Air Programme). Trụ sở được đặt tại Luân Đôn và mỗi bên tham gia nắm giữ 1/3 vốn. Anh, Ý và Nhật Bản đang đầu tư « hàng tỷ đô la cho dự án chung ».
GCAP là dự án ba bên được khởi xướng từ 2022 và sẽ chính thức đi vào hoạt động kể từ giữa năm 2025. Ba tập đoàn công nghiệp lớn này cùng nhau chế tạo chiến đấu cơ siêu thanh có đuôi cánh kép hình chữ V, với thời hạn sử dụng 70 năm. Các chiến đấu cơ siêu thanh của GCAP trong tương lai sẽ có cả một đội ngũ drone hộ tống. Tất cả sẽ được kết nối với các thiết bị quân sự khác của Nhật, Anh và Ý khi được huy động trong các « chiến dịch quân sự ».
Tổng giám đốc tập đoàn Ý Leonardo cho biết, Roma đã dành hẳn hơn 9 tỷ đô la cho chương trình này. Tham quan hội chợ hàng không Farnborough tháng 7/2024 thủ tướng Anh, Keir Starmer đặc biệt nhấn mạnh đến tầm mức quan trọng của dự án hợp tác với Ý và Nhật Bản trong lĩnh vực chế tạo máy bay quân sự siêu thanh đối với Anh Quốc.
Hãng tin Anh Reuters ghi nhận : « GCAP là công cụ làm đối trọng với các mối đe dọa mà Nga và Trung Quốc đang đặt ra ».
Giới trong ngành ghi nhận, chương trình hợp tác giữa Nhật Bản và Anh, Ý cạnh tranh trực tiếp với SCAF, một dự án tương tự giữa Pháp, Đức và Tây Ban Nha. Nhưng GCAP đang đi trước Paris, Berlin và Madrid « tối thiểu 5 năm ».
RFI