duyanh
01-13-2025, 02:25 PM
Hạt nhân : Iran đàm phán với các nước châu Âu trước khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng
Theo AFP, các cuộc thương lượng về chương trình hạt nhân của Iran với các nước Pháp, Đức và Anh Quốc bắt đầu hôm nay, 13/01/2025 tại, Genève, Thụy Sĩ, một tuần ông Donald Trump chính thức nhậm chức tổng thống Mỹ.
https://s.rfi.fr/media/display/86e33172-b3ed-11ef-9790-005056bfb2b6/w:980/p:16x9/AP21107409115797.jpg
Đài truyền hình Cộng hòa Hồi giáo Iran công bố hình ảnh các máy ly tâm tại Cơ sở làm giàu uranium Natanz, cách thủ đô Tehran, Iran khoảng 200 dặm (322 km) về phía nam vào Chủ nhật, ngày 11 tháng 4 năm 2021. AP
Cố gắng tìm giải pháp ngoại giao với Iran để ngăn chặn nước này có bom nguyên tử và giành lại thế chủ động trong các cuộc đàm phán trong tương lai. Đó chính là mục đích của ba cường quốc châu Âu, một tuần trước lễ nhậm chức của Donald Trump.
Theo phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Iran, « mục tiêu chính của các cuộc thương lượng là gỡ bỏ trừng phạt Iran, đồng thời Iran cũng lắng nghe những chủ đề mà các bên tham gia muốn đề cập ».
Các cuộc thảo luận sẽ kéo dài dưới 2 tháng, sau các cuộc đàm phán bí mật giữa Iran và các đại diện của ba cường quốc hạt nhân châu Âu.
Theo giới quan sát, các nước châu Âu không hẳn muốn cố gắng làm sống lại thỏa thuận về chương trình hạt nhân Iran đã được ký tại Vienna năm 2015 với 5 nước thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ( Mỹ, Anh, Pháp, Nga , Trung Quốc) và Đức, nhằm hạn chế chương trình phạt nhân của Iran, đổi lại việc nới lỏng lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Teheran.
Thỏa thuận cũ đã trở nên lỗi thời sau những hoạt động phát triển hạt nhân của Iran từ 2018 đến nay, thời điểm ông Donald Trump trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên đã đơn phương rút Mỹ ra khỏi văn bản này. Trước nhiệm kỳ thứ 2, ông Donald Trump vẫn tuyên bố sẽ trở lại chính sách « gây sức ép tối đa » với Iran.
Tổng thống Iran Massoud Pezeshkian cho biết ông ủng hộ các cuộc đàm phán mới. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, ông có thể tìm cách nới lỏng các lệnh trừng phạt nhắm vào đất nước mình. Nhưng trước tình hình bất ổn trong khu vực, Iran sẽ không từ bỏ chương trình hạt nhân của mình.
Từ khi ông Massoud Pezeshkian làm tổng thống Iran, một người được đánh giá có tư tưởng cải cách, hồi tháng 8 năm ngoái, Teheran đã tỏ ý muốn khởi động lại các cuộc đàm phán để khôi phục thỏa thuận.
RFI
Theo AFP, các cuộc thương lượng về chương trình hạt nhân của Iran với các nước Pháp, Đức và Anh Quốc bắt đầu hôm nay, 13/01/2025 tại, Genève, Thụy Sĩ, một tuần ông Donald Trump chính thức nhậm chức tổng thống Mỹ.
https://s.rfi.fr/media/display/86e33172-b3ed-11ef-9790-005056bfb2b6/w:980/p:16x9/AP21107409115797.jpg
Đài truyền hình Cộng hòa Hồi giáo Iran công bố hình ảnh các máy ly tâm tại Cơ sở làm giàu uranium Natanz, cách thủ đô Tehran, Iran khoảng 200 dặm (322 km) về phía nam vào Chủ nhật, ngày 11 tháng 4 năm 2021. AP
Cố gắng tìm giải pháp ngoại giao với Iran để ngăn chặn nước này có bom nguyên tử và giành lại thế chủ động trong các cuộc đàm phán trong tương lai. Đó chính là mục đích của ba cường quốc châu Âu, một tuần trước lễ nhậm chức của Donald Trump.
Theo phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Iran, « mục tiêu chính của các cuộc thương lượng là gỡ bỏ trừng phạt Iran, đồng thời Iran cũng lắng nghe những chủ đề mà các bên tham gia muốn đề cập ».
Các cuộc thảo luận sẽ kéo dài dưới 2 tháng, sau các cuộc đàm phán bí mật giữa Iran và các đại diện của ba cường quốc hạt nhân châu Âu.
Theo giới quan sát, các nước châu Âu không hẳn muốn cố gắng làm sống lại thỏa thuận về chương trình hạt nhân Iran đã được ký tại Vienna năm 2015 với 5 nước thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ( Mỹ, Anh, Pháp, Nga , Trung Quốc) và Đức, nhằm hạn chế chương trình phạt nhân của Iran, đổi lại việc nới lỏng lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Teheran.
Thỏa thuận cũ đã trở nên lỗi thời sau những hoạt động phát triển hạt nhân của Iran từ 2018 đến nay, thời điểm ông Donald Trump trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên đã đơn phương rút Mỹ ra khỏi văn bản này. Trước nhiệm kỳ thứ 2, ông Donald Trump vẫn tuyên bố sẽ trở lại chính sách « gây sức ép tối đa » với Iran.
Tổng thống Iran Massoud Pezeshkian cho biết ông ủng hộ các cuộc đàm phán mới. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, ông có thể tìm cách nới lỏng các lệnh trừng phạt nhắm vào đất nước mình. Nhưng trước tình hình bất ổn trong khu vực, Iran sẽ không từ bỏ chương trình hạt nhân của mình.
Từ khi ông Massoud Pezeshkian làm tổng thống Iran, một người được đánh giá có tư tưởng cải cách, hồi tháng 8 năm ngoái, Teheran đã tỏ ý muốn khởi động lại các cuộc đàm phán để khôi phục thỏa thuận.
RFI