duyanh
04-19-2025, 12:39 PM
Khói đốt đồng muôn thuở còn vương…
CÀ MAU, Việt Nam (NV) – Khói đốt đồng thơm nồng rơm rạ, hăng hắc cỏ tươi, khen khét thịt các con vật bị cháy thiêu. Mùi vị mong manh ấy một lần thấm vô tuổi thơ sẽ đeo đẳng mãi trong ký ức đời người.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2025/04/DL-Khoi-dot-dong-1-scaled.jpg
Khói đốt đồng. (Hình: Thanh Trang)
Tùy theo vùng miền, đồng đất, mùa đốt đồng kéo dài từ Tháng Chạp năm trước tới Tháng Tư năm sau. Có ruộng rải rơm đốt lan, lửa cháy háp tràn trên mặt đất lan ra màn khói mỏng. Nơi đất thấp, cỏ dày lại đốt ngún, lửa leo lét hoặc cháy ngầm phả lên trời ngọn khói lam lan tỏa.
Không phải ngày nay khói mới thành nỗi nhớ. Hàng ngàn năm trước, thi bá Tô Hiệu đã từng xúc cảm thành danh tác để đời: “Quê hương khuất bóng hoàng hôn/ Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?” (“Hoàng Hạc Lâu” – Thôi Hiệu, Tản Đà dịch).
Trong thi ca lãng mạn tiền chiến, nhà thơ Hồ Dzếnh mượn khói làm thơ cho nhạc sĩ Dương Thiệu Tước dệt nên giai điệu bất tử: “Nhớ nhà châm điếu thuốc/ Khói buồn bay lên cây.”
Khói thơ, khói đẹp. Nhưng “sương khói mờ nhân ảnh” ấy có thể chỉ là rung cảm trong tâm thức chủ quan. Khói hoàng hôn hay khói thuốc hơi cá biệt. Khói đốt đồng cuộn lên theo mùa vụ như lời hẹn ước chia ly đã thành nỗi niềm của mỗi con người đã từng một lần nhìn ngắm, hít thở không gian thực ảo đó.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2025/04/DL-Khoi-dot-dong-2.jpg
Tát đìa bắt cá. (Hình: Huỳnh Lâm)
Ngậm ngùi mùi khói đốt đồng!
Nhạc sĩ Bắc Sơn đã giai điệu hóa cung bậc cảm xúc rất thực ấy đến cuốn hút muôn triệu người: “Nắng hạ đi, mây trôi lang thang cho hạ buồn/ Coi khói đốt đồng để ngậm ngùi, chim nhớ lá rừng.”
Ca khúc “Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè” rót vào lòng người cung bậc dân gian và hình ảnh thân thiết “cậu ngồi mẹ nhổ tóc sâu” mà đăm đắm ngậm ngùi làn khói đốt đồng.
Không chỉ thế hệ lớn tuổi từng sống ở nông thôn, ma lực khói đốt đồng cuốn hút cả thế hệ trẻ thành thị. Con trai tôi thế hệ 9X sinh ra ở Sài Gòn, mỗi năm về quê chỉ đôi lần giỗ Tết, ấy vậy mà năm rồi về quê lên, nó tấm tắc khoe với tôi tấm hình đám lúa đang gặt, làn khói đốt đồng nghi ngút. “Người ta gặt lúa trong đồng sâu, con phải liều bỏ xe gắn máy ngoài quốc lộ, lội ruộng mấy trăm thước mới chụp được tấm này,” nó khoe.
Không chỉ là hình ảnh đẹp hư thực của cánh đồng bốc lừa, làn khói lam mù mịt hoặc mỏng manh lơ lửng đụn trời xanh. Không chỉ là mùi vị hương khói đậm đà riêng biệt. Không chỉ là mặt đất trắng xám phủ từng sọc tro đen như bức tranh lập thể khổng lồ. Khói đốt đồng là biểu trưng của không gian, thời gian sống gắn với đời người.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2025/04/DL-Khoi-dot-dong-3.jpg
Trẻ con cũng bắt được con cá lóc to. (Hình: Thanh Trang)
Mùa vui thôn xóm tát đìa
Mùa đốt đồng vắt ngang gần suốt mùa khô, mùa nắng của đất phương Nam, từ khi thu hoạch vụ mùa, Đông Xuân đến khi trời sắp sa mưa. Hàm chứa trong khoảng ấy là biết bao kỷ niệm ngọt ngào của sinh cảnh đồng quê.
Gắn với đời sống, sôi nổi nhất mùa đốt đồng là mùa tát đìa (những lỏm đất thấp ngập nước), mương bắt cá. Mưa dứt từ lâu, gió chướng đã yếu, nước sông ròng sát, nên thuận lợi tát đìa, mương quanh nhà. Phải be bờ đắp đập ngăn nước sông, phải tát cạn nước đìa bằng gàu vai hay máy bơm nước, dọn cỏ khi nước cạn cá nằm phơi lưng hoặc chúi xuống bùn, người ta bắt bằng tay không cần dụng cụ.
Nhà biên kịch Võ Đắc Dự quá nửa đời người sống ở Cà Mau kể rằng, ở U Minh thời trước tôm cá nhiều, cá tát đìa không mang vác nổi, phải dùng trâu kéo. Thương lái cũng không mua xuể, phải xẻ khô, làm mắm. Chủ đìa không tự tát mà cả xóm cùng tham gia tiếp sức. Khi thu hoạch xong sẽ chia cá trả công. Người dân trong xóm cứ luân phiên nay nhà này, mai nhà khác tát đìa.
Ở các vùng miền khác, tuy không giàu tôm cá như U Minh nhưng tính chất công việc cũng tương tự, nên tát đìa là ngày vui cả xóm. Cứ như vậy, tát đìa không chỉ là hoạt động vì sinh kế mà còn là cơ hội thắt chặt tình làng nghĩa xóm.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2025/04/DL-Khoi-dot-dong-4.jpg
Đào hang bắt chuột. (Hình: Thanh Trang)
Đó là việc người lớn, với con nít, niềm vui tát đìa là được bắt hôi. Theo thông lệ, chủ đìa bắt được 2/3 diện tích của đìa thì con nít trong xóm sẽ tràn xuống bắt sau lưng chủ nhà. Theo thông lệ, trẻ bắt hôi chỉ được hưởng cá nhỏ, cá lớn phải trả cho chủ đìa. Thật ra đây chỉ là quy ước của cách sống điệu nghệ chứ không mấy chủ đìa đòi hỏi khó dễ chuyện này, nếu bắt được cá lớn, lên tiếng xin người chủ vẫn cho. Nhưng niềm vui bản năng của con trẻ bắt hôi vẫn là “qua mặt” chủ nhà bắt cá lớn lén bỏ vô đục hoặc bẻ cổ ém sâu trong bùn làm “chiến lợi phẩm” khi chủ nhà rời đi.
Có chủ nhà chơi cắc cớ, xét đục đám trẻ bắt hôi. Nhiều trẻ xanh mặt nhưng té ra ông chủ coi đứa nào xui hoặc không có tay sát cá, đục lưng hoặc không có cá lớn ông bỏ cho thêm. Ngược lại lắm khi trời bất dung gian, đìa lớn, bắt quá lâu, khi vắng người quay lại tìm mấy con cá ém dưới bùn thì đã bị chết sình chỉ biết cười trừ làm bài học nhớ đời.
Tôi liên tưởng tới món cá lóc nướng trui, nướng đất sét, phải chăng nó có nguồn gốc từ mùa đốt đồng và tát đìa này?
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2025/04/DL-Khoi-dot-dong-5.jpg
Dậm cù bằng máy cày để bắt chuột đồng. (Hình: Thanh Trang)
Dậm cù, đào hang săn “gà đồng”
Niềm vui và cũng là nguồn thực phẩm thứ hai trong mùa đốt đồng là bắt chuột đồng. Sau mùa lúa, chuột được tẩm bổ từ lúc có đòng đòng đến khi lúa chín nên mập núc ních, ú nù được gọi vui là “gà đồng.”
Có hai cách bắt chuột là đào hang và dậm cù. Bắt chuột vui và cả hai cách đều phải có đông người không thể làm riêng lẻ, lại cần có thêm trợ thủ là vài con chó săn. Không cần chó săn chuyên nghiệp, chỉ là chó nhà nhưng giỏi đánh mùi, nhanh nhẹn.
Với ruộng khô, chuột đào hang ở ven bờ, rất tinh ranh nên có rất nhiều ngách để ẩn náu và thoát thân khi có biến. Tuy vậy gót chân asin của chuột vẫn lộ ra từ mớ đất đào hang bị đùn ra ngoài cửa hang. Nhìn mớ đất đùn người săn biết ngay hang mới hay cũ, có chuột hay không. Biểu hiện cách hực, cào chân, sủa của chó cũng là phương cách xác định chính xác là hang có chuột. Người ta đào từ miệng hang, chặn các ngách lần tìm tới nơi trú ẩn mà tóm từng con. Đa phần chuột không rúc đầu chịu chết mà tung chạy thoát thân nhưng với các bàn tay chuyên nghiệp đang chờ đón chuột vô phương thoát được.
Với những đám cỏ dày rậm rạp nhóm săn chuột sẽ đi vòng quanh theo vòng tròn đồng tâm ngày càng nhỏ lại gọi là dậm cù. Thời nay, tân tiến hơn với những đám đất lớn người ta gom cù bằng máy cày chạy vòng quanh. Sợ tiếng động dậm cù, chuột gom vào trung tâm của đám cỏ, khi vòng tròn đã siết đến mức nhỏ nhất thì cả nhóm cùng xông vào bắt chuột. Các chú chó là quân tiên phong khi dậm, nhưng khi bắt chỉ được làm hậu vệ thòng truy bắt những con chuột đã thoát khỏi vòng vây vì chuột bị chó cắn thịt bầm vập mất ngon.
Bắt chuột không chỉ là để ăn thịt mà còn ngăn nguy cơ phá lúa mùa kế tiếp nên không phân biệt ruộng anh ruộng tui, ai bắt được ở đâu thì cứ bắt. Có điều, dân chơi điệu nghệ thì nhớ trả về nguyên trạng như khi đào hang, phá bờ ruộng thì phải lấp trả nguyên trạng.
Ăn thịt chuột mới nghe hơi mất văn minh nhưng với đa số người miền Tây đã thành đặc sản. Nếu thịt bò làm ra bảy món thì thịt chuột cũng có rô ti, áp chảo, bằm xúc lá điều, đến cả quay lu.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2025/04/DL-Khoi-dot-dong-6-scaled.jpg
Trẻ con ở Mộc Hóa, Đồng Tháp Mười, bắt chuột trên đồng lúa mới gặt. (Hình: Thanh Trang)
Gánh nước ao làng
Những ai yêu thích cải lương, vọng cổ hẳn sẽ nhớ bài “Gánh Nước Đêm Trăng” của cố nghệ sĩ Viễn Châu với giọng hát ngọt ngào của ông vua vọng cổ Út Trà Ôn. Gánh nước chính là sinh cảnh thơ mộng đặc trưng của miền quê mùa đốt đồng. Ở phần lớn miền Nam chỉ trừ miệt vườn nước ngọt, sang Tháng Giêng thì hầu hết nước sông đã trở mặn. Trừ một ít gia đình khá giả có hàng lu sành chứa nước mưa, hầu hết cư dân hằng ngày đều gánh nước ngọt từ ao, giếng của làng về nhà cho nhu cầu sinh hoạt.
Người ta không gánh nước một mình và gánh nước đêm như câu chuyện thơ mộng trong bài hát mà đi thành đoàn, thành nhóm vào mỗi buổi chiều. Hình ảnh đồng quê bảng lảng làn khói đốt đồng được điểm tô thêm nét điểm nhấn đoàn thôn nữ kĩu kịt gánh nước nhịp nhàng đi trong nắng chiều vàng. Có không hiếm câu chuyện hẹn hò, những mối tình, cặp hôn nhân đã bắt đầu bên bờ ao, giếng nước, trên con đường đất ẩm ướt, loang lổ vì nước sóng sánh tràn ra. Cũng không ít cuộc tình chỉ đủ để làm nỗi nhớ khó phai.
Khói mong manh, lửa leo lét, mùi vị pha loãng trong không gian, cứ như chuyện thoáng qua, cứ như vô tri, vô nghĩa. Thế nhưng, hương khói đốt đồng ám vô tiềm thức mỗi người, rồi đôi khi bất chợt thức dậy tình cờ như tro ngún gặp ngọn gió nồm thôi thúc. (Thanh Trang)
CÀ MAU, Việt Nam (NV) – Khói đốt đồng thơm nồng rơm rạ, hăng hắc cỏ tươi, khen khét thịt các con vật bị cháy thiêu. Mùi vị mong manh ấy một lần thấm vô tuổi thơ sẽ đeo đẳng mãi trong ký ức đời người.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2025/04/DL-Khoi-dot-dong-1-scaled.jpg
Khói đốt đồng. (Hình: Thanh Trang)
Tùy theo vùng miền, đồng đất, mùa đốt đồng kéo dài từ Tháng Chạp năm trước tới Tháng Tư năm sau. Có ruộng rải rơm đốt lan, lửa cháy háp tràn trên mặt đất lan ra màn khói mỏng. Nơi đất thấp, cỏ dày lại đốt ngún, lửa leo lét hoặc cháy ngầm phả lên trời ngọn khói lam lan tỏa.
Không phải ngày nay khói mới thành nỗi nhớ. Hàng ngàn năm trước, thi bá Tô Hiệu đã từng xúc cảm thành danh tác để đời: “Quê hương khuất bóng hoàng hôn/ Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?” (“Hoàng Hạc Lâu” – Thôi Hiệu, Tản Đà dịch).
Trong thi ca lãng mạn tiền chiến, nhà thơ Hồ Dzếnh mượn khói làm thơ cho nhạc sĩ Dương Thiệu Tước dệt nên giai điệu bất tử: “Nhớ nhà châm điếu thuốc/ Khói buồn bay lên cây.”
Khói thơ, khói đẹp. Nhưng “sương khói mờ nhân ảnh” ấy có thể chỉ là rung cảm trong tâm thức chủ quan. Khói hoàng hôn hay khói thuốc hơi cá biệt. Khói đốt đồng cuộn lên theo mùa vụ như lời hẹn ước chia ly đã thành nỗi niềm của mỗi con người đã từng một lần nhìn ngắm, hít thở không gian thực ảo đó.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2025/04/DL-Khoi-dot-dong-2.jpg
Tát đìa bắt cá. (Hình: Huỳnh Lâm)
Ngậm ngùi mùi khói đốt đồng!
Nhạc sĩ Bắc Sơn đã giai điệu hóa cung bậc cảm xúc rất thực ấy đến cuốn hút muôn triệu người: “Nắng hạ đi, mây trôi lang thang cho hạ buồn/ Coi khói đốt đồng để ngậm ngùi, chim nhớ lá rừng.”
Ca khúc “Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè” rót vào lòng người cung bậc dân gian và hình ảnh thân thiết “cậu ngồi mẹ nhổ tóc sâu” mà đăm đắm ngậm ngùi làn khói đốt đồng.
Không chỉ thế hệ lớn tuổi từng sống ở nông thôn, ma lực khói đốt đồng cuốn hút cả thế hệ trẻ thành thị. Con trai tôi thế hệ 9X sinh ra ở Sài Gòn, mỗi năm về quê chỉ đôi lần giỗ Tết, ấy vậy mà năm rồi về quê lên, nó tấm tắc khoe với tôi tấm hình đám lúa đang gặt, làn khói đốt đồng nghi ngút. “Người ta gặt lúa trong đồng sâu, con phải liều bỏ xe gắn máy ngoài quốc lộ, lội ruộng mấy trăm thước mới chụp được tấm này,” nó khoe.
Không chỉ là hình ảnh đẹp hư thực của cánh đồng bốc lừa, làn khói lam mù mịt hoặc mỏng manh lơ lửng đụn trời xanh. Không chỉ là mùi vị hương khói đậm đà riêng biệt. Không chỉ là mặt đất trắng xám phủ từng sọc tro đen như bức tranh lập thể khổng lồ. Khói đốt đồng là biểu trưng của không gian, thời gian sống gắn với đời người.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2025/04/DL-Khoi-dot-dong-3.jpg
Trẻ con cũng bắt được con cá lóc to. (Hình: Thanh Trang)
Mùa vui thôn xóm tát đìa
Mùa đốt đồng vắt ngang gần suốt mùa khô, mùa nắng của đất phương Nam, từ khi thu hoạch vụ mùa, Đông Xuân đến khi trời sắp sa mưa. Hàm chứa trong khoảng ấy là biết bao kỷ niệm ngọt ngào của sinh cảnh đồng quê.
Gắn với đời sống, sôi nổi nhất mùa đốt đồng là mùa tát đìa (những lỏm đất thấp ngập nước), mương bắt cá. Mưa dứt từ lâu, gió chướng đã yếu, nước sông ròng sát, nên thuận lợi tát đìa, mương quanh nhà. Phải be bờ đắp đập ngăn nước sông, phải tát cạn nước đìa bằng gàu vai hay máy bơm nước, dọn cỏ khi nước cạn cá nằm phơi lưng hoặc chúi xuống bùn, người ta bắt bằng tay không cần dụng cụ.
Nhà biên kịch Võ Đắc Dự quá nửa đời người sống ở Cà Mau kể rằng, ở U Minh thời trước tôm cá nhiều, cá tát đìa không mang vác nổi, phải dùng trâu kéo. Thương lái cũng không mua xuể, phải xẻ khô, làm mắm. Chủ đìa không tự tát mà cả xóm cùng tham gia tiếp sức. Khi thu hoạch xong sẽ chia cá trả công. Người dân trong xóm cứ luân phiên nay nhà này, mai nhà khác tát đìa.
Ở các vùng miền khác, tuy không giàu tôm cá như U Minh nhưng tính chất công việc cũng tương tự, nên tát đìa là ngày vui cả xóm. Cứ như vậy, tát đìa không chỉ là hoạt động vì sinh kế mà còn là cơ hội thắt chặt tình làng nghĩa xóm.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2025/04/DL-Khoi-dot-dong-4.jpg
Đào hang bắt chuột. (Hình: Thanh Trang)
Đó là việc người lớn, với con nít, niềm vui tát đìa là được bắt hôi. Theo thông lệ, chủ đìa bắt được 2/3 diện tích của đìa thì con nít trong xóm sẽ tràn xuống bắt sau lưng chủ nhà. Theo thông lệ, trẻ bắt hôi chỉ được hưởng cá nhỏ, cá lớn phải trả cho chủ đìa. Thật ra đây chỉ là quy ước của cách sống điệu nghệ chứ không mấy chủ đìa đòi hỏi khó dễ chuyện này, nếu bắt được cá lớn, lên tiếng xin người chủ vẫn cho. Nhưng niềm vui bản năng của con trẻ bắt hôi vẫn là “qua mặt” chủ nhà bắt cá lớn lén bỏ vô đục hoặc bẻ cổ ém sâu trong bùn làm “chiến lợi phẩm” khi chủ nhà rời đi.
Có chủ nhà chơi cắc cớ, xét đục đám trẻ bắt hôi. Nhiều trẻ xanh mặt nhưng té ra ông chủ coi đứa nào xui hoặc không có tay sát cá, đục lưng hoặc không có cá lớn ông bỏ cho thêm. Ngược lại lắm khi trời bất dung gian, đìa lớn, bắt quá lâu, khi vắng người quay lại tìm mấy con cá ém dưới bùn thì đã bị chết sình chỉ biết cười trừ làm bài học nhớ đời.
Tôi liên tưởng tới món cá lóc nướng trui, nướng đất sét, phải chăng nó có nguồn gốc từ mùa đốt đồng và tát đìa này?
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2025/04/DL-Khoi-dot-dong-5.jpg
Dậm cù bằng máy cày để bắt chuột đồng. (Hình: Thanh Trang)
Dậm cù, đào hang săn “gà đồng”
Niềm vui và cũng là nguồn thực phẩm thứ hai trong mùa đốt đồng là bắt chuột đồng. Sau mùa lúa, chuột được tẩm bổ từ lúc có đòng đòng đến khi lúa chín nên mập núc ních, ú nù được gọi vui là “gà đồng.”
Có hai cách bắt chuột là đào hang và dậm cù. Bắt chuột vui và cả hai cách đều phải có đông người không thể làm riêng lẻ, lại cần có thêm trợ thủ là vài con chó săn. Không cần chó săn chuyên nghiệp, chỉ là chó nhà nhưng giỏi đánh mùi, nhanh nhẹn.
Với ruộng khô, chuột đào hang ở ven bờ, rất tinh ranh nên có rất nhiều ngách để ẩn náu và thoát thân khi có biến. Tuy vậy gót chân asin của chuột vẫn lộ ra từ mớ đất đào hang bị đùn ra ngoài cửa hang. Nhìn mớ đất đùn người săn biết ngay hang mới hay cũ, có chuột hay không. Biểu hiện cách hực, cào chân, sủa của chó cũng là phương cách xác định chính xác là hang có chuột. Người ta đào từ miệng hang, chặn các ngách lần tìm tới nơi trú ẩn mà tóm từng con. Đa phần chuột không rúc đầu chịu chết mà tung chạy thoát thân nhưng với các bàn tay chuyên nghiệp đang chờ đón chuột vô phương thoát được.
Với những đám cỏ dày rậm rạp nhóm săn chuột sẽ đi vòng quanh theo vòng tròn đồng tâm ngày càng nhỏ lại gọi là dậm cù. Thời nay, tân tiến hơn với những đám đất lớn người ta gom cù bằng máy cày chạy vòng quanh. Sợ tiếng động dậm cù, chuột gom vào trung tâm của đám cỏ, khi vòng tròn đã siết đến mức nhỏ nhất thì cả nhóm cùng xông vào bắt chuột. Các chú chó là quân tiên phong khi dậm, nhưng khi bắt chỉ được làm hậu vệ thòng truy bắt những con chuột đã thoát khỏi vòng vây vì chuột bị chó cắn thịt bầm vập mất ngon.
Bắt chuột không chỉ là để ăn thịt mà còn ngăn nguy cơ phá lúa mùa kế tiếp nên không phân biệt ruộng anh ruộng tui, ai bắt được ở đâu thì cứ bắt. Có điều, dân chơi điệu nghệ thì nhớ trả về nguyên trạng như khi đào hang, phá bờ ruộng thì phải lấp trả nguyên trạng.
Ăn thịt chuột mới nghe hơi mất văn minh nhưng với đa số người miền Tây đã thành đặc sản. Nếu thịt bò làm ra bảy món thì thịt chuột cũng có rô ti, áp chảo, bằm xúc lá điều, đến cả quay lu.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2025/04/DL-Khoi-dot-dong-6-scaled.jpg
Trẻ con ở Mộc Hóa, Đồng Tháp Mười, bắt chuột trên đồng lúa mới gặt. (Hình: Thanh Trang)
Gánh nước ao làng
Những ai yêu thích cải lương, vọng cổ hẳn sẽ nhớ bài “Gánh Nước Đêm Trăng” của cố nghệ sĩ Viễn Châu với giọng hát ngọt ngào của ông vua vọng cổ Út Trà Ôn. Gánh nước chính là sinh cảnh thơ mộng đặc trưng của miền quê mùa đốt đồng. Ở phần lớn miền Nam chỉ trừ miệt vườn nước ngọt, sang Tháng Giêng thì hầu hết nước sông đã trở mặn. Trừ một ít gia đình khá giả có hàng lu sành chứa nước mưa, hầu hết cư dân hằng ngày đều gánh nước ngọt từ ao, giếng của làng về nhà cho nhu cầu sinh hoạt.
Người ta không gánh nước một mình và gánh nước đêm như câu chuyện thơ mộng trong bài hát mà đi thành đoàn, thành nhóm vào mỗi buổi chiều. Hình ảnh đồng quê bảng lảng làn khói đốt đồng được điểm tô thêm nét điểm nhấn đoàn thôn nữ kĩu kịt gánh nước nhịp nhàng đi trong nắng chiều vàng. Có không hiếm câu chuyện hẹn hò, những mối tình, cặp hôn nhân đã bắt đầu bên bờ ao, giếng nước, trên con đường đất ẩm ướt, loang lổ vì nước sóng sánh tràn ra. Cũng không ít cuộc tình chỉ đủ để làm nỗi nhớ khó phai.
Khói mong manh, lửa leo lét, mùi vị pha loãng trong không gian, cứ như chuyện thoáng qua, cứ như vô tri, vô nghĩa. Thế nhưng, hương khói đốt đồng ám vô tiềm thức mỗi người, rồi đôi khi bất chợt thức dậy tình cờ như tro ngún gặp ngọn gió nồm thôi thúc. (Thanh Trang)