giavui
04-10-2025, 04:10 PM
Cư Dân Phường Tân Xuyên, Cà Mau Sống Cảnh “Ba Không” Giữa Thành Phố
https://eadn-wc04-9642573.nxedge.io/wp-content/uploads/2025/04/cu-dan-tan-xuyen-696x388.jpg
TP. Cà Mau – Trong khi các hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày Cộng Sản Việt Nam cho là “giải phóng miền Nam” được tổ chức quy mô trên cả nước với kinh phí hàng triệu đô la, thì hàng chục hộ dân tại phường Tân Xuyên, thành phố Cà Mau vẫn đang sống trong điều kiện hạ tầng tối thiểu, không có điện lưới, nước máy hay đường giao thông.
Theo xác nhận của ông Lê Văn Luân, Chủ tịch phường Tân Xuyên, hiện có khoảng 70 hộ dân sinh sống dọc tuyến kênh Lung Lá dài khoảng 3 km, thuộc khóm 5, vẫn phải sống trong tình trạng “ba không”: không có điện lưới quốc gia, không có đường giao thông nông thôn, và không có nước sạch sinh hoạt.
“Địa phương đã đề xuất xây dựng đường và điện sinh hoạt, nhưng do còn nhiều khu vực khác được ưu tiên đầu tư trước nên tuyến này vẫn chưa được triển khai,” ông Nhứt cho biết với báo Dân Trí ngày 9 Tháng Tư.
Người dân tại đây, nhiều người đã sinh sống từ trước năm 1975, cho biết họ đã nhiều lần kiến nghị, hy vọng có con đường ổn định để đi lại trong mùa mưa nắng, nhưng thực tế cho đến nay vẫn chỉ dừng lại ở các cuộc khảo sát.
“Đường đất trơn trượt, mưa xuống là không thể di chuyển. Người dân hùn nhau làm vài đoạn đường nhỏ chỉ rộng khoảng 30cm, nhưng quá hẹp và nguy hiểm. Có khi xe gắn máy trượt ngã xuống sông,” ông Võ Văn Trọng, một người dân địa phương, chia sẻ.
Bên cạnh khó khăn về giao thông, việc sử dụng điện sinh hoạt cũng là một thách thức lớn. Do không có điện lưới quốc gia, người dân phải “chia hơi” kéo điện từ những hộ dân ở xa, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn trong mùa mưa bão.
“Chỉ dùng được hai bóng đèn với một cây quạt. Tivi không bật nổi, nấu cơm cũng không chín. Thế mà tiền điện mỗi tháng vẫn tốn vài trăm ngàn,” bà Đặng Tuyết Mai than thở.
Ông Trần Văn Thanh – một người dân cao tuổi trong vùng – sống trong căn nhà không có điện, cho biết tài sản quý nhất là bóng đèn nhỏ chạy bằng tấm pin năng lượng mặt trời.
Ngoài điện, nước sạch cũng là một nhu cầu thiết yếu chưa được đáp ứng. Người dân vẫn phải sử dụng nước giếng khoan bằng hệ thống bơm thủ công, hoạt động bằng máy dầu.
“Chồng tôi phải quay máy dầu mới có nước. Ảnh đi làm thì phải nhờ hàng xóm sang giúp. Mang tiếng sống ở thành phố mà cuộc sống cơ cực, buôn bán khó khăn, con cái đi học cũng vất vả,” cô Hoàng Thị Huệ nói.
Trong bối cảnh cả nước đang dồn lực tổ chức các sự kiện trọng đại, câu chuyện tại kênh Lung Lá đặt ra câu hỏi về hiệu quả phân bổ ngân sách và sự ưu tiên trong đầu tư phát triển hạ tầng cho người dân các khu vực còn khó khăn.
đất Việt
https://eadn-wc04-9642573.nxedge.io/wp-content/uploads/2025/04/cu-dan-tan-xuyen-696x388.jpg
TP. Cà Mau – Trong khi các hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày Cộng Sản Việt Nam cho là “giải phóng miền Nam” được tổ chức quy mô trên cả nước với kinh phí hàng triệu đô la, thì hàng chục hộ dân tại phường Tân Xuyên, thành phố Cà Mau vẫn đang sống trong điều kiện hạ tầng tối thiểu, không có điện lưới, nước máy hay đường giao thông.
Theo xác nhận của ông Lê Văn Luân, Chủ tịch phường Tân Xuyên, hiện có khoảng 70 hộ dân sinh sống dọc tuyến kênh Lung Lá dài khoảng 3 km, thuộc khóm 5, vẫn phải sống trong tình trạng “ba không”: không có điện lưới quốc gia, không có đường giao thông nông thôn, và không có nước sạch sinh hoạt.
“Địa phương đã đề xuất xây dựng đường và điện sinh hoạt, nhưng do còn nhiều khu vực khác được ưu tiên đầu tư trước nên tuyến này vẫn chưa được triển khai,” ông Nhứt cho biết với báo Dân Trí ngày 9 Tháng Tư.
Người dân tại đây, nhiều người đã sinh sống từ trước năm 1975, cho biết họ đã nhiều lần kiến nghị, hy vọng có con đường ổn định để đi lại trong mùa mưa nắng, nhưng thực tế cho đến nay vẫn chỉ dừng lại ở các cuộc khảo sát.
“Đường đất trơn trượt, mưa xuống là không thể di chuyển. Người dân hùn nhau làm vài đoạn đường nhỏ chỉ rộng khoảng 30cm, nhưng quá hẹp và nguy hiểm. Có khi xe gắn máy trượt ngã xuống sông,” ông Võ Văn Trọng, một người dân địa phương, chia sẻ.
Bên cạnh khó khăn về giao thông, việc sử dụng điện sinh hoạt cũng là một thách thức lớn. Do không có điện lưới quốc gia, người dân phải “chia hơi” kéo điện từ những hộ dân ở xa, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn trong mùa mưa bão.
“Chỉ dùng được hai bóng đèn với một cây quạt. Tivi không bật nổi, nấu cơm cũng không chín. Thế mà tiền điện mỗi tháng vẫn tốn vài trăm ngàn,” bà Đặng Tuyết Mai than thở.
Ông Trần Văn Thanh – một người dân cao tuổi trong vùng – sống trong căn nhà không có điện, cho biết tài sản quý nhất là bóng đèn nhỏ chạy bằng tấm pin năng lượng mặt trời.
Ngoài điện, nước sạch cũng là một nhu cầu thiết yếu chưa được đáp ứng. Người dân vẫn phải sử dụng nước giếng khoan bằng hệ thống bơm thủ công, hoạt động bằng máy dầu.
“Chồng tôi phải quay máy dầu mới có nước. Ảnh đi làm thì phải nhờ hàng xóm sang giúp. Mang tiếng sống ở thành phố mà cuộc sống cơ cực, buôn bán khó khăn, con cái đi học cũng vất vả,” cô Hoàng Thị Huệ nói.
Trong bối cảnh cả nước đang dồn lực tổ chức các sự kiện trọng đại, câu chuyện tại kênh Lung Lá đặt ra câu hỏi về hiệu quả phân bổ ngân sách và sự ưu tiên trong đầu tư phát triển hạ tầng cho người dân các khu vực còn khó khăn.
đất Việt