duyanh
06-01-2025, 01:07 PM
Lừa Lao Động Sang Nam Hàn: Thêm Một Vụ Gây Rúng Động Cộng Đồng
https://eadn-wc04-9642573.nxedge.io/wp-content/uploads/2025/06/han-quoc.jpg
SÀI GÒN – Tưởng rằng được sang Nam Hàn lao động hợp pháp, hơn 130 người dân khắp các tỉnh thành Việt Nam đã rơi vào cái bẫy tinh vi của một đường dây lừa đảo, để rồi mất trắng hơn 23 tỷ đồng. Đứng sau vụ việc là Đỗ Hoàng Linh, 40 tuổi, cư dân tỉnh Vĩnh Long, kẻ vừa bị đưa ra xét xử tại Sài Gòn với cáo buộc “lừa đảo chiếm đoạt tài sản.”
Linh thành lập công ty có tên nghe rất bài bản: Công ty Ngoại Ngữ, Dịch Vụ Dịch Thuật Quốc Tế Nam Hàn, đặt trụ sở tại quận Bình Tân, Sài Gòn. Qua mạng xã hội, hắn quảng bá rầm rộ dịch vụ đưa người sang Nam Hàn làm việc theo visa E7 – loại thị thực dành cho lao động có tay nghề cao. Những lời hứa về một tương lai đổi đời ở xứ người đã khiến nhiều người không ngần ngại dốc hết vốn liếng.
Chi phí trọn gói mà Linh đưa ra là 220 triệu đồng, chia làm ba đợt đóng. Sau hai lần thanh toán, các nạn nhân được hẹn ngày bay và thậm chí được cho xem hình chụp visa như bằng chứng. Nhưng đến khi ra tới sân bay Tân Sơn Nhất, không có ai từ công ty đến hỗ trợ. Điện thoại thì bị chặn. Trụ sở công ty đã đóng cửa từ lúc nào không ai hay.
Khi bị bắt, Linh thừa nhận đã không làm bất kỳ thủ tục nào để đưa các nạn nhân đi Nam Hàn như đã hứa. Số tiền thu được, theo lời khai, đã bị hắn tiêu xài vào mục đích cá nhân và đến nay không có khả năng hoàn trả. Với 130 nạn nhân cùng ký đơn tố cáo, vụ án này đã trở thành một trong những vụ lừa đảo xuất khẩu lao động lớn nhất gần đây.
Tại phiên xét xử hôm 30 Tháng Năm, hội đồng xét xử quyết định trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung vì cho rằng còn nhiều tình tiết chưa được làm rõ.
Không dừng lại ở một cá nhân, những kẽ hở trong quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tại Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện cho các đối tượng lừa đảo trục lợi. Trước đó, vào cuối Tháng Tư, một vụ việc tương tự cũng được phanh phui ở Cần Thơ. Nữ bị can Thái Mộng Cầm, 38 tuổi, mang hai quốc tịch Việt – Nam Hàn, bị cáo buộc lừa đảo 349 người với số tiền hơn 5 tỷ đồng thông qua chương trình visa thời vụ E8-2.
Hai vụ việc xảy ra liên tiếp đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự thiếu kiểm soát của Nhà Cầm Quyền Cộng Sản Việt Nam trong việc giám sát các công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động – một ngành được nhiều người dân xem là lối thoát khỏi đói nghèo nhưng lại dễ trở thành nạn nhân của những giấc mơ ảo.
Đất Việt
https://eadn-wc04-9642573.nxedge.io/wp-content/uploads/2025/06/han-quoc.jpg
SÀI GÒN – Tưởng rằng được sang Nam Hàn lao động hợp pháp, hơn 130 người dân khắp các tỉnh thành Việt Nam đã rơi vào cái bẫy tinh vi của một đường dây lừa đảo, để rồi mất trắng hơn 23 tỷ đồng. Đứng sau vụ việc là Đỗ Hoàng Linh, 40 tuổi, cư dân tỉnh Vĩnh Long, kẻ vừa bị đưa ra xét xử tại Sài Gòn với cáo buộc “lừa đảo chiếm đoạt tài sản.”
Linh thành lập công ty có tên nghe rất bài bản: Công ty Ngoại Ngữ, Dịch Vụ Dịch Thuật Quốc Tế Nam Hàn, đặt trụ sở tại quận Bình Tân, Sài Gòn. Qua mạng xã hội, hắn quảng bá rầm rộ dịch vụ đưa người sang Nam Hàn làm việc theo visa E7 – loại thị thực dành cho lao động có tay nghề cao. Những lời hứa về một tương lai đổi đời ở xứ người đã khiến nhiều người không ngần ngại dốc hết vốn liếng.
Chi phí trọn gói mà Linh đưa ra là 220 triệu đồng, chia làm ba đợt đóng. Sau hai lần thanh toán, các nạn nhân được hẹn ngày bay và thậm chí được cho xem hình chụp visa như bằng chứng. Nhưng đến khi ra tới sân bay Tân Sơn Nhất, không có ai từ công ty đến hỗ trợ. Điện thoại thì bị chặn. Trụ sở công ty đã đóng cửa từ lúc nào không ai hay.
Khi bị bắt, Linh thừa nhận đã không làm bất kỳ thủ tục nào để đưa các nạn nhân đi Nam Hàn như đã hứa. Số tiền thu được, theo lời khai, đã bị hắn tiêu xài vào mục đích cá nhân và đến nay không có khả năng hoàn trả. Với 130 nạn nhân cùng ký đơn tố cáo, vụ án này đã trở thành một trong những vụ lừa đảo xuất khẩu lao động lớn nhất gần đây.
Tại phiên xét xử hôm 30 Tháng Năm, hội đồng xét xử quyết định trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung vì cho rằng còn nhiều tình tiết chưa được làm rõ.
Không dừng lại ở một cá nhân, những kẽ hở trong quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tại Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện cho các đối tượng lừa đảo trục lợi. Trước đó, vào cuối Tháng Tư, một vụ việc tương tự cũng được phanh phui ở Cần Thơ. Nữ bị can Thái Mộng Cầm, 38 tuổi, mang hai quốc tịch Việt – Nam Hàn, bị cáo buộc lừa đảo 349 người với số tiền hơn 5 tỷ đồng thông qua chương trình visa thời vụ E8-2.
Hai vụ việc xảy ra liên tiếp đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự thiếu kiểm soát của Nhà Cầm Quyền Cộng Sản Việt Nam trong việc giám sát các công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động – một ngành được nhiều người dân xem là lối thoát khỏi đói nghèo nhưng lại dễ trở thành nạn nhân của những giấc mơ ảo.
Đất Việt