duyanh
01-20-2025, 02:00 PM
Lễ tuyên thệ nhậm chức tổng thống Mỹ : Truyền thống lâu đời qua những thách thức thời gian
« D-Day for Donald » : Kể từ 12 giờ trưa 20/01/2025, giờ ở thủ đô Washington, quyền lực ở Mỹ thuộc về bên đảng Cộng Hòa. Tổng thống Mỹ thứ 47 Donald Trump tuyên thệ và đọc diễn văn đầu tiên ở bên trong điện Capitol, biểu tượng của nền dân chủ Hoa Kỳ trước sự chứng kiến của nhiều quan khách quốc tế và nhất là của ba nhà tỷ phú giàu nhất thế giới. Một số chính khách hàng đầu ở Washington giữ khoảng cách với chính quyền Mỹ tương lai.
https://s.rfi.fr/media/display/6c413d68-d72a-11ef-9a7c-005056bfb2b6/w:980/p:16x9/AP21023066205780.jpg
Ba cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton (T), George W. Bush (G) và Barack Obama trong lễ nhậm chức thời Covid của ông Biden. Ngày 20/01/2021. AP
Chương trình lễ nhậm chức của tổng thống Donald Trump 2025 gồm những gì và có gì mới so với « truyền thống lâu đời » đã có từ năm 1789 ở Hoa Kỳ ?
« 45 và 47 »
Quay trở lại Nhà Trắng sau 4 năm bất đắc dĩ trao chìa khóa cho Joe Biden, hôm nay ông Donald Trump chính thức trở thành tổng thống thứ 45 và 47 của nước Mỹ. Ngoài ý muốn, ông phải tuyên thệ ở bên trong tòa nhà Quốc Hội với số quan khách được trực tiếp chứng kiến thời khắc lịch sử này thấp hơn so với cách nay 8 năm khi ông tuyên thệ lần đầu. Do vậy tổng thống Trump có hứa sau khi tuyên thệ và đọc diễn văn đầu tiên ở Quốc Hội, ông sẽ đến chào 20.000 quan khách có vé vào cửa ở Capital One Arena. Đây là một trung tâm mỗi năm tổ chức hơn 200 sự kiện văn hóa và thể thao.
Ngoài ra, 220.000 khán giả đã có vé để dự buổi diễu hành từ 3 giờ chiều nay trên đại lộ Pennsylvania, con đường đưa tổng thống Trump và phu nhân vào Nhà Trắng. 25.000 lính và nhân viên cảnh sát được huy động để bảo vệ an ninh tại thủ đô Washington. …
Tổng thống Trump và phu nhân dự trù xuất hiện tại ba buổi gala và khoảng một chục sự kiện chào mừng tân lãnh đạo Hoa Kỳ. Để góp vui cho chương trình lễ hội, trong số những ca sĩ nổi tiếng đến tham dự có ban nhạc Village People với ca khúc Y.M.C.A từ thập niên 1970-1980 đã trở thành tiếng nói của giới LGBT trên toàn thế giới. Nữ ca sĩ Carrie Underwood với tác phẩm America the Beautiful là một ngôi sao sáng thứ nhì trên bầu trời ở thủ đô Washington, cùng với những tên tuổi lớn trong làng nhạc country hay opéra và rap….
Tầm cỡ quốc tế trong số các khách mời
Một điểm nổi bật khác trong lễ nhậm chức lần này là lần đầu tiên rất nhiều thượng khách quốc tế được mời chứng kiến thời khắc ông Trump giơ tay phải lên, đặt tay trái lên cuốn kinh thánh, tuyên thệ. Trong số các quan chức quốc tế hàng đầu có phó chủ tịch Trung Quốc, Hàn Chính, người đại diện cho ông Tập Cận Bình đến Washington, nhiều lãnh đạo các đảng cực hữu như tổng thống Achentina, thủ tướng Ý và có nhiều chính khách cũng có lập trường dân tộc chủ nghĩa và bài ngoại của Anh, Pháp hay Đức …
Thời đại của các nhà tỷ phú
Nhưng với công luận và báo chí Mỹ từ nhiều ngày qua, đáng chú ý hơn cả là ông Trump tuyên thệ nhậm chức với sự hiện diện ở ngay những hàng ghế đầu của ba nhà tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk, Mark Zuckerberg và Jeff Bezos
Tổng thống Trump là tỷ phú và trong lần ra tranh cử 2024, ba nhà tỷ phú giàu nhất thế đã tham gia tích cực vào chương trình vận động cho ông như Elon Musk. Chủ nhân của Meta Mark Zuckerberg đã đóng góp 1 triệu đô la cho chương trình lễ hội mừng ông Donald Trump nhậm chức hôm nay …
Ở Mỹ, chính trị và kinh doanh luôn như hai mặt của cùng một đồng tiền, nhưng nhiều nhà quan sát e rằng với ông Trump ở Nhà Trắng trong nhiệm kỳ mở ra hôm nay, giới « công nghệ cao » bắt đầu thâu tóm đời sống chính trị ở Mỹ.
Ba cựu tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton, George W. Bush và Barack Obama đã thông báo không dự bữa tiệc trưa nay như truyền thống bên cạnh ông Trump. Cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama và cựu chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi thậm chí không chứng kiến tổng thống Mỹ thứ 47 tuyên thệ nhậm chức.
Ba chỗ trống bên cạnh ông Trump trên bàn tiệc mà các ông Clinton, Bush và Obama để lại có thể sẽ được ba người giàu nhất thế giới Elon Musk, Mark Zuckerberg và Jeff Bezos thay thế.
Không xa quỹ đạo của ông Trump sẽ có bóng hình của giám đốc điều hành mạng xã hội TikTok Châu Thụ Tư (Shou Zi Chew) người đã đặt trọn vận mệnh của công cụ kết nối được 170 triệu người Mỹ trong tay tân tổng thống Hoa Kỳ.
Báo chí Mỹ tiết lộ tổng thống Trump đi từ kỷ lục này đến kỷ lục khác : năm 2017 trước ngưỡng nhiệm kỳ đầu, ông đã quyên góp được 107 triệu đô la để tài trợ cho các chương trình lễ hội mừng ông vào Nhà Trắng. Lần này với những mạnh thường quân như Bezos hay Zuckerberg và cả thung lũng công nghệ California, số tiền quyên góp được lên tới 200 triệu đô la. Nói cách khác lễ nhậm chức tổng thống của ông Trump năm nay chắc chắn là sẽ rất hoành tráng.
Những viên gạch xây dựng nền dân chủ Hoa Kỳ
Lễ tuyên thệ nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ với những nghi thức bất di bất dịch, đồng thời mỗi đời tổng thống đều thách thức truyền thống lâu đời đó.
Cách nay 4 năm không một ai dám nghĩ rằng Donald Trump sẽ trở lại Nhà Trắng và lại còn trong thế mạnh hơn nhiều so với hồi tháng 1/2017. Dù bênh hay chống, tất cả các nhà bình luận trên thế giới đều phải nhìn nhận tổng thống Donald Trump là một chính khách « ngoại hạng ». Từ những phát biểu của ông đến sức thu hút công chúng, từ đường lối ngoại giao cho đến cách hành xử của vị tổng thống thứ 45 và 47 của nước Mỹ đều gây chú ý và làm dấy lên nhiều tranh cãi.
Tháng 1/2021, Donald Trump không công nhận thất bại, đã rời khỏi Nhà Trắng trước lễ chuyển giao quyền lực cho tổng thống đắc cử bên đảng Dân Chủ Joe Biden. Ông Trump đã mạnh tay phá vỡ một truyền thống lâu đời trong đời sống chính trị Hoa Kỳ từ 1789 khi để một mình phó tổng thống Mike Pence trên khán đài danh dự, đại diện cho chính quyền mãn nhiệm chuyển giao quyền lực cho tổng thống Biden.
Tuy nhiên ông Trump không là người đầu tiên đổi mới lễ tuyên thệ tổng thống Hoa Kỳ. Ngày 20/01/1993 Bill Clinton, vị tổng thống Dân Chủ đầu tiên sau 12 năm Nhà Trắng do một vị tổng thống của bên đảng Cộng Hòa điều hành đã mời đông đảo quan khách và nghệ sĩ người da màu đến dự. Giới hâm mộ còn nhớ mãi hình ảnh trong một buổi dạ vũ ông Bill Clinton chơi kèn saxo với huyền thoại Ben E. King một nghệ sĩ Mỹ gốc châu Phi.
Năm 2001 dưới mưa phùn lất phất ở thủ đô Washington, George W. Bush xúc động khi đặt tay lên kinh thánh tuyên thệ : Ông chuẩn bị ngồi vào đúng chiếc ghế mà thân phụ của ông George H. Bush đã phải nhường cho Bill Clinton 8 năm trước đó.
Tháng 1/2009 Barack và Michelle Obama là cặp vợ chồng tổng thống Hoa Kỳ da đen đầu tiên nắm giữ chìa khóa của Nhà Trắng. Theo các số liệu chính thức hơn 2 triệu người đứng dọc hai bên đường giữa tượng đài Lincoln Memorial với tòa nhà Quốc Hội Capitol để được chứng kiến một « điểm khời đầu » mới cho nước Mỹ. Ông Obama đã tuyên thệ với chính cuốn kinh thánh mà năm 1861 Abraham Lincoln từng thề bảo vệ Hiến Pháp của Hoa Kỳ trên cương vị tổng thống.
Tám năm sau, trong diễn văn đầu tiên, tổng thống Donald Trump trước ống kính truyền hình thế giới tuyên bố : « Kể từ giờ phút này, ưu tiên sẽ là Nước Mỹ Trên Hết (…) quyền lực ở Washington thuộc về tay người dân Mỹ ». Trong ngày đầu tiên ở Nhà Trắng 8 năm trước đây, ông Trump đã ký hàng loạt sắc lệnh để hủy những thành quả lớn nhất của người tiền nhiệm da đen, Barack Obama.
Tháng 1/2021 tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ không chuyển giao quyền lực, không bắt tay người kế nhiệm … Tổng thống đảng Dân Chủ Joe Biden tuyên thệ nhậm chức với tất cả các khách mời đều đeo khẩu trang vì dịch Covid vẫn chưa chịu lùi vào quá khứ. Công chúng không được mời đến dự sự kiện này. Quảng trường National Mall thông thường đông kín người vào mỗi ngày lễ nhậm chức của tổng thống, lần đó đã được thay thế bằng hình ảnh của 200.000 lá cờ Mỹ cắm lên bãi cỏ.
RFI
« D-Day for Donald » : Kể từ 12 giờ trưa 20/01/2025, giờ ở thủ đô Washington, quyền lực ở Mỹ thuộc về bên đảng Cộng Hòa. Tổng thống Mỹ thứ 47 Donald Trump tuyên thệ và đọc diễn văn đầu tiên ở bên trong điện Capitol, biểu tượng của nền dân chủ Hoa Kỳ trước sự chứng kiến của nhiều quan khách quốc tế và nhất là của ba nhà tỷ phú giàu nhất thế giới. Một số chính khách hàng đầu ở Washington giữ khoảng cách với chính quyền Mỹ tương lai.
https://s.rfi.fr/media/display/6c413d68-d72a-11ef-9a7c-005056bfb2b6/w:980/p:16x9/AP21023066205780.jpg
Ba cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton (T), George W. Bush (G) và Barack Obama trong lễ nhậm chức thời Covid của ông Biden. Ngày 20/01/2021. AP
Chương trình lễ nhậm chức của tổng thống Donald Trump 2025 gồm những gì và có gì mới so với « truyền thống lâu đời » đã có từ năm 1789 ở Hoa Kỳ ?
« 45 và 47 »
Quay trở lại Nhà Trắng sau 4 năm bất đắc dĩ trao chìa khóa cho Joe Biden, hôm nay ông Donald Trump chính thức trở thành tổng thống thứ 45 và 47 của nước Mỹ. Ngoài ý muốn, ông phải tuyên thệ ở bên trong tòa nhà Quốc Hội với số quan khách được trực tiếp chứng kiến thời khắc lịch sử này thấp hơn so với cách nay 8 năm khi ông tuyên thệ lần đầu. Do vậy tổng thống Trump có hứa sau khi tuyên thệ và đọc diễn văn đầu tiên ở Quốc Hội, ông sẽ đến chào 20.000 quan khách có vé vào cửa ở Capital One Arena. Đây là một trung tâm mỗi năm tổ chức hơn 200 sự kiện văn hóa và thể thao.
Ngoài ra, 220.000 khán giả đã có vé để dự buổi diễu hành từ 3 giờ chiều nay trên đại lộ Pennsylvania, con đường đưa tổng thống Trump và phu nhân vào Nhà Trắng. 25.000 lính và nhân viên cảnh sát được huy động để bảo vệ an ninh tại thủ đô Washington. …
Tổng thống Trump và phu nhân dự trù xuất hiện tại ba buổi gala và khoảng một chục sự kiện chào mừng tân lãnh đạo Hoa Kỳ. Để góp vui cho chương trình lễ hội, trong số những ca sĩ nổi tiếng đến tham dự có ban nhạc Village People với ca khúc Y.M.C.A từ thập niên 1970-1980 đã trở thành tiếng nói của giới LGBT trên toàn thế giới. Nữ ca sĩ Carrie Underwood với tác phẩm America the Beautiful là một ngôi sao sáng thứ nhì trên bầu trời ở thủ đô Washington, cùng với những tên tuổi lớn trong làng nhạc country hay opéra và rap….
Tầm cỡ quốc tế trong số các khách mời
Một điểm nổi bật khác trong lễ nhậm chức lần này là lần đầu tiên rất nhiều thượng khách quốc tế được mời chứng kiến thời khắc ông Trump giơ tay phải lên, đặt tay trái lên cuốn kinh thánh, tuyên thệ. Trong số các quan chức quốc tế hàng đầu có phó chủ tịch Trung Quốc, Hàn Chính, người đại diện cho ông Tập Cận Bình đến Washington, nhiều lãnh đạo các đảng cực hữu như tổng thống Achentina, thủ tướng Ý và có nhiều chính khách cũng có lập trường dân tộc chủ nghĩa và bài ngoại của Anh, Pháp hay Đức …
Thời đại của các nhà tỷ phú
Nhưng với công luận và báo chí Mỹ từ nhiều ngày qua, đáng chú ý hơn cả là ông Trump tuyên thệ nhậm chức với sự hiện diện ở ngay những hàng ghế đầu của ba nhà tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk, Mark Zuckerberg và Jeff Bezos
Tổng thống Trump là tỷ phú và trong lần ra tranh cử 2024, ba nhà tỷ phú giàu nhất thế đã tham gia tích cực vào chương trình vận động cho ông như Elon Musk. Chủ nhân của Meta Mark Zuckerberg đã đóng góp 1 triệu đô la cho chương trình lễ hội mừng ông Donald Trump nhậm chức hôm nay …
Ở Mỹ, chính trị và kinh doanh luôn như hai mặt của cùng một đồng tiền, nhưng nhiều nhà quan sát e rằng với ông Trump ở Nhà Trắng trong nhiệm kỳ mở ra hôm nay, giới « công nghệ cao » bắt đầu thâu tóm đời sống chính trị ở Mỹ.
Ba cựu tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton, George W. Bush và Barack Obama đã thông báo không dự bữa tiệc trưa nay như truyền thống bên cạnh ông Trump. Cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama và cựu chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi thậm chí không chứng kiến tổng thống Mỹ thứ 47 tuyên thệ nhậm chức.
Ba chỗ trống bên cạnh ông Trump trên bàn tiệc mà các ông Clinton, Bush và Obama để lại có thể sẽ được ba người giàu nhất thế giới Elon Musk, Mark Zuckerberg và Jeff Bezos thay thế.
Không xa quỹ đạo của ông Trump sẽ có bóng hình của giám đốc điều hành mạng xã hội TikTok Châu Thụ Tư (Shou Zi Chew) người đã đặt trọn vận mệnh của công cụ kết nối được 170 triệu người Mỹ trong tay tân tổng thống Hoa Kỳ.
Báo chí Mỹ tiết lộ tổng thống Trump đi từ kỷ lục này đến kỷ lục khác : năm 2017 trước ngưỡng nhiệm kỳ đầu, ông đã quyên góp được 107 triệu đô la để tài trợ cho các chương trình lễ hội mừng ông vào Nhà Trắng. Lần này với những mạnh thường quân như Bezos hay Zuckerberg và cả thung lũng công nghệ California, số tiền quyên góp được lên tới 200 triệu đô la. Nói cách khác lễ nhậm chức tổng thống của ông Trump năm nay chắc chắn là sẽ rất hoành tráng.
Những viên gạch xây dựng nền dân chủ Hoa Kỳ
Lễ tuyên thệ nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ với những nghi thức bất di bất dịch, đồng thời mỗi đời tổng thống đều thách thức truyền thống lâu đời đó.
Cách nay 4 năm không một ai dám nghĩ rằng Donald Trump sẽ trở lại Nhà Trắng và lại còn trong thế mạnh hơn nhiều so với hồi tháng 1/2017. Dù bênh hay chống, tất cả các nhà bình luận trên thế giới đều phải nhìn nhận tổng thống Donald Trump là một chính khách « ngoại hạng ». Từ những phát biểu của ông đến sức thu hút công chúng, từ đường lối ngoại giao cho đến cách hành xử của vị tổng thống thứ 45 và 47 của nước Mỹ đều gây chú ý và làm dấy lên nhiều tranh cãi.
Tháng 1/2021, Donald Trump không công nhận thất bại, đã rời khỏi Nhà Trắng trước lễ chuyển giao quyền lực cho tổng thống đắc cử bên đảng Dân Chủ Joe Biden. Ông Trump đã mạnh tay phá vỡ một truyền thống lâu đời trong đời sống chính trị Hoa Kỳ từ 1789 khi để một mình phó tổng thống Mike Pence trên khán đài danh dự, đại diện cho chính quyền mãn nhiệm chuyển giao quyền lực cho tổng thống Biden.
Tuy nhiên ông Trump không là người đầu tiên đổi mới lễ tuyên thệ tổng thống Hoa Kỳ. Ngày 20/01/1993 Bill Clinton, vị tổng thống Dân Chủ đầu tiên sau 12 năm Nhà Trắng do một vị tổng thống của bên đảng Cộng Hòa điều hành đã mời đông đảo quan khách và nghệ sĩ người da màu đến dự. Giới hâm mộ còn nhớ mãi hình ảnh trong một buổi dạ vũ ông Bill Clinton chơi kèn saxo với huyền thoại Ben E. King một nghệ sĩ Mỹ gốc châu Phi.
Năm 2001 dưới mưa phùn lất phất ở thủ đô Washington, George W. Bush xúc động khi đặt tay lên kinh thánh tuyên thệ : Ông chuẩn bị ngồi vào đúng chiếc ghế mà thân phụ của ông George H. Bush đã phải nhường cho Bill Clinton 8 năm trước đó.
Tháng 1/2009 Barack và Michelle Obama là cặp vợ chồng tổng thống Hoa Kỳ da đen đầu tiên nắm giữ chìa khóa của Nhà Trắng. Theo các số liệu chính thức hơn 2 triệu người đứng dọc hai bên đường giữa tượng đài Lincoln Memorial với tòa nhà Quốc Hội Capitol để được chứng kiến một « điểm khời đầu » mới cho nước Mỹ. Ông Obama đã tuyên thệ với chính cuốn kinh thánh mà năm 1861 Abraham Lincoln từng thề bảo vệ Hiến Pháp của Hoa Kỳ trên cương vị tổng thống.
Tám năm sau, trong diễn văn đầu tiên, tổng thống Donald Trump trước ống kính truyền hình thế giới tuyên bố : « Kể từ giờ phút này, ưu tiên sẽ là Nước Mỹ Trên Hết (…) quyền lực ở Washington thuộc về tay người dân Mỹ ». Trong ngày đầu tiên ở Nhà Trắng 8 năm trước đây, ông Trump đã ký hàng loạt sắc lệnh để hủy những thành quả lớn nhất của người tiền nhiệm da đen, Barack Obama.
Tháng 1/2021 tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ không chuyển giao quyền lực, không bắt tay người kế nhiệm … Tổng thống đảng Dân Chủ Joe Biden tuyên thệ nhậm chức với tất cả các khách mời đều đeo khẩu trang vì dịch Covid vẫn chưa chịu lùi vào quá khứ. Công chúng không được mời đến dự sự kiện này. Quảng trường National Mall thông thường đông kín người vào mỗi ngày lễ nhậm chức của tổng thống, lần đó đã được thay thế bằng hình ảnh của 200.000 lá cờ Mỹ cắm lên bãi cỏ.
RFI