PDA

View Full Version : Chính phủ Hà Lan sụp đổ sau khi đảng cực hữu PVV rút khỏi liên minh



duyanh
06-04-2025, 01:10 PM
Chính phủ Hà Lan sụp đổ sau khi đảng cực hữu PVV rút khỏi liên minh





https://eadn-wc04-9642573.nxedge.io/wp-content/uploads/2025/06/ba-lan-696x470.jpg

AMSTERDAM – Chính trường Hà Lan rung chuyển vào ngày 3 Tháng Sáu khi ông Geert Wilders, lãnh đạo đảng Tự do (PVV) theo đường lối cực hữu, tuyên bố rút khỏi liên minh cầm quyền do bất đồng sâu sắc về chính sách di dân – kéo theo sự sụp đổ của chính phủ.

Thông tin được chính ông Wilders xác nhận trên mạng xã hội X: “Không có tín hiệu gì cho kế hoạch di dân của chúng tôi… PVV quyết định rời liên minh.” Ông nói thêm rằng đã chính thức thông báo cho thủ tướng về việc rút toàn bộ các bộ trưởng thuộc PVV khỏi nội các, đồng thời nhấn mạnh: “Chúng tôi không thể tiếp tục chịu trách nhiệm cho tình hình hiện tại.”

Theo AFP, cuộc đàm phán cuối cùng giữa các đảng trong liên minh đã diễn ra sáng cùng ngày nhưng chỉ kéo dài chưa đầy 30 phút, với không khí căng thẳng và không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào.

Động thái rút lui của PVV đã đánh dấu sự chấm dứt một liên minh vốn mong manh ngay từ đầu, được thành lập sau khi đảng của ông Wilders bất ngờ giành thắng lợi vang dội trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 11.2023 – một kết quả gây chấn động chính trường châu Âu.

Trong suốt 18 tháng cầm quyền, PVV liên tục thúc ép chính phủ phải thực thi chính sách di dân nghiêm ngặt hơn, như đã cam kết trong thỏa thuận liên minh ban đầu. Tuy nhiên, ông Wilders và các đồng minh tỏ ra ngày càng bất mãn với tốc độ “trì trệ” của tiến trình thực thi.

Hiện tại, theo các cuộc thăm dò dư luận, PVV vẫn là đảng mạnh nhất ở Hà Lan, tuy nhiên khoảng cách giữa họ và đảng Xanh cánh tả của ông Frans Timmermans – cựu Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu – đang bị thu hẹp đáng kể.

Theo giáo sư Sarah de Lange thuộc Đại học Amsterdam, Hà Lan nhiều khả năng sẽ phải tổ chức tổng tuyển cử mới sau kỳ nghỉ hè của quốc hội. Tuy nhiên, bà cũng lưu ý rằng nước này sẽ cần ít nhất 3 tháng để tổ chức bầu cử – đồng nghĩa với việc trong thời gian đó, đất nước sẽ rơi vào trạng thái không có chính phủ chính thức.

Cuộc khủng hoảng lần này một lần nữa cho thấy sự mong manh của các liên minh cầm quyền tại châu Âu khi các đảng cực hữu ngày càng chiếm ưu thế, nhưng lại gặp khó khăn trong việc điều hành khi phải đối mặt với những cam kết tranh cử gây tranh cãi và phản ứng gay gắt từ công chúng và các đối tác liên minh.



Đất Việt