giahamdzui
05-30-2025, 12:29 PM
Một gia đình cứu sống và cưu mang trẻ mồ côi trong Chiến tranh Việt Nam
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/640/cpsprodpb/f7ea/live/9b566550-372a-11f0-8947-7d6241f9fce9.jpg.webp
Ông bà Mike và Jacquie Pritchard cùng con trai Matthew và con dâu Helene
Một gia đình đang kỷ niệm 50 năm kể từ khi một bi kịch cá nhân đã dẫn đến quyết định nhận nuôi một em bé từ Việt Nam.
Sĩ quan Không quân Hoàng gia Anh (RAF) Mike Pritchard và vợ là bà Jacquie – sống tại Chalgrove, hạt Oxfordshire – đã mất con trai tên Steven vì hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh khi họ đang ở Singapore vào năm 1974.
Trong một bước ngoặt đầy đau lòng, bà Pritchard đã đến bệnh viện làm thủ thuật triệt sản ngay trong ngày hôm đó.
Giữa nỗi đau mất mát, họ quyết định làm một điều tích cực.
Biết rằng chiến tranh ở Việt Nam đã khiến nhiều trẻ em mồ côi, họ bắt đầu tìm hiểu về việc nhận con nuôi.
Skip Đọc nhiều nhất and continue reading
"Người ta gửi cho chúng tôi một bức ảnh và nói rằng 'đây là em bé mà ông bà có thể nhận nuôi'," bà Pritchard kể lại.
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/640/cpsprodpb/9adb/live/508de2d0-372c-11f0-8519-3b5a01ebe413.jpg.webp
Matthew được gia đình Pritchard nhận nuôi vào những năm 1970
Ông Pritchard bay đến Sài Gòn để đón cậu bé, họ đặt tên cậu là Matthew.
"Lần đầu tiên tôi bế Matthew. Cặp mắt nhỏ của cậu bé, tôi đã nói 'con là người dành cho chúng ta'. Tuyệt, đóng dấu, vậy là xong," ông Pritchard giải thích.
Nhưng có một trở ngại. Thủ tục giấy tờ sẽ mất sáu tuần, vì vậy ông Pritchard phải bay trở lại Singapore mà không có Matthew và chờ đợi.
Ngay sau đó, vợ chồng ông nghe tin một chiếc máy bay vận tải chở trẻ mồ côi Việt Nam di tản đến Mỹ bị rơi, tổn thất lớn về người.
Họ lo ngại Matthew có thể đã ở trên máy bay.
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/640/cpsprodpb/5e4f/live/2841b1f0-372f-11f0-8947-7d6241f9fce9.jpg.webp
Cậu bé Việt Nam mù mười tuổi tên Thuy chụp ảnh cùng ông Pritchard
Ông Pritchard bay trở lại Sài Gòn và biết rằng Matthew vẫn an toàn. Nhưng cậu bé đã được đưa đến Sydney, Úc trên một chiếc máy bay khác.
Vào lúc đó, ông Pritchard nhìn thấy một cơ hội khác.
"Tôi nói 'này, tôi biết mình cuối cùng sẽ đi khỏi đây. Các anh có muốn tôi đưa một số em bé đi không?'" ông kể lại.
"Tôi được hỏi, tôi có muốn đưa một cậu bé mù 10 tuổi đi không?
"Tôi nói đồng ý, tất nhiên rồi! Chúng tôi bay đến Hong Kong. Tất cả bọn trẻ đều ở trước mặt tôi trong những chiếc hộp các tông.
"Nhiều người nói rằng tôi rất dũng cảm khi làm điều đó. Tôi chỉ nghĩ rằng tôi đã làm những gì tôi cần làm."
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/640/cpsprodpb/62fe/live/a15edfc0-3731-11f0-96c3-cf669419a2b0.jpg.webp
Matthew Pritchard with his mother, JacquieNguồn hình ảnh,Pritchard family
Matthew Pritchard cùng mẹ Jacquie
Cuối cùng, các em bé đã được đưa bằng máy bay đến Anh, nơi chúng được cha mẹ mới đón về.
"Khi tôi biết rằng những em bé này đã an toàn bên gia đình nhận nuôi, tôi nghĩ: 'Đây là lúc mình nên rút lui'," ông Pritchard chia sẻ.
Trở lại Singapore, vợ chồng ông chờ đợi chuyến bay đưa bé Matthew đến với họ.
"Chúng tôi thấy một người phụ nữ đang đi tới, bế theo một em bé. Bà ấy đặt bé vào tay tôi và đó là một khoảnh khắc kỳ diệu," bà Pritchard kể lại.
Hai anh em Philip và Matthew lớn lên cùng nhau, theo học tại trường nội trú và đại học ở Anh.
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/640/cpsprodpb/6458/live/0df44f20-3733-11f0-aecb-17d44f25a860.jpg.webp
Matthew Pritchard cho biết ông cảm thấy rất được yêu thương khi còn nhỏ
Matthew nhớ lại rằng khi còn nhỏ, anh thu hút khá nhiều sự chú ý.
"Nhìn lại, tôi có thể hiểu được sự tò mò của mọi người. Tôi là người Việt Nam nhưng có cha mẹ là người Anh. Nhưng bản thân tôi chỉ cảm thấy mình là một đứa trẻ bình thường, được yêu thương và nuôi dạy," ông nói.
"Việc được cứu thoát khỏi một vùng chiến sự thật ra chưa bao giờ là điều tôi nghĩ đến. Tôi cảm thấy mình rất Anh. Nhưng tôi cũng rất tự hào về nguồn gốc và văn hóa của mình."
Cha mẹ của Matthew nhìn lại những sự kiện năm 1974 với nhiều cảm xúc đan xen.
"Bi kịch khi Steven qua đời. Nhưng cái chết của con không phải là vô nghĩa," ông Pritchard nói.
"Điều tốt đẹp luôn có thể sinh ra từ những điều đau buồn."
BBC
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/640/cpsprodpb/f7ea/live/9b566550-372a-11f0-8947-7d6241f9fce9.jpg.webp
Ông bà Mike và Jacquie Pritchard cùng con trai Matthew và con dâu Helene
Một gia đình đang kỷ niệm 50 năm kể từ khi một bi kịch cá nhân đã dẫn đến quyết định nhận nuôi một em bé từ Việt Nam.
Sĩ quan Không quân Hoàng gia Anh (RAF) Mike Pritchard và vợ là bà Jacquie – sống tại Chalgrove, hạt Oxfordshire – đã mất con trai tên Steven vì hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh khi họ đang ở Singapore vào năm 1974.
Trong một bước ngoặt đầy đau lòng, bà Pritchard đã đến bệnh viện làm thủ thuật triệt sản ngay trong ngày hôm đó.
Giữa nỗi đau mất mát, họ quyết định làm một điều tích cực.
Biết rằng chiến tranh ở Việt Nam đã khiến nhiều trẻ em mồ côi, họ bắt đầu tìm hiểu về việc nhận con nuôi.
Skip Đọc nhiều nhất and continue reading
"Người ta gửi cho chúng tôi một bức ảnh và nói rằng 'đây là em bé mà ông bà có thể nhận nuôi'," bà Pritchard kể lại.
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/640/cpsprodpb/9adb/live/508de2d0-372c-11f0-8519-3b5a01ebe413.jpg.webp
Matthew được gia đình Pritchard nhận nuôi vào những năm 1970
Ông Pritchard bay đến Sài Gòn để đón cậu bé, họ đặt tên cậu là Matthew.
"Lần đầu tiên tôi bế Matthew. Cặp mắt nhỏ của cậu bé, tôi đã nói 'con là người dành cho chúng ta'. Tuyệt, đóng dấu, vậy là xong," ông Pritchard giải thích.
Nhưng có một trở ngại. Thủ tục giấy tờ sẽ mất sáu tuần, vì vậy ông Pritchard phải bay trở lại Singapore mà không có Matthew và chờ đợi.
Ngay sau đó, vợ chồng ông nghe tin một chiếc máy bay vận tải chở trẻ mồ côi Việt Nam di tản đến Mỹ bị rơi, tổn thất lớn về người.
Họ lo ngại Matthew có thể đã ở trên máy bay.
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/640/cpsprodpb/5e4f/live/2841b1f0-372f-11f0-8947-7d6241f9fce9.jpg.webp
Cậu bé Việt Nam mù mười tuổi tên Thuy chụp ảnh cùng ông Pritchard
Ông Pritchard bay trở lại Sài Gòn và biết rằng Matthew vẫn an toàn. Nhưng cậu bé đã được đưa đến Sydney, Úc trên một chiếc máy bay khác.
Vào lúc đó, ông Pritchard nhìn thấy một cơ hội khác.
"Tôi nói 'này, tôi biết mình cuối cùng sẽ đi khỏi đây. Các anh có muốn tôi đưa một số em bé đi không?'" ông kể lại.
"Tôi được hỏi, tôi có muốn đưa một cậu bé mù 10 tuổi đi không?
"Tôi nói đồng ý, tất nhiên rồi! Chúng tôi bay đến Hong Kong. Tất cả bọn trẻ đều ở trước mặt tôi trong những chiếc hộp các tông.
"Nhiều người nói rằng tôi rất dũng cảm khi làm điều đó. Tôi chỉ nghĩ rằng tôi đã làm những gì tôi cần làm."
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/640/cpsprodpb/62fe/live/a15edfc0-3731-11f0-96c3-cf669419a2b0.jpg.webp
Matthew Pritchard with his mother, JacquieNguồn hình ảnh,Pritchard family
Matthew Pritchard cùng mẹ Jacquie
Cuối cùng, các em bé đã được đưa bằng máy bay đến Anh, nơi chúng được cha mẹ mới đón về.
"Khi tôi biết rằng những em bé này đã an toàn bên gia đình nhận nuôi, tôi nghĩ: 'Đây là lúc mình nên rút lui'," ông Pritchard chia sẻ.
Trở lại Singapore, vợ chồng ông chờ đợi chuyến bay đưa bé Matthew đến với họ.
"Chúng tôi thấy một người phụ nữ đang đi tới, bế theo một em bé. Bà ấy đặt bé vào tay tôi và đó là một khoảnh khắc kỳ diệu," bà Pritchard kể lại.
Hai anh em Philip và Matthew lớn lên cùng nhau, theo học tại trường nội trú và đại học ở Anh.
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/640/cpsprodpb/6458/live/0df44f20-3733-11f0-aecb-17d44f25a860.jpg.webp
Matthew Pritchard cho biết ông cảm thấy rất được yêu thương khi còn nhỏ
Matthew nhớ lại rằng khi còn nhỏ, anh thu hút khá nhiều sự chú ý.
"Nhìn lại, tôi có thể hiểu được sự tò mò của mọi người. Tôi là người Việt Nam nhưng có cha mẹ là người Anh. Nhưng bản thân tôi chỉ cảm thấy mình là một đứa trẻ bình thường, được yêu thương và nuôi dạy," ông nói.
"Việc được cứu thoát khỏi một vùng chiến sự thật ra chưa bao giờ là điều tôi nghĩ đến. Tôi cảm thấy mình rất Anh. Nhưng tôi cũng rất tự hào về nguồn gốc và văn hóa của mình."
Cha mẹ của Matthew nhìn lại những sự kiện năm 1974 với nhiều cảm xúc đan xen.
"Bi kịch khi Steven qua đời. Nhưng cái chết của con không phải là vô nghĩa," ông Pritchard nói.
"Điều tốt đẹp luôn có thể sinh ra từ những điều đau buồn."
BBC