duyanh
06-20-2025, 12:50 PM
Từ 1 tháng 7 hàng “xách tay” bán không hóa đơn sẽ bị siết thuế
https://eadn-wc04-9642573.nxedge.io/wp-content/uploads/2025/06/hang-xach-tay-696x522.jpg
Từ lâu, hàng “xách tay” – tức hàng nhập từ nước ngoài thông qua người quen, Việt kiều hay các thương nhân cá nhân – vẫn được ưa chuộng tại Việt Nam, đặc biệt với các mặt hàng như sữa, thực phẩm bổ sung, mỹ phẩm, quần áo… do được xem là có phẩm chất tốt và uy tín hơn hàng nội địa. Tuy nhiên, chính sách thuế mới sắp có hiệu lực đang khiến giới bán hàng “xách tay” lâm vào tình cảnh bối rối.
Theo báo Người Lao Động, từ ngày 1 Tháng Bảy, 2025, Nghị định 70 quy định các hộ kinh doanh, cá nhân bán lẻ – bao gồm cả bán hàng “xách tay” – nếu có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên (tức khoảng 38,000 USD) sẽ bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, và phải kết nối trực tiếp với cơ quan thuế.
Quy định này khiến không ít người bán hàng nhỏ lẻ, vốn không có hóa đơn gốc từ phía nước ngoài, lúng túng. Nhiều người chỉ đơn giản là gom hàng qua người thân, nhờ gửi về bằng đường bay quốc tế, hoặc mang về trong những chuyến du lịch, mà không có hóa đơn hợp pháp nào từ phía nhà sản xuất hay nhà phân phối.
Trả lời báo Công Thương, đại diện Cục Thuế cho biết người bán hàng “xách tay” trong nước có thể thay thế hóa đơn đầu vào bằng các bảng kê, chứng từ giao dịch, thanh toán để chứng minh nguồn gốc hàng hóa. Tuy nhiên, không có hướng dẫn cụ thể nào về việc bảng kê như thế nào là hợp lệ, khiến không ít người bán rơi vào tình huống mơ hồ về tính pháp lý.
Về mặt pháp lý, theo quy định hiện hành, mỗi cá nhân khi nhập cảnh vào Việt Nam được mang theo hàng hóa với tổng trị giá miễn thuế không quá 10 triệu đồng (khoảng $383 USD). Nếu vượt định mức, phần hàng hóa dư ra phải nộp thuế nhập khẩu. Nhưng trên thực tế, việc “chia nhỏ” hàng hóa để lách luật diễn ra rất phổ biến, khó kiểm soát. Đây chính là kẽ hở khiến hàng “xách tay” vẫn có thể vào Việt Nam dễ dàng mà không bị đánh thuế đầy đủ.
Nắm bắt nhu cầu lớn từ người tiêu dùng Việt, nhiều người bán lẻ đã thiết lập các cửa hàng online, fanpage, thậm chí cả website riêng để bán hàng “xách tay”. Một số người còn chạy quảng cáo rầm rộ, tuyển cộng tác viên, hoặc nhận đặt hàng theo “order”. Tuy nhiên, việc chính thức kết nối doanh thu bán hàng với cơ quan thuế sẽ khiến hoạt động này khó giữ tính “phi chính thức” như trước đây.
Một số tiểu thương lo ngại nếu buộc phải chứng minh nguồn gốc, hàng “xách tay” sẽ bị gạt khỏi kênh phân phối vì khó cạnh tranh với hàng nhập chính ngạch – vốn có hóa đơn đầy đủ, nhưng thường đắt đỏ hơn.
Đất Việt
https://eadn-wc04-9642573.nxedge.io/wp-content/uploads/2025/06/hang-xach-tay-696x522.jpg
Từ lâu, hàng “xách tay” – tức hàng nhập từ nước ngoài thông qua người quen, Việt kiều hay các thương nhân cá nhân – vẫn được ưa chuộng tại Việt Nam, đặc biệt với các mặt hàng như sữa, thực phẩm bổ sung, mỹ phẩm, quần áo… do được xem là có phẩm chất tốt và uy tín hơn hàng nội địa. Tuy nhiên, chính sách thuế mới sắp có hiệu lực đang khiến giới bán hàng “xách tay” lâm vào tình cảnh bối rối.
Theo báo Người Lao Động, từ ngày 1 Tháng Bảy, 2025, Nghị định 70 quy định các hộ kinh doanh, cá nhân bán lẻ – bao gồm cả bán hàng “xách tay” – nếu có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên (tức khoảng 38,000 USD) sẽ bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, và phải kết nối trực tiếp với cơ quan thuế.
Quy định này khiến không ít người bán hàng nhỏ lẻ, vốn không có hóa đơn gốc từ phía nước ngoài, lúng túng. Nhiều người chỉ đơn giản là gom hàng qua người thân, nhờ gửi về bằng đường bay quốc tế, hoặc mang về trong những chuyến du lịch, mà không có hóa đơn hợp pháp nào từ phía nhà sản xuất hay nhà phân phối.
Trả lời báo Công Thương, đại diện Cục Thuế cho biết người bán hàng “xách tay” trong nước có thể thay thế hóa đơn đầu vào bằng các bảng kê, chứng từ giao dịch, thanh toán để chứng minh nguồn gốc hàng hóa. Tuy nhiên, không có hướng dẫn cụ thể nào về việc bảng kê như thế nào là hợp lệ, khiến không ít người bán rơi vào tình huống mơ hồ về tính pháp lý.
Về mặt pháp lý, theo quy định hiện hành, mỗi cá nhân khi nhập cảnh vào Việt Nam được mang theo hàng hóa với tổng trị giá miễn thuế không quá 10 triệu đồng (khoảng $383 USD). Nếu vượt định mức, phần hàng hóa dư ra phải nộp thuế nhập khẩu. Nhưng trên thực tế, việc “chia nhỏ” hàng hóa để lách luật diễn ra rất phổ biến, khó kiểm soát. Đây chính là kẽ hở khiến hàng “xách tay” vẫn có thể vào Việt Nam dễ dàng mà không bị đánh thuế đầy đủ.
Nắm bắt nhu cầu lớn từ người tiêu dùng Việt, nhiều người bán lẻ đã thiết lập các cửa hàng online, fanpage, thậm chí cả website riêng để bán hàng “xách tay”. Một số người còn chạy quảng cáo rầm rộ, tuyển cộng tác viên, hoặc nhận đặt hàng theo “order”. Tuy nhiên, việc chính thức kết nối doanh thu bán hàng với cơ quan thuế sẽ khiến hoạt động này khó giữ tính “phi chính thức” như trước đây.
Một số tiểu thương lo ngại nếu buộc phải chứng minh nguồn gốc, hàng “xách tay” sẽ bị gạt khỏi kênh phân phối vì khó cạnh tranh với hàng nhập chính ngạch – vốn có hóa đơn đầy đủ, nhưng thường đắt đỏ hơn.
Đất Việt