duyanh
04-28-2025, 01:28 PM
Thoát khỏi Việt Nam: Nhà hoạt động Nguyễn Hồ Nhật Thành và hành trình không lối thoát
https://eadn-wc04-9642573.nxedge.io/wp-content/uploads/2025/04/nguyen-nhat-thanh-696x432.jpg
MISSISSAUGA, CANADA – Từ những ngày ngột ngạt ở Sài Gòn đến miền đất lạnh Canada, nhà hoạt động Nguyễn Hồ Nhật Thành, 39 tuổi, cùng vợ và hai con vừa đặt chân tới bến bờ tự do sau một hành trình vượt thoát đầy bất trắc.
Trò chuyện với Nhật Báo Viễn Đông hôm 26 Tháng Tư, ông Thành kể lại chuỗi ngày quyết định rời bỏ quê hương, nơi mà các dự án giáo dục về dân quyền của ông liên tục bị nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam siết chặt. “Mọi chuyện xảy ra như một phép màu, khó lý giải bằng lẽ thường,” ông nói.
Từ cuối năm 2023, an ninh liên tục tấn công vào Fred Hub – dự án do ông sáng lập, cáo buộc nơi này dính líu tới những tổ chức bị họ xem là “phản động” như VOICE hay Luật Khoa tạp chí. Cứ vài ngày, lại có người thân quen với ông bị gọi lên thẩm vấn. Giữa lúc áp lực và nguy cơ bị bắt giam ngày càng gia tăng, bạn bè thúc giục ông rời đi, nhưng mãi đến cuối Tháng Hai năm ngoái, khi một cộng tác viên bị ép tố cáo ông “âm mưu lật đổ chế độ,” ông mới buộc phải chọn cách ra đi.
Ông Thành đưa gia đình vượt biên sang Thái Lan, tự tìm đến Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) để xin tị nạn. “Tôi không chọn Canada,” ông kể, “tôi chỉ mong nơi nào nhanh nhất có thể. Dù trong thâm tâm, tôi muốn đi Úc cho gần Việt Nam.” Và rồi, định mệnh đã đưa ông tới thành phố Mississauga.
Đây không phải lần đầu ông Thành đối mặt với bạo lực. Hồi cuối năm 2016, chỉ ba ngày sau khi Tổng Thống Barack Obama ký Đạo Luật Magnitsky về nhân quyền, ông bị công an đánh đập tàn nhẫn ngay giữa lòng Sài Gòn.
Giờ đây, ở một nơi xa lắc quê nhà, ông nhìn lại chặng đường cũ mà không chút tiếc nuối. “Nếu ở lại, tôi phải chấp nhận tù tội hoặc tự chôn vùi giấc mơ giáo dục. Tôi chọn tự do,” ông khẳng định.
Khi bàn về tình hình xã hội dân sự ở Việt Nam, ông Thành không giấu sự chua xót. Ông cho rằng so với thời kỳ sôi động 2011-2018, không khí hiện nay nhuốm màu ảm đạm. Nhà cầm quyền đã siết chặt truyền thông, kiểm soát mạng xã hội, chỉ để tồn tại những phong trào “đúng định hướng,” còn những tiếng nói độc lập thì bị bóp nghẹt không thương tiếc.
“Phong trào dân chủ hóa Việt Nam,” ông nói, “không phải chuyện một sớm một chiều, mà là công cuộc của nhiều thế hệ, là hành trình cả đời người.”
đất Việt
https://eadn-wc04-9642573.nxedge.io/wp-content/uploads/2025/04/nguyen-nhat-thanh-696x432.jpg
MISSISSAUGA, CANADA – Từ những ngày ngột ngạt ở Sài Gòn đến miền đất lạnh Canada, nhà hoạt động Nguyễn Hồ Nhật Thành, 39 tuổi, cùng vợ và hai con vừa đặt chân tới bến bờ tự do sau một hành trình vượt thoát đầy bất trắc.
Trò chuyện với Nhật Báo Viễn Đông hôm 26 Tháng Tư, ông Thành kể lại chuỗi ngày quyết định rời bỏ quê hương, nơi mà các dự án giáo dục về dân quyền của ông liên tục bị nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam siết chặt. “Mọi chuyện xảy ra như một phép màu, khó lý giải bằng lẽ thường,” ông nói.
Từ cuối năm 2023, an ninh liên tục tấn công vào Fred Hub – dự án do ông sáng lập, cáo buộc nơi này dính líu tới những tổ chức bị họ xem là “phản động” như VOICE hay Luật Khoa tạp chí. Cứ vài ngày, lại có người thân quen với ông bị gọi lên thẩm vấn. Giữa lúc áp lực và nguy cơ bị bắt giam ngày càng gia tăng, bạn bè thúc giục ông rời đi, nhưng mãi đến cuối Tháng Hai năm ngoái, khi một cộng tác viên bị ép tố cáo ông “âm mưu lật đổ chế độ,” ông mới buộc phải chọn cách ra đi.
Ông Thành đưa gia đình vượt biên sang Thái Lan, tự tìm đến Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) để xin tị nạn. “Tôi không chọn Canada,” ông kể, “tôi chỉ mong nơi nào nhanh nhất có thể. Dù trong thâm tâm, tôi muốn đi Úc cho gần Việt Nam.” Và rồi, định mệnh đã đưa ông tới thành phố Mississauga.
Đây không phải lần đầu ông Thành đối mặt với bạo lực. Hồi cuối năm 2016, chỉ ba ngày sau khi Tổng Thống Barack Obama ký Đạo Luật Magnitsky về nhân quyền, ông bị công an đánh đập tàn nhẫn ngay giữa lòng Sài Gòn.
Giờ đây, ở một nơi xa lắc quê nhà, ông nhìn lại chặng đường cũ mà không chút tiếc nuối. “Nếu ở lại, tôi phải chấp nhận tù tội hoặc tự chôn vùi giấc mơ giáo dục. Tôi chọn tự do,” ông khẳng định.
Khi bàn về tình hình xã hội dân sự ở Việt Nam, ông Thành không giấu sự chua xót. Ông cho rằng so với thời kỳ sôi động 2011-2018, không khí hiện nay nhuốm màu ảm đạm. Nhà cầm quyền đã siết chặt truyền thông, kiểm soát mạng xã hội, chỉ để tồn tại những phong trào “đúng định hướng,” còn những tiếng nói độc lập thì bị bóp nghẹt không thương tiếc.
“Phong trào dân chủ hóa Việt Nam,” ông nói, “không phải chuyện một sớm một chiều, mà là công cuộc của nhiều thế hệ, là hành trình cả đời người.”
đất Việt