giahamdzui
06-14-2025, 01:17 AM
Vào rừng hái nấm ở Đà Lạt, nhiều người ăn phải nấm độc
LÂM ĐỒNG, Việt Nam (NV) – Nhà chức trách thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, xác nhận từ đầu tháng trước đến nay có ít nhất 13 ca nhập viện do ăn phải nấm độc trong rừng thông.
Theo báo Tuổi Trẻ hôm 13 Tháng Sáu, cứ vào mùa mưa hằng năm, rừng thông Đà Lạt lại rộ lên “lộc trời,” tức nấm rừng.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2025/06/VN-An-nam-doc-Da-Lat-1.jpg
Không dễ phân biệt nấm ăn được và nấm độc trong rừng thông ở thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. (Hình: Tuổi Trẻ)
Nhiều người dân địa phương, kể cả du khách đi theo tour, cùng đổ vào rừng hái nấm.
Trên mạng xã hội xuất hiện nhiều tour kéo dài vài giờ, kêu gọi du khách đi theo “chuyên gia” vào rừng hái nấm và “thưởng thức tại chỗ.”
Cùng lúc, các ca ngộ độc thực phẩm do ăn nhầm nấm độc liên tiếp xảy ra.
Thậm chí có những trường hợp cả gia đình đều đi cấp cứu tại bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Lâm Đồng ở Đà Lạt sau bữa cơm với món nấm “đặc sản.”
Ông LVM, ở huyện Đức Trọng, kể trong lúc đang nằm viện: “Mỗi mùa mưa tôi đều hái nấm trứng gà, gan bò, kaki… ăn quen rồi. Vậy mà lần này ăn xong vài giờ thì đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy liên tục. Cả nhà cùng ăn nhưng chỉ mình tôi trúng độc, chắc do tôi ăn nhiều loại nấm hơn.”
Đà Lạt và vùng phụ cận được cho là có 300 loài nấm mọc trong rừng thông.
Trong số đó, theo ông Trương Bình Nguyên, giảng viên Khoa Sinh Học, Trường Đại Học Đà Lạt, có ít nhất 50 loài thuộc chi Amanita – nhóm nấm có chứa độc tố thần kinh nguy hiểm.
“Loại nấm mọi người thường gọi là nấm trứng gà có hình dáng rất giống với một số loài Amanita cực độc. Thậm chí có lần tôi thấy đoạn video du khách khoe hái được nấm quý tùng nhung và ăn ngay tại rừng, nhưng thật ra họ ăn phải một loài nấm thuộc chi Amanita. Rất may chưa bị sao,” ông Nguyên nói.
Cũng theo ông này, một số loài nấm độc có hình dạng giống nấm mối, nếu không đào kỹ phần rễ thì rất dễ nhầm lẫn là ăn được.
“Việc nhìn bằng mắt thường không thể giúp phân biệt tính độc-lành trong môi trường có hệ nấm đa dạng như Đà Lạt,” ông Nguyên nhấn mạnh.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2025/06/VN-An-nam-doc-Da-Lat-2.jpg
Một người hái nấm tra cứu tài liệu ngay tại rừng. (Hình: Tuổi Trẻ)
Một lời khuyên hữu ích khác là nếu chưa chắc chắn 100% là nấm ăn được thì “tuyệt đối không dùng làm thực phẩm vì nguy cơ ngộ độc rất cao.”
Bác Sĩ Cao Thị Hồng Mai, bệnh viện Đa Khoa Lâm Đồng, cho biết đa số bệnh nhân hồi phục sau vài ngày điều trị tích cực, tuy nhiên cũng có ca phải chuyển viện về Sài Gòn do diễn tiến nặng.
Nữ bác sĩ khuyến cáo: “Triệu chứng ngộ độc do ăn nấm có thể xuất hiện 30 phút đến vài giờ sau khi ăn, diễn tiến âm thầm nhưng có thể gây tổn thương gan, thận, thậm chí thiệt mạng nếu không xử lý kịp thời.” (N.H.K)
LÂM ĐỒNG, Việt Nam (NV) – Nhà chức trách thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, xác nhận từ đầu tháng trước đến nay có ít nhất 13 ca nhập viện do ăn phải nấm độc trong rừng thông.
Theo báo Tuổi Trẻ hôm 13 Tháng Sáu, cứ vào mùa mưa hằng năm, rừng thông Đà Lạt lại rộ lên “lộc trời,” tức nấm rừng.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2025/06/VN-An-nam-doc-Da-Lat-1.jpg
Không dễ phân biệt nấm ăn được và nấm độc trong rừng thông ở thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. (Hình: Tuổi Trẻ)
Nhiều người dân địa phương, kể cả du khách đi theo tour, cùng đổ vào rừng hái nấm.
Trên mạng xã hội xuất hiện nhiều tour kéo dài vài giờ, kêu gọi du khách đi theo “chuyên gia” vào rừng hái nấm và “thưởng thức tại chỗ.”
Cùng lúc, các ca ngộ độc thực phẩm do ăn nhầm nấm độc liên tiếp xảy ra.
Thậm chí có những trường hợp cả gia đình đều đi cấp cứu tại bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Lâm Đồng ở Đà Lạt sau bữa cơm với món nấm “đặc sản.”
Ông LVM, ở huyện Đức Trọng, kể trong lúc đang nằm viện: “Mỗi mùa mưa tôi đều hái nấm trứng gà, gan bò, kaki… ăn quen rồi. Vậy mà lần này ăn xong vài giờ thì đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy liên tục. Cả nhà cùng ăn nhưng chỉ mình tôi trúng độc, chắc do tôi ăn nhiều loại nấm hơn.”
Đà Lạt và vùng phụ cận được cho là có 300 loài nấm mọc trong rừng thông.
Trong số đó, theo ông Trương Bình Nguyên, giảng viên Khoa Sinh Học, Trường Đại Học Đà Lạt, có ít nhất 50 loài thuộc chi Amanita – nhóm nấm có chứa độc tố thần kinh nguy hiểm.
“Loại nấm mọi người thường gọi là nấm trứng gà có hình dáng rất giống với một số loài Amanita cực độc. Thậm chí có lần tôi thấy đoạn video du khách khoe hái được nấm quý tùng nhung và ăn ngay tại rừng, nhưng thật ra họ ăn phải một loài nấm thuộc chi Amanita. Rất may chưa bị sao,” ông Nguyên nói.
Cũng theo ông này, một số loài nấm độc có hình dạng giống nấm mối, nếu không đào kỹ phần rễ thì rất dễ nhầm lẫn là ăn được.
“Việc nhìn bằng mắt thường không thể giúp phân biệt tính độc-lành trong môi trường có hệ nấm đa dạng như Đà Lạt,” ông Nguyên nhấn mạnh.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2025/06/VN-An-nam-doc-Da-Lat-2.jpg
Một người hái nấm tra cứu tài liệu ngay tại rừng. (Hình: Tuổi Trẻ)
Một lời khuyên hữu ích khác là nếu chưa chắc chắn 100% là nấm ăn được thì “tuyệt đối không dùng làm thực phẩm vì nguy cơ ngộ độc rất cao.”
Bác Sĩ Cao Thị Hồng Mai, bệnh viện Đa Khoa Lâm Đồng, cho biết đa số bệnh nhân hồi phục sau vài ngày điều trị tích cực, tuy nhiên cũng có ca phải chuyển viện về Sài Gòn do diễn tiến nặng.
Nữ bác sĩ khuyến cáo: “Triệu chứng ngộ độc do ăn nấm có thể xuất hiện 30 phút đến vài giờ sau khi ăn, diễn tiến âm thầm nhưng có thể gây tổn thương gan, thận, thậm chí thiệt mạng nếu không xử lý kịp thời.” (N.H.K)