giavui
06-23-2025, 09:53 PM
Người bị lấy đất ‘được’ đi xuất khẩu lao động, là ‘ưu tiên’ dữ chưa?
Người bị thu hồi đất được đưa vào nhóm người ưu tiên hỗ trợ đi xuất khẩu lao động theo hợp đồng, điều luật mới này vừa được Quốc Hội CSVN thông qua.
Vào ngày 20 Tháng Sáu, truyền thông trong nước loan tin Quốc Hội đã thông qua Luật Việc Làm sửa đổi, trong đó có nội dung quy định người bị thu hồi đất sẽ được hỗ trợ xuất khẩu lao động.
Như vậy, người có đất bị thu hồi sẽ được hỗ trợ để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tương tự như các nhóm ưu tiên khác từ trước đến nay, như: người có công cách mạng hoặc thân nhân của người có công cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình dự án phát triển kinh tế-xã hội và trí thức trẻ tình nguyện sau khi hoàn thành nhiệm vụ công tác tại Khu kinh tế-quốc phòng.
Những “nhóm ưu tiên” trên còn được đào tạo hướng nghiệp, kỹ năng nghề và ngoại ngữ; chi phí liên quan như khám sức khỏe, giấy tờ, đi lại…
Theo định nghĩa, “người bị thu hồi đất” có thể là cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất hợp pháp hoặc được công nhận quyền sử dụng đất, nhưng bị nhà cầm quyền ra quyết định thu hồi để phục vụ cho mục đích an ninh, quốc phòng, kinh tế, xã hội…
Người mất đất thường gắn bó lâu đời với nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ. Việc chuyển đổi nghề nghiệp tại chỗ như dạy nghề, hỗ trợ kinh doanh, phát triển hạ tầng sản xuất… hiếm khi được triển khai hiệu quả. Ở nhiều nơi, dự án treo, đất bỏ hoang, dân mất đất thì thất nghiệp, còn những dự án về khu công nghiệp, khu dân cư sinh thái, công trình phục vụ dân sinh, quốc phòng nằm treo hàng chục năm hoặc chuyển đổi sang phân lô bán nền. Báo cáo của ban dân nguyện Quốc Hội CSVN vào năm 2022, Việt Nam có hơn 70% các vụ khiếu nại, tố cáo của người dân có liên quan đến vấn đề đất đai.
Điển hình như vụ Đồng Tâm vào năm 2020, vì lý do tranh chấp đất giữa quốc phòng-dân cư, có tới 3,000 công an cùng lực lượng chức năng Hà Nội tấn công vào thôn Hoành gây ra kết cục bi thương. Hay vào năm 2012, gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng-Hải Phòng bị nhà cầm quyền địa phương cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật, gây chấn động dư luận.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2025/06/Vu-an-Dong-Tam-NLD.jpg
Nhiều người bị lấy đất, còn mất mạng và bị tù tội trong vụ án Đồng Tâm. (Hình minh họa: báo NLĐ)
Từ hai vụ việc cho thấy, người dân bị mất tất cả và thậm chí bị đẩy vào đường cùng tù tội, còn nhà cầm quyền áp dụng chương trình xuất khẩu lao động để giải quyết “hậu quả” là phản cảm và bất công.
Theo cách diễn giải của nhà cầm quyền CSVN, để hỗ trợ người bị thu hồi đất tái hòa nhập thị trường lao động, sau khi mất đất sản xuất và kinh doanh, Nhà Nước mở thêm con đường là xuất khẩu lao động theo hợp đồng, nhằm cung cấp cơ hội nghề nghiệp ổn định và có thu nhập tốt hơn.
Dư luận đặt câu hỏi, tại sao không tạo điều kiện cho người dân bám đất, sống và làm ăn trên chính mảnh đất quê hương mà lại đưa ra giải pháp cho đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài? Đặt trường hợp người dân bị thu hồi hoặc cưỡng chế đất oan sai thì sao? Thực tế ở Việt Nam hiện nay cho thấy, có rất nhiều trường hợp nhà cầm quyền đền bù tiền thu hồi đất của người dân không thỏa đáng, cưỡng chế đất khi người dân còn khiếu nại và khiếu kiện dẫn đến việc người dân bị mất sinh kế. Trong khi đó, những khu đất bị lấy thường rơi vào tay doanh nghiệp bất động sản, làm sân golf, xây dựng khu nghỉ dưỡng… Người bị cưỡng chế không được phục hồi danh dự hay bồi thường đúng mức, nay lại bị đẩy đi lao động nước ngoài để sinh tồn?
Thay vì khắc phục oan sai, đáp ứng nhu cầu định cư tại chổ cho người dân, nhà cầm quyền CSVN lại đẩy dân đi nơi khác là cách trốn tránh trách nhiệm, tỏ vẻ nhân đạo nhưng không bảo đảm quyền công dân, cũng như trái với tinh thần tự nguyện của chủ trương xuất khẩu lao động là điều cần thiết với một bộ phận dân nghèo.
Giá trị thực tế của xuất khẩu lao động là giúp hộ dân nghèo cải thiện đời sống, gửi ngoại tệ về xây dựng quê hương đất nước và giảm áp lực giải quyết việc làm trong nước. Gía trị tốt đẹp này nếu bị nhà cầm quyền lạm dụng biến thành công cụ để phục vụ cho ý đồ chính trị không minh bạch thì sẽ khiến người dân mất niềm tin vào pháp luật, đẩy người dân vào chỗ buộc phải chấp nhận xuất khẩu lao động, không còn tâm trí đi đòi công lý.
Chưa kể xuất khẩu lao động cũng tiềm ẩn đầy những nguy hiểm, rủi ro. Nhiều lao động ở Việt Nam xuất khẩu sang nước ngoài bị giới chủ bóc lột, bị bắt làm những công việc trá hình nặng nhọc, quyền lợi không được bảo đảm.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2025/06/thu-hoi-dat.jpg
Cộng đồng người Việt ở Angola lo hậu sự cho một lao động Việt Nam chết vì bị chó Pitbull cắn. (Hình minh họa: CAND)
Nhà cầm quyền vi phạm nhiều quyền sống và quyền con người của người dân, khi thu hồi đất trái pháp luật, không công khai quy hoạch, ép giá đền bù rẻ mạt, cưỡng chế khi khiếu kiện chưa được giải quyết, thay đổi mục đích sử dụng đất vì lợi ích nhóm,…
Đất đai là tài sản kinh tế, là cội nguồn văn hóa, lịch sử và dân tộc. Mất đất không chỉ là mất miếng ăn, mà còn mất cả nơi chôn nhau cắt rốn, mất cả cái để lại cho thế hệ sau.
Người Việt
Người bị thu hồi đất được đưa vào nhóm người ưu tiên hỗ trợ đi xuất khẩu lao động theo hợp đồng, điều luật mới này vừa được Quốc Hội CSVN thông qua.
Vào ngày 20 Tháng Sáu, truyền thông trong nước loan tin Quốc Hội đã thông qua Luật Việc Làm sửa đổi, trong đó có nội dung quy định người bị thu hồi đất sẽ được hỗ trợ xuất khẩu lao động.
Như vậy, người có đất bị thu hồi sẽ được hỗ trợ để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tương tự như các nhóm ưu tiên khác từ trước đến nay, như: người có công cách mạng hoặc thân nhân của người có công cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình dự án phát triển kinh tế-xã hội và trí thức trẻ tình nguyện sau khi hoàn thành nhiệm vụ công tác tại Khu kinh tế-quốc phòng.
Những “nhóm ưu tiên” trên còn được đào tạo hướng nghiệp, kỹ năng nghề và ngoại ngữ; chi phí liên quan như khám sức khỏe, giấy tờ, đi lại…
Theo định nghĩa, “người bị thu hồi đất” có thể là cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất hợp pháp hoặc được công nhận quyền sử dụng đất, nhưng bị nhà cầm quyền ra quyết định thu hồi để phục vụ cho mục đích an ninh, quốc phòng, kinh tế, xã hội…
Người mất đất thường gắn bó lâu đời với nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ. Việc chuyển đổi nghề nghiệp tại chỗ như dạy nghề, hỗ trợ kinh doanh, phát triển hạ tầng sản xuất… hiếm khi được triển khai hiệu quả. Ở nhiều nơi, dự án treo, đất bỏ hoang, dân mất đất thì thất nghiệp, còn những dự án về khu công nghiệp, khu dân cư sinh thái, công trình phục vụ dân sinh, quốc phòng nằm treo hàng chục năm hoặc chuyển đổi sang phân lô bán nền. Báo cáo của ban dân nguyện Quốc Hội CSVN vào năm 2022, Việt Nam có hơn 70% các vụ khiếu nại, tố cáo của người dân có liên quan đến vấn đề đất đai.
Điển hình như vụ Đồng Tâm vào năm 2020, vì lý do tranh chấp đất giữa quốc phòng-dân cư, có tới 3,000 công an cùng lực lượng chức năng Hà Nội tấn công vào thôn Hoành gây ra kết cục bi thương. Hay vào năm 2012, gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng-Hải Phòng bị nhà cầm quyền địa phương cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật, gây chấn động dư luận.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2025/06/Vu-an-Dong-Tam-NLD.jpg
Nhiều người bị lấy đất, còn mất mạng và bị tù tội trong vụ án Đồng Tâm. (Hình minh họa: báo NLĐ)
Từ hai vụ việc cho thấy, người dân bị mất tất cả và thậm chí bị đẩy vào đường cùng tù tội, còn nhà cầm quyền áp dụng chương trình xuất khẩu lao động để giải quyết “hậu quả” là phản cảm và bất công.
Theo cách diễn giải của nhà cầm quyền CSVN, để hỗ trợ người bị thu hồi đất tái hòa nhập thị trường lao động, sau khi mất đất sản xuất và kinh doanh, Nhà Nước mở thêm con đường là xuất khẩu lao động theo hợp đồng, nhằm cung cấp cơ hội nghề nghiệp ổn định và có thu nhập tốt hơn.
Dư luận đặt câu hỏi, tại sao không tạo điều kiện cho người dân bám đất, sống và làm ăn trên chính mảnh đất quê hương mà lại đưa ra giải pháp cho đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài? Đặt trường hợp người dân bị thu hồi hoặc cưỡng chế đất oan sai thì sao? Thực tế ở Việt Nam hiện nay cho thấy, có rất nhiều trường hợp nhà cầm quyền đền bù tiền thu hồi đất của người dân không thỏa đáng, cưỡng chế đất khi người dân còn khiếu nại và khiếu kiện dẫn đến việc người dân bị mất sinh kế. Trong khi đó, những khu đất bị lấy thường rơi vào tay doanh nghiệp bất động sản, làm sân golf, xây dựng khu nghỉ dưỡng… Người bị cưỡng chế không được phục hồi danh dự hay bồi thường đúng mức, nay lại bị đẩy đi lao động nước ngoài để sinh tồn?
Thay vì khắc phục oan sai, đáp ứng nhu cầu định cư tại chổ cho người dân, nhà cầm quyền CSVN lại đẩy dân đi nơi khác là cách trốn tránh trách nhiệm, tỏ vẻ nhân đạo nhưng không bảo đảm quyền công dân, cũng như trái với tinh thần tự nguyện của chủ trương xuất khẩu lao động là điều cần thiết với một bộ phận dân nghèo.
Giá trị thực tế của xuất khẩu lao động là giúp hộ dân nghèo cải thiện đời sống, gửi ngoại tệ về xây dựng quê hương đất nước và giảm áp lực giải quyết việc làm trong nước. Gía trị tốt đẹp này nếu bị nhà cầm quyền lạm dụng biến thành công cụ để phục vụ cho ý đồ chính trị không minh bạch thì sẽ khiến người dân mất niềm tin vào pháp luật, đẩy người dân vào chỗ buộc phải chấp nhận xuất khẩu lao động, không còn tâm trí đi đòi công lý.
Chưa kể xuất khẩu lao động cũng tiềm ẩn đầy những nguy hiểm, rủi ro. Nhiều lao động ở Việt Nam xuất khẩu sang nước ngoài bị giới chủ bóc lột, bị bắt làm những công việc trá hình nặng nhọc, quyền lợi không được bảo đảm.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2025/06/thu-hoi-dat.jpg
Cộng đồng người Việt ở Angola lo hậu sự cho một lao động Việt Nam chết vì bị chó Pitbull cắn. (Hình minh họa: CAND)
Nhà cầm quyền vi phạm nhiều quyền sống và quyền con người của người dân, khi thu hồi đất trái pháp luật, không công khai quy hoạch, ép giá đền bù rẻ mạt, cưỡng chế khi khiếu kiện chưa được giải quyết, thay đổi mục đích sử dụng đất vì lợi ích nhóm,…
Đất đai là tài sản kinh tế, là cội nguồn văn hóa, lịch sử và dân tộc. Mất đất không chỉ là mất miếng ăn, mà còn mất cả nơi chôn nhau cắt rốn, mất cả cái để lại cho thế hệ sau.
Người Việt