duyanh
06-26-2025, 01:17 PM
Hàng Loạt Vụ Vứt Bỏ Thuốc, Mỹ Phẩm, Thực Phẩm Gây Lo Ngại Trên Diện Rộng
https://eadn-wc04-9642573.nxedge.io/wp-content/uploads/2025/06/my-pham-gia-2-696x466.jpg
Việt Nam đang chứng kiến một hiện tượng đáng báo động: hàng loạt sản phẩm như thuốc tân dược, thực phẩm bổ sung, mỹ phẩm, bánh kẹo – thậm chí còn nguyên tem nhãn hoặc chưa hết hạn sử dụng – bị vứt bỏ ngổn ngang tại các bãi đất trống, khu dân cư và ven đường ở nhiều tỉnh thành. Đây không chỉ là dấu hiệu của sự quản lý lỏng lẻo, mà còn đe dọa trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng.Trái cây Việt Nam
Theo ghi nhận của báo Dân Việt ngày 24 Tháng Sáu, từ Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Bắc Giang đến Quảng Ninh và Đà Nẵng, đâu đâu cũng xuất hiện cảnh tượng hàng hóa bị đổ bỏ vô tội vạ: thực phẩm chức năng, nước yến, siro, thuốc tây, mỹ phẩm ngoại in chữ Trung Quốc và Nam Hàn… Những sản phẩm này hoặc đã quá hạn, hoặc không rõ nguồn gốc, hoặc được vứt đi với lý do mập mờ. Trong một số trường hợp, như vụ việc ở huyện Bình Chánh (Sài Gòn), chính chủ hàng là giám đốc công ty thừa nhận tự thuê người đem hàng đi đốt bỏ vì lo ngại bị kiểm tra.
Đáng lo hơn, tại Hà Nội, hàng ngàn thỏi son Black Rouge còn nguyên bao bì, bị đổ đống giữa đường Cienco 5 hôm 21 Tháng Sáu, nhanh chóng bị người dân nhặt sạch chỉ trong vòng nửa giờ. Không ai màng đến nguồn gốc, chất lượng, hay hạn dùng – mà chỉ coi đó như một “cơ hội từ trời rơi xuống.” Tâm lý hớn hở ấy, trong một xã hội thiếu minh bạch thông tin và quản lý lỏng lẻo, rất dễ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu sản phẩm bị kẻ gian tuồn ra thị trường.
Trường hợp ở Hạ Long hôm 18 Tháng Sáu cũng cho thấy sự dễ dãi đáng sợ. Hơn 13 xe hàng thực phẩm bổ sung, trong đó có đông trùng hạ thảo, vitamin, yến sào… bị phát hiện tại bãi rác dân cư, phần lớn đã quá hạn. Ai chịu trách nhiệm cho khối lượng lớn hàng hóa như vậy bị thải loại ra môi trường?
Bộ Y Tế Cộng Sản Việt Nam, qua lời ông Tạ Mạnh Hùng – phó cục trưởng Cục Quản Lý Dược – chỉ nhắc lại thông tư 03/2020 về quy trình tiêu hủy thuốc, trong đó yêu cầu phải có hội đồng giám sát, lập biên bản, và tuân thủ quy trình môi trường. Thế nhưng, từ văn bản đến thực tế dường như là một khoảng cách mù mờ.
Vấn đề không chỉ nằm ở khâu tiêu hủy. Câu hỏi lớn hơn là: Vì sao lượng hàng hóa lớn như vậy lại phải bị vứt bỏ? Ai giám sát nguồn gốc, hạn dùng, và liệu có ai cố tình tuồn hàng kém phẩm chất, hàng giả ra thị trường rồi “dọn rác” để xóa dấu vết? Những câu hỏi ấy đến nay vẫn chưa có lời giải.Trái cây Việt Nam
Không thể chỉ ngồi chờ “làm rõ nguyên nhân,” khi từng ngày có thể có hàng trăm người dân lượm lại những món hàng không kiểm soát để sử dụng, hoặc đem bán lại như hàng xịn. Và trong một xã hội mà niềm tin vào hàng hóa bị lung lay từ gốc, đó chính là mầm mống cho một cuộc khủng hoảng y tế tiềm ẩn – nhưng hoàn toàn có thể ngăn chặn, nếu Nhà Cầm Quyền Cộng Sản Việt Nam thật sự muốn hành động chứ không chỉ đưa ra những tuyên bố chung chung.
Đất Việt
https://eadn-wc04-9642573.nxedge.io/wp-content/uploads/2025/06/my-pham-gia-2-696x466.jpg
Việt Nam đang chứng kiến một hiện tượng đáng báo động: hàng loạt sản phẩm như thuốc tân dược, thực phẩm bổ sung, mỹ phẩm, bánh kẹo – thậm chí còn nguyên tem nhãn hoặc chưa hết hạn sử dụng – bị vứt bỏ ngổn ngang tại các bãi đất trống, khu dân cư và ven đường ở nhiều tỉnh thành. Đây không chỉ là dấu hiệu của sự quản lý lỏng lẻo, mà còn đe dọa trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng.Trái cây Việt Nam
Theo ghi nhận của báo Dân Việt ngày 24 Tháng Sáu, từ Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Bắc Giang đến Quảng Ninh và Đà Nẵng, đâu đâu cũng xuất hiện cảnh tượng hàng hóa bị đổ bỏ vô tội vạ: thực phẩm chức năng, nước yến, siro, thuốc tây, mỹ phẩm ngoại in chữ Trung Quốc và Nam Hàn… Những sản phẩm này hoặc đã quá hạn, hoặc không rõ nguồn gốc, hoặc được vứt đi với lý do mập mờ. Trong một số trường hợp, như vụ việc ở huyện Bình Chánh (Sài Gòn), chính chủ hàng là giám đốc công ty thừa nhận tự thuê người đem hàng đi đốt bỏ vì lo ngại bị kiểm tra.
Đáng lo hơn, tại Hà Nội, hàng ngàn thỏi son Black Rouge còn nguyên bao bì, bị đổ đống giữa đường Cienco 5 hôm 21 Tháng Sáu, nhanh chóng bị người dân nhặt sạch chỉ trong vòng nửa giờ. Không ai màng đến nguồn gốc, chất lượng, hay hạn dùng – mà chỉ coi đó như một “cơ hội từ trời rơi xuống.” Tâm lý hớn hở ấy, trong một xã hội thiếu minh bạch thông tin và quản lý lỏng lẻo, rất dễ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu sản phẩm bị kẻ gian tuồn ra thị trường.
Trường hợp ở Hạ Long hôm 18 Tháng Sáu cũng cho thấy sự dễ dãi đáng sợ. Hơn 13 xe hàng thực phẩm bổ sung, trong đó có đông trùng hạ thảo, vitamin, yến sào… bị phát hiện tại bãi rác dân cư, phần lớn đã quá hạn. Ai chịu trách nhiệm cho khối lượng lớn hàng hóa như vậy bị thải loại ra môi trường?
Bộ Y Tế Cộng Sản Việt Nam, qua lời ông Tạ Mạnh Hùng – phó cục trưởng Cục Quản Lý Dược – chỉ nhắc lại thông tư 03/2020 về quy trình tiêu hủy thuốc, trong đó yêu cầu phải có hội đồng giám sát, lập biên bản, và tuân thủ quy trình môi trường. Thế nhưng, từ văn bản đến thực tế dường như là một khoảng cách mù mờ.
Vấn đề không chỉ nằm ở khâu tiêu hủy. Câu hỏi lớn hơn là: Vì sao lượng hàng hóa lớn như vậy lại phải bị vứt bỏ? Ai giám sát nguồn gốc, hạn dùng, và liệu có ai cố tình tuồn hàng kém phẩm chất, hàng giả ra thị trường rồi “dọn rác” để xóa dấu vết? Những câu hỏi ấy đến nay vẫn chưa có lời giải.Trái cây Việt Nam
Không thể chỉ ngồi chờ “làm rõ nguyên nhân,” khi từng ngày có thể có hàng trăm người dân lượm lại những món hàng không kiểm soát để sử dụng, hoặc đem bán lại như hàng xịn. Và trong một xã hội mà niềm tin vào hàng hóa bị lung lay từ gốc, đó chính là mầm mống cho một cuộc khủng hoảng y tế tiềm ẩn – nhưng hoàn toàn có thể ngăn chặn, nếu Nhà Cầm Quyền Cộng Sản Việt Nam thật sự muốn hành động chứ không chỉ đưa ra những tuyên bố chung chung.
Đất Việt