duyanh
01-16-2025, 01:58 PM
Israel và Hamas đạt thỏa thuận ngừng bắn cho Gaza sau 15 tháng chiến tranh
Cuối ngày hôm qua 15/01/2025, Mỹ và Qatar, hai nhà trung gian chủ chốt, thông báo Israel và tổ chức Hồi Giáo Palestine Hamas đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn cho Gaza sau 15 tháng giao tranh. Lệnh ngừng bắn dự trù diễn ra theo ba giai đoạn, với giai đoạn đầu trên nguyên tắc sẽ có hiệu lực từ ngày Chủ Nhật 19/01/2025.
https://s.rfi.fr/media/display/9bbc9050-d3ed-11ef-91de-005056a90284/w:980/p:16x9/AP25015700766565.jpg
Người dân Palestine ăn mừng sau khi có thông báo về thỏa thuận ngừng bắn giữa Hamas và Israel tại Deir al-Balah, dải Gaza, ngày 15/01/2025. AP - Abdel Kareem Hana
Cùng với Ai Cập, Qatar và Hoa Kỳ là các nhà bảo trợ và cũng là trung gian chủ chốt cho tiến trình vãn hồi hòa bình tại Gaza. Ngay chiều qua, thủ tướng Qatar Mohammed Ben Abdelrahmane Al Thani cho biết thỏa thuận đã được thông qua tại Doha. Tại Washington, chính quyền của tổng thống mãn nhiệm Joe Biden « rất hài lòng » trước viễn cảnh im tiếng súng tại Gaza. Tổng thống đắc cử Donald Trump, sẽ tuyên thệ nhậm chức trong 4 ngày nữa, thì báo trước Gaza « không bao giờ là đất dụng võ của quân khủng bố ».
Tại Jerusalem, thủ tướng Benjamin Netanyahu đã cảm ơn cả hai ông Trump và Biden về những nỗ lực để đạt được lệnh ngừng bắn, cho dù Nhà nước Do Thái còn nghiên cứu thêm những chi tiết trong thỏa thuận này trước khi văn bản được chính thức thông qua. Phía phong trào Hồi Giáo Hamas thì xem đây là « một thắng lợi ».
Hiệp định ngừng bắn cho Gaza gồm những điểm gì ?
Thỏa thuận này bao gồm 3 giai đoạn, mà giai đoạn đầu dự trù kéo dài trong 42 ngày kể từ Chủ Nhật 19/01/2025, tức một ngày trước khi tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức. Trong giai đoạn một, Hamas cam kết trả tự do cho 33 trong số hơn 98 con tin Israel còn bị tổ chức Hồi Giáo Palestine cầm giữ sau loạt tấn công đẫm máu hôm 07/10/2023. Các con tin đầu được trả về gia đình chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Đổi lại, Israel phóng thích khoảng từ 1.000 đến 1.600 tù nhân Palestine.
Trong suốt thời gian 42 ngày của giai đoạn một, Israel sẽ ngừng bắn, nhưng quân đội nước này vẫn túc trực dọc đường biên giới giữa Israel và Gaza. Thủ tướng Qatar trong cuộc họp báo hôm qua giải thích sự hiện diện này là nhằm bảo đảm an ninh cho các chương trình trao đổi « tù nhân » giữa hai bên và nhất là bảo đảm cho những người di tản vì chiến tranh được trở về nguyên quán.
Hãng tin Anh Reuters cho biết thêm ngay trong giai đoạn đầu của lệnh ngừng bắn, mỗi ngày 600 xe tải được phép đưa hàng cứu trợ nhân đạo vào dải Gaza, 50 chiếc trong số đó chở xăng dầu. Ba quốc gia môi giới trong hồ sơ Gaza gồm Ai Cập, Qatar và Mỹ sẽ giám sát việc thực thi các điều khoản nói trên.
Sau 16 ngày thỏa thuận ngừng bắn chính thức có hiệu lực, Israel và Hamas sẽ đàm phán về giai đoạn hai (mở ra từ đầu tháng 03/2025) để hướng đến một giải pháp « vĩnh viễn chấm dứt chiến tranh », theo lời tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden. Giai đoạn hai này cũng là thời điểm để Hamas phóng thích toàn bộ các con tin Israel còn bị cầm giữ. Giai đoạn ba sẽ tập trung vào chương trình tái thiết Gaza, vào việc Hamas trao trả hài cốt các con tin Israel thiệt mạng trong 15 tháng qua.
Phản ứng quốc tế
Cộng đồng quốc tế hoan nghênh và thận trọng trước lệnh ngừng bắn cho Gaza. Vào lúc phía Israel duy trì áp lực cả về ngoại giao và quân sự trên hồ sơ Gaza, viễn cảnh vãn hồi hòa bình cho vùng lãnh thổ của người Palestine này được thế giới đồng loạt coi là một « bước tiến quan trọng » cho phép khởi động lại các chương trình cứu trợ nhân đạo.
Iran, điểm tựa của phong trào Hamas trong thông cáo sáng nay đề cao « tinh thần kháng chiến của người dân Palestine » đã « đánh bại Nhà nước Do Thái ». « Chấm dứt chiến tranh và áp đặt một thỏa thuận ngừng bắn (…) là thắng lợi lớn của Palestine ». Irak cũng như Ai Cập cùng nhấn mạnh đến nhu cầu khẩn cấp đưa hàng cứu trợ nhân đạo đến tay hàng triệu người dân Gaza. Bộ Ngoại Giao Ả Rập Xê Út kêu gọi « Nhà nước Do Thái chấm dứt các hành động tấn công », « rút toàn bộ các lực lượng chiếm đóng ở Gaza và tất cả những vùng lãnh thổ của người Palestine và người Ả Rập ». Thổ Nhĩ Kỳ cũng trông thấy « viễn cảnh hòa bình và ổn định lâu dài cho toàn khu vực ». Ổn định lâu dài cho Trung Đông cũng là mong muốn của Bắc Kinh, theo lời một phát ngôn viên của bộ Ngoại Giao Trung Quốc.
Tại New York, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cũng đưa ra những thông điệp tương tự. Antonio Guterres xem lệnh ngừng bắn « mở đường cho việc dỡ bỏ những cản trở viện trợ nhân đạo cho phần lãnh thổ này của Palestine ». Về phía Châu Âu, tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh các bên « cần tôn trọng thỏa thuận » này để từ đó « hướng tới một giải pháp chính trị ». Thủ tướng Đức Olaf Scholz xem đây là cơ hội « vĩnh viễn chấm dứt chiến tranh » và cải thiện tình hình nhân đạo cho người dân ở Gaza. Ý và Anh Quốc thì nói tới « Một bước tiến quan trọng hướng tới hòa bình » mà « người dân Israel và Palestine đã mong mỏi từ quá lâu nay ».
Dấu hiệu đầu tiên cho thấy tình hình ở Trung Đông được hạ nhiệt là sáng nay, hãng hàng không dân sự Lufthansa của Đức loan báo nối lại các chuyến bay với thủ đô Tel Aviv kể từ ngày 01/02/2025. Từ mùa hè 2024, tập đoàn này đã ngừng khai thác các chuyến bay đến hay xuất phát từ Tel Aviv. Các chuyến bay của hãng hàng không này đến Teheran – Iran, và Beyrouth – Liban vẫn lần lượt bị đình chỉ đến ngày 14 và 28/02/2025.
RFI
Cuối ngày hôm qua 15/01/2025, Mỹ và Qatar, hai nhà trung gian chủ chốt, thông báo Israel và tổ chức Hồi Giáo Palestine Hamas đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn cho Gaza sau 15 tháng giao tranh. Lệnh ngừng bắn dự trù diễn ra theo ba giai đoạn, với giai đoạn đầu trên nguyên tắc sẽ có hiệu lực từ ngày Chủ Nhật 19/01/2025.
https://s.rfi.fr/media/display/9bbc9050-d3ed-11ef-91de-005056a90284/w:980/p:16x9/AP25015700766565.jpg
Người dân Palestine ăn mừng sau khi có thông báo về thỏa thuận ngừng bắn giữa Hamas và Israel tại Deir al-Balah, dải Gaza, ngày 15/01/2025. AP - Abdel Kareem Hana
Cùng với Ai Cập, Qatar và Hoa Kỳ là các nhà bảo trợ và cũng là trung gian chủ chốt cho tiến trình vãn hồi hòa bình tại Gaza. Ngay chiều qua, thủ tướng Qatar Mohammed Ben Abdelrahmane Al Thani cho biết thỏa thuận đã được thông qua tại Doha. Tại Washington, chính quyền của tổng thống mãn nhiệm Joe Biden « rất hài lòng » trước viễn cảnh im tiếng súng tại Gaza. Tổng thống đắc cử Donald Trump, sẽ tuyên thệ nhậm chức trong 4 ngày nữa, thì báo trước Gaza « không bao giờ là đất dụng võ của quân khủng bố ».
Tại Jerusalem, thủ tướng Benjamin Netanyahu đã cảm ơn cả hai ông Trump và Biden về những nỗ lực để đạt được lệnh ngừng bắn, cho dù Nhà nước Do Thái còn nghiên cứu thêm những chi tiết trong thỏa thuận này trước khi văn bản được chính thức thông qua. Phía phong trào Hồi Giáo Hamas thì xem đây là « một thắng lợi ».
Hiệp định ngừng bắn cho Gaza gồm những điểm gì ?
Thỏa thuận này bao gồm 3 giai đoạn, mà giai đoạn đầu dự trù kéo dài trong 42 ngày kể từ Chủ Nhật 19/01/2025, tức một ngày trước khi tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức. Trong giai đoạn một, Hamas cam kết trả tự do cho 33 trong số hơn 98 con tin Israel còn bị tổ chức Hồi Giáo Palestine cầm giữ sau loạt tấn công đẫm máu hôm 07/10/2023. Các con tin đầu được trả về gia đình chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Đổi lại, Israel phóng thích khoảng từ 1.000 đến 1.600 tù nhân Palestine.
Trong suốt thời gian 42 ngày của giai đoạn một, Israel sẽ ngừng bắn, nhưng quân đội nước này vẫn túc trực dọc đường biên giới giữa Israel và Gaza. Thủ tướng Qatar trong cuộc họp báo hôm qua giải thích sự hiện diện này là nhằm bảo đảm an ninh cho các chương trình trao đổi « tù nhân » giữa hai bên và nhất là bảo đảm cho những người di tản vì chiến tranh được trở về nguyên quán.
Hãng tin Anh Reuters cho biết thêm ngay trong giai đoạn đầu của lệnh ngừng bắn, mỗi ngày 600 xe tải được phép đưa hàng cứu trợ nhân đạo vào dải Gaza, 50 chiếc trong số đó chở xăng dầu. Ba quốc gia môi giới trong hồ sơ Gaza gồm Ai Cập, Qatar và Mỹ sẽ giám sát việc thực thi các điều khoản nói trên.
Sau 16 ngày thỏa thuận ngừng bắn chính thức có hiệu lực, Israel và Hamas sẽ đàm phán về giai đoạn hai (mở ra từ đầu tháng 03/2025) để hướng đến một giải pháp « vĩnh viễn chấm dứt chiến tranh », theo lời tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden. Giai đoạn hai này cũng là thời điểm để Hamas phóng thích toàn bộ các con tin Israel còn bị cầm giữ. Giai đoạn ba sẽ tập trung vào chương trình tái thiết Gaza, vào việc Hamas trao trả hài cốt các con tin Israel thiệt mạng trong 15 tháng qua.
Phản ứng quốc tế
Cộng đồng quốc tế hoan nghênh và thận trọng trước lệnh ngừng bắn cho Gaza. Vào lúc phía Israel duy trì áp lực cả về ngoại giao và quân sự trên hồ sơ Gaza, viễn cảnh vãn hồi hòa bình cho vùng lãnh thổ của người Palestine này được thế giới đồng loạt coi là một « bước tiến quan trọng » cho phép khởi động lại các chương trình cứu trợ nhân đạo.
Iran, điểm tựa của phong trào Hamas trong thông cáo sáng nay đề cao « tinh thần kháng chiến của người dân Palestine » đã « đánh bại Nhà nước Do Thái ». « Chấm dứt chiến tranh và áp đặt một thỏa thuận ngừng bắn (…) là thắng lợi lớn của Palestine ». Irak cũng như Ai Cập cùng nhấn mạnh đến nhu cầu khẩn cấp đưa hàng cứu trợ nhân đạo đến tay hàng triệu người dân Gaza. Bộ Ngoại Giao Ả Rập Xê Út kêu gọi « Nhà nước Do Thái chấm dứt các hành động tấn công », « rút toàn bộ các lực lượng chiếm đóng ở Gaza và tất cả những vùng lãnh thổ của người Palestine và người Ả Rập ». Thổ Nhĩ Kỳ cũng trông thấy « viễn cảnh hòa bình và ổn định lâu dài cho toàn khu vực ». Ổn định lâu dài cho Trung Đông cũng là mong muốn của Bắc Kinh, theo lời một phát ngôn viên của bộ Ngoại Giao Trung Quốc.
Tại New York, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cũng đưa ra những thông điệp tương tự. Antonio Guterres xem lệnh ngừng bắn « mở đường cho việc dỡ bỏ những cản trở viện trợ nhân đạo cho phần lãnh thổ này của Palestine ». Về phía Châu Âu, tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh các bên « cần tôn trọng thỏa thuận » này để từ đó « hướng tới một giải pháp chính trị ». Thủ tướng Đức Olaf Scholz xem đây là cơ hội « vĩnh viễn chấm dứt chiến tranh » và cải thiện tình hình nhân đạo cho người dân ở Gaza. Ý và Anh Quốc thì nói tới « Một bước tiến quan trọng hướng tới hòa bình » mà « người dân Israel và Palestine đã mong mỏi từ quá lâu nay ».
Dấu hiệu đầu tiên cho thấy tình hình ở Trung Đông được hạ nhiệt là sáng nay, hãng hàng không dân sự Lufthansa của Đức loan báo nối lại các chuyến bay với thủ đô Tel Aviv kể từ ngày 01/02/2025. Từ mùa hè 2024, tập đoàn này đã ngừng khai thác các chuyến bay đến hay xuất phát từ Tel Aviv. Các chuyến bay của hãng hàng không này đến Teheran – Iran, và Beyrouth – Liban vẫn lần lượt bị đình chỉ đến ngày 14 và 28/02/2025.
RFI