PDA

View Full Version : Vụ Phúc Sơn: Hàng loạt cựu bí thư, chủ tịch tỉnh sắp hầu tòa



giahamdzui
06-11-2025, 01:28 AM
Vụ Phúc Sơn: Hàng loạt cựu bí thư, chủ tịch tỉnh sắp hầu tòa






https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/640/cpsprodpb/3d93/live/c103ec20-45f1-11f0-bace-e1270fc31f5e.jpg.webp

Từ trái qua: ông Lê Duy Thành, bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Nguyễn Văn Hậu (Hậu Pháo)Nguồn hình ảnh,Bộ Công an
Chụp lại hình ảnh,Từ trái qua: ông Lê Duy Thành, bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Nguyễn Văn Hậu (Hậu Pháo)


Tòa án Nhân dân TP Hà Nội vừa ban hành quyết định đưa ra xét xử sơ thẩm công khai 41 người liên quan tới vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn.

Phiên tòa sẽ bắt đầu vào ngày 24/6, dự kiến diễn ra trong vòng 10 ngày.

Trong số những cựu lãnh đạo nổi bật phải ra hầu tòa có:


Tại Vĩnh Phúc: bà Hoàng Thị Thúy Lan - Bí thư Tỉnh ủy, ông Lê Duy Thành - Chủ tịch UBND tỉnh, ông Phạm Hoàng Anh - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy;
Tại Quảng Ngãi: ông Cao Khoa – cựu Chủ tịch UBND tỉnh, ông Lê Viết Chữ – Bí thư Tỉnh ủy, ông Đặng Văn Minh – Chủ tịch UBND tỉnh, cựu Giám đốc Sở Giao thông vận tải.


Tất cả các quan chức này đều bị truy tố về tội "Nhận hối lộ".

Bà Lan và ông Thành bị cáo buộc nhận hối lộ nhiều nhất, lần lượt 47,9 tỷ đồng và 49,8 tỷ đồng.

Một số người nổi bật khác là Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu (thường được gọi Hậu "Pháo") và cựu chánh văn phòng Huyện ủy Mang Thít Đặng Trung Hoành.

Ông Hậu bị truy tố về ba tội danh, gồm: "Đưa hối lộ", "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" và "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng". Còn ông Hoành bị truy tố tội "Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi".

Đưa tin về vụ việc, báo chí Việt Nam cho biết rằng trong giai đoạn điều tra, cảnh sát đã thu 41,5 tỷ đồng, 534 lượng vàng SJC, 1,1 triệu USD. Các bị can, người liên quan nộp khắc phục hậu quả 118 triệu đồng, 900.000 USD. Trong giai đoạn truy tố, các bị can, người liên quan nộp khắc phục thêm gần 67 tỷ đồng.

Ngoài ra, theo cáo trạng, ông Lê Duy Thành được ghi nhận thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tích cực hợp tác để làm rõ bản chất vụ án, tự nguyện nộp lại tiền khắc phục hậu quả 25,5 tỷ đồng và 1,63 triệu USD - lớn hơn số nhận hối lộ (20 tỷ đồng và 1,3 triệu USD); ông có nhiều thành tích trong công tác và đóng góp cho hoạt động an sinh xã hội, gia đình có công với cách mạng.

Bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Phạm Hoàng Anh, ông Cao Khoa, ông Lê Viết Chữ, ông Đặng Văn Minh cùng gần 20 người cũng được ghi nhận là đã "tích cực hợp tác, tự nguyện nộp lại tiền khắc phục hậu quả..."

Một số người đã bị bắt và tội danh tương ứng



https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/640/cpsprodpb/54c6/live/ae0b33d0-45f1-11f0-bace-e1270fc31f5e.jpg.webp

Một phần nguyên nhân khiến công chúng chú ý là mối liên hệ giữa vụ án này với cựu Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.

Ông Võ Văn Thưởng được Trung ương Đảng đồng ý cho thôi các chức vụ trong Đảng và Nhà nước, bao gồm chức chủ tịch nước, vào tháng 3/2024.

Thông báo của Đảng khi đó cho biết ông Thưởng "đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng".

Thời điểm tháng 3/2024, nhiều nhà quan sát đánh giá rằng sai phạm của ông được cho là diễn ra vào giai đoạn ông đang làm bí thư tỉnh Quảng Ngãi, từ năm 2011-2014.

Cũng vào tháng 3/2024, trang thông tin điện tử Đảng bộ khối các cơ quan tỉnh Nghệ An, cũng như một số trang của đảng bộ cấp địa phương, đã đăng tải bài viết nhan đề Đừng thấy Sóng cả mà ngã niềm tin! hé lộ nguyên nhân khiến ông Thưởng rời chính trường.

Cụ thể, trang này viết như sau:

"Các báo cáo của Trung ương và đơn của đồng chí Võ Văn Thưởng nêu rõ, thời gian đồng chí Võ Văn Thưởng làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã không kiểm soát chặt chẽ, để cán bộ dưới quyền vi phạm pháp luật, để một doanh nghiệp mượn danh đảm nhận nhiều dự án, can thiệp công tác cán bộ, làm mất lòng tin trong Nhân dân."

Dù trang này không nêu đích danh tập đoàn nào nhưng kết luận điều tra vụ án Phúc Sơn cho thấy tại Quảng Ngãi, Tập đoàn Phúc Sơn đã trúng thầu và thực hiện nhiều dự án lớn, tiêu biểu như: dự án đường bờ Nam sông Trà Khúc với tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng (năm 2012), khu đô thị Bàu Giang (3.318 tỷ đồng), khu đô thị công nghiệp Dung Quất (2.000 tỷ đồng) và dự án nhà máy nước Quảng Ngãi (540 tỷ đồng).

Bên cạnh đó, vào năm 2017, Công ty CP Hoàng Thịnh Đạt - một thành viên của Tập đoàn Phúc Sơn - đã chi 145 tỷ đồng để thâu tóm Công ty CP Cấp thoát nước và Xây dựng Quảng Ngãi. Hoàng Thịnh Đạt đang nắm giữ 72,55% vốn điều lệ tại công ty này, trong khi UBND tỉnh Quảng Ngãi giữ 23,36%; phần còn lại thuộc về các cổ đông khác.

Như vậy, có thể thấy "một doanh nghiệp mượn danh đảm nhận nhiều dự án" khả năng cao là Tập đoàn Phúc Sơn.

Vào tháng 11/2024, Bộ Chính trị đã có tiếp thông báo về trường hợp ông Võ Văn Thưởng. Cụ thể, ông Võ Văn Thưởng trong thời gian giữ cương vị ủy viên Trung ương Đảng, bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi nhiệm kỳ 2010-2015, ủy viên Bộ Chính trị, trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, thường trực Ban Bí thư, chủ tịch nước đã vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, ông Thưởng chưa bị xử lý kỷ luật vì "đang điều trị bệnh".

Có thể thấy, theo kết luận của Bộ Chính trị, vi phạm của ông Thưởng xảy ra trong một thời gian dài, bao gồm thời gian ông đã vào Tứ Trụ.

Play video, "Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng từ chức", Thời lượng 6,46


https://vod-dash-ww-live.akamaized.net/usp/auth/vod/piff_abr_full_hd/3465a8-p0hkv45f/vf_p0hkv45f_adc00c45-f127-43ea-bdb3-0743d9144204.ism/pc_hd_abr_v2_dash_master.mpd?__gda__=1749626696_d4 8787d12deb0bfd208d9530888f3d2a&selected_id=video=2 81000

Chụp lại video,Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng từ chức

Bên cạnh "một doanh nghiệp mượn danh đảm nhận nhiều dự án", một ẩn số khác là "lãnh đạo cấp trên".

Ông Đặng Trung Hoành, cựu Chánh Văn phòng Huyện ủy Mang Thít và là người duy nhất ở tỉnh Vĩnh Long bị bắt trong vụ án Phúc Sơn, bị truy tố về tội "lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi" khi nhận 75,6 tỷ đồng từ ông Nguyễn Văn Hậu.

Tội danh này nghĩa là người bị truy tố - tức ông Hoành - không có chức vụ, quyền hạn tương xứng nhưng có quan hệ với người có chức vụ rồi tác động lên người này.

Bởi lẽ, với chức vụ trên thực tế của ông Hoành thì chưa chắc ông Hậu lại chịu đưa một số tiền lớn như vậy. Cáo trạng ghi rõ ông Hoành đã gợi ý ông Hậu chi cho mình số tiền 700 triệu vì đã giúp báo cáo "công sức đóng góp" của Hậu với "lãnh đạo cấp trên".

Theo cáo trạng, trong một lần "lãnh đạo cấp trên" về làm việc với Huyện ủy Mang Thít (Vĩnh Long) vào năm 2017, ông Hậu đã có dịp gặp mặt và đề xuất hỗ trợ kinh phí cho địa phương với danh nghĩa cá nhân nhằm giúp tháo gỡ khó khăn về hạ tầng nông thôn và an sinh xã hội.

Ông Hoành, khi đó là phó chánh Văn phòng Huyện ủy, được chọn làm đầu mối vì có mối quan hệ thân thiết với "lãnh đạo cấp trên".

Đổi lại, theo xác định của Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao, từ năm 2017 đến 2024, ông Hoành nhiều lần đề nghị và được ông Hậu chuyển tổng cộng 75,6 tỷ đồng. Trong đó, 27 lần chuyển khoản với tổng số 69,1 tỷ đồng vào tài khoản cá nhân ông Hoành, và hai lần giao trực tiếp cho Huyện ủy Mang Thít số tiền 6,5 tỷ đồng.

Cần lưu ý, theo kết luận điều tra và cáo trạng, Tập đoàn Phúc Sơn của ông Nguyễn Văn Hậu bị phát hiện có sai phạm trong đấu thầu các dự án tại Quảng Ngãi, Vĩnh Phúc và Phú Thọ, nhưng không có dự án ở Vĩnh Long.

Hơn nữa, việc ông Hoành nhận tiền từ ông Hậu bị quy tội "lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi" chứ không phải "nhận hối lộ" như những lãnh đạo, quan chức ở các tỉnh Quảng Ngãi, Vĩnh Phúc, Phú Thọ.

Điều này cho thấy số tiền ông Hậu chi cho ông Đặng Trung Hoành không nhằm mục đích hối lộ trúng thầu mà để lấy lòng một "lãnh đạo cấp trên".



BBC